Bộ 12 Đề thi Ngữ văn 12 Cánh Diều cuối Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án)
I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Mùa hè năm đó là mùa hè quê ngoại.
Cuối năm lớp chín, tôi học bù đầu, người xanh như tàu lá. Ngày nào mẹ tôi cũng mua bí đỏ về nấu canh cho tôi ăn. Mẹ bảo bí đỏ bổ óc, ăn vào học bài sẽ mau thuộc. Trước nay, tôi vốn thích món này. Bí đỏ nấu với đậu phộng thêm vài cọng rau om, ngon hết biết. Nhưng ngày nào cũng phải buộc ăn món đó, tôi đâm ngán. Hơn nữa, dù dạ dày tôi bấy giờ tuyền một màu đỏ, trí nhớ tôi vẫn chẳng khá lên chút nào. Tôi học trước quên sau, học sau quên trước. Vì vậy tôi phải học gấp đôi những đứa khác.
Tối, tôi thức khuya lơ khuya lắc. Sáng, tôi dậy từ lúc trời còn tờ mờ. Mắt tôi lúc nào cũng đỏ kè. Ba tôi bảo :
- Nhất định đầu thằng Chương bị hở một chỗ nào đó. Chữ nghĩa đổ vô bao nhiêu rớt ra bấy nhiêu. Thế nào sang năm cũng phải hàn lại.
Mẹ tôi khác ba tôi. Mẹ không phải là đàn ông. Mẹ không nỡ bông phèng trước thân hình còm nhom của tôi. Mẹ xích lại gần tôi, đưa tay nắn nắn khớp xương đang lồi ra trên vai tôi, bùi ngùi nói :
- Mày học hành cách sao mà càng ngày mày càng giống con mắm vậy Chương ơi !
Giọng mẹ tôi như một lời than. Tôi mỉm cười trấn an mẹ:
- Mẹ đừng lo! Qua kỳ thi này, con lại mập lên cho mẹ coi!
Không hiểu mẹ có tin lời tôi không mà tôi thấy mắt mẹ rưng rưng. Thấy mẹ buồn, tôi cũng buồn lây. Nhưng tôi chẳng biết cách nào an ủi mẹ. Tôi đành phải nín thở nuốt trọn một tô canh bí đỏ cho mẹ vui lòng.
Dù sao, công của tôi không phải là công cốc. Những ngày thức khuya dậy sớm đã không phản bội lại tôi. Kỳ thi cuối năm, tôi xếp hạng khá cao.
Ba tôi hào hứng thông báo:
- Sang năm ba sẽ mua cho con một chiếc xe đạp.
Mẹ tôi chẳng hứa hẹn gì. Mẹ chỉ “thưởng” tôi một cái cốc trên trán:
- Cha mày! Từ nay lo mà ăn ngủ cho lại sức nghe chưa!
Ba tôi vui. Mẹ tôi vui. Nhưng tôi mới là người vui nhất. Tôi đàng hoàng chia tay với những tô canh bí đỏ mà không sợ mẹ tôi thở dài. Dù sao thì cũng cảm ơn mày, cơn ác mộng của tao, nhưng bây giờ xin tạm biệt nhé! Tôi cúi đầu nói thầm với trái bí cuối cùng đang nằm lăn lóc trong góc bếp trước khi cung tay cốc cho nó một phát.
(Trích Hạ đỏ, Nguyễn Nhật Ánh, Nxb Trẻ, 2019)
Thực hiện yêu cầu:
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định ngôi kể, người kể chuyện trong đoạn trích.
Câu 2. (0,5 điểm) Trong văn bản, chi tiết nào thể hiện lòng quyết tâm, tinh thần hiếu học của nhân vật tôi?
Câu 3. (1,0 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu “Mày học hành cách sao mà càng ngày mày càng giống con mắm vậy Chương ơi !”.
Câu 4. (1,0 điểm) Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy rút ra bài học về lẽ sống cho bản thân.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 12 Đề thi Ngữ văn 12 Cánh Diều cuối Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án)

Bộ 12 Đề thi Ngữ văn 12 Cánh Diều cuối Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com DeThiVan.com Bộ 12 Đề thi Ngữ văn 12 Cánh Diều cuối Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com ĐỀ SỐ 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I BẮC NINH NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn: NGỮ VĂN - Lớp 12 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: [...] Tay em dừng trên vầng trán lo âu Đường tít tắp, không gian như bể Em nhẹ nhàng xoa dịu nỗi đau Anh chờ em cho em vịn bàn tay Và góp nhặt niềm vui từ mọi ngả Trong tay anh, tay của em đây Khi anh vắng bàn tay em biết nhớ Biết lặng lẽ vun trồng gìn giữ Lấy thời gian đan thành áo mong chờ Trời mưa lạnh tay em khép cửa Lấy thời gian em viết những dòng thơ Em phơi mền vá áo cho anh Để thấy được chúng mình không cách trở... Tay cắm hoa, tay để treo tranh Tay thắp sáng ngọn đèn đêm anh đọc Bàn tay em, gia tài bé nhỏ Năm tháng đi qua mái đầu cực nhọc Em trao anh cùng với cuộc đời em. (Trích Bàn tay em, Xuân Quỳnh, Tinh hoa thơ Việt, NXB Hội nhà văn, 2012, tr.253) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra dấu hiệu để xác định thể thơ của đoạn trích trên. Câu 2. Liệt kê những công việc thường nhật của nhân vật trữ tình để vun vén, chăm chút cho hạnh phúc gia đình được thể hiện trong các dòng thơ sau: Trời mưa lạnh tay em khép cửa Em phơi mền vá áo cho anh Tay cắm hoa, tay để treo tranh Tay thắp sáng ngọn đèn đêm anh đọc Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc được sử dụng trong những dòng thơ: Khi anh vắng bàn tay em biết nhớ Lấy thời gian đan thành áo mong chờ Lấy thời gian em viết những dòng thơ Để thấy được chúng mình không cách trở... Câu 4. Nhận xét những ước mơ, khát vọng của nhân vật trữ tình được gửi gắm qua hai dòng thơ cuối. Câu 5. Nêu thông điệp có ý nghĩa nhất đối với anh/chị rút ra từ đoạn trích (trình bày khoảng 5-7 dòng). II. VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình em được thể hiện trong đoạn trích phần Đọc hiểu. Câu 2. (4,0 điểm) DeThiVan.com Bộ 12 Đề thi Ngữ văn 12 Cánh Diều cuối Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về chủ đề: nuôi dưỡng niềm tin trong cuộc sống ở tuổi trẻ hiện nay. DeThiVan.com Bộ 12 Đề thi Ngữ văn 12 Cánh Diều cuối Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) 1 Số chữ trong các dòng thơ không bằng nhau là dấu hiệu của thể thơ tự do. 0,5 Hướng dẫn chấm: HS trả lời đúng nội dung: đạt 0,5 điểm. 2 Những công việc thường nhật của nhân vật trữ tình để vun vén, chăm chút cho hạnh 0,5 phúc gia đình: khép cửa; phơi mền; vá áo; cắm hoa; treo tranh; thắp sáng ngọn đèn đêm anh đọc. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời đúng 02 - 03 công việc: đạt 0,25 điểm. - HS trả lời đúng 04 - 06 công việc: đạt 0,5 điểm. 3 - Biện pháp lặp cấu trúc: Lấy thời gian 1,0 - Tác dụng: tạo nhịp điệu, tăng tính liên kết giữa các dòng thơ; nhấn mạnh nỗi nhớ, niềm tin, khát vọng hạnh phúc của nhân vật trữ tình; thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca trước vẻ đẹp trong tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời đúng nội dung: đạt 1,0 điểm. - HS trả lời đúng 01 tác dụng: đạt 0,25 điểm. - HS có cách diễn đạt tương đương đạt số điểm tối đa. 4 - Ước mơ, khát vọng của nhân vật trữ tình: về tình yêu thủy chung, son sắt, bền lâu; 1,0 niềm tin, khát vọng vào tương lai hạnh phúc. - Nhận xét: ước mơ, khát vọng đời thường, giản dị, thể hiện tình cảm sâu sắc, chân thành của người con gái trong tình yêu. Hướng dẫn chấm: - HS nêu được ước mơ, khát vọng của nhân vật trữ tình như nội dung: đạt 0,5 điểm. - HS nhận xét được ước mơ, khát vọng của nhân vật trữ tình như nội dung: đạt 0,5 điểm. - HS có cách diễn đạt tương đương đạt số điểm tối đa. 5 HS trình bày thông điệp có ý nghĩa nhất, cần phù hợp với nội dung đoạn trích và lí giải 1,0 phù hợp. Gợi ý: thông điệp về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ; về sự chân thành, sâu sắc trong tình yêu; về sự hi sinh của người phụ nữ trong tình yêu Hướng dẫn chấm: - HS nêu được thông điệp: đạt 0,5 điểm. - HS lí giải phù hợp, thuyết phục: đạt 0,5 điểm. - HS có cách diễn đạt tương đương đạt số điểm tối đa. II. VIẾT (6,0 điểm) 1 Hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân 2,0 vật trữ tình em được thể hiện trong đoạn trích phần Đọc hiểu. a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn 0,25 Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 150 chữ) của đoạn văn. HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong đoạn trích Bàn tay em (Xuân Quỳnh). DeThiVan.com Bộ 12 Đề thi Ngữ văn 12 Cánh Diều cuối Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com c. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu 1,0 - Lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình em: + Giản dị, nữ tính, chu toàn, khéo léo trong các công việc hàng ngày. + Chân thành, mãnh liệt, lạc quan, biết hi sinh trong tình yêu. + Thể hiện qua ngôn ngữ, hình ảnh thơ mộc mạc, giọng điệu say đắm, ngọt ngào, da diết, các biện pháp tu từ hoán dụ, liệt kê, Lưu ý: HS có thể diễn đạt bằng những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung trên. d. Diễn đạt 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu học sinh mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp, liên kết câu. đ. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: - HS huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về vấn đề cần nghị luận; có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên: đạt 0,25 điểm. 2 Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về chủ đề: 4,0 nuôi dưỡng niềm tin trong cuộc sống ở tuổi trẻ hiện nay. a. Bảo đảm bố cục và dung lượng của bài văn nghị luận 0,25 Bảo đảm yêu cầu về bố cục và dung lượng (khoảng 400 chữ) của bài văn. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Nuôi dưỡng niềm tin trong cuộc sống ở tuổi trẻ hiện nay. c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết 2,5 Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng: * Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận. * Thân bài: - Giải thích: + Niềm tin: là sự tin tưởng, lạc quan, hi vọng của con người trong cuộc sống. + Nuôi dưỡng niềm tin trong cuộc sống ở tuổi trẻ: là hành động, cách thức để tạo lập, phát triển niềm tin ở giới trẻ. - Bàn luận: + Nuôi dưỡng niềm tin tạo ra động lực, sức mạnh giúp con người vượt qua khó khăn; mang lại sự tự tin, niềm vui trong cuộc sống; luôn nhìn nhận vấn đề từ góc độ tích cực nhất; + Để nuôi dưỡng niềm tin, giới trẻ cần không ngừng trau dồi, hoàn thiện bản thân; tin tưởng vào khả năng của chính mình; trân trọng, yêu quý con người và cuộc sống; hướng tới những mục tiêu tốt đẹp; sẵn sàng sẻ chia, cống hiến, - Mở rộng, trao đổi quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác. * Kết bài: Khẳng định vấn đề cần nghị luận. Lưu ý: HS có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực DeThiVan.com Bộ 12 Đề thi Ngữ văn 12 Cánh Diều cuối Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com đạo đức và pháp luật. d. Diễn đạt 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu học sinh mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp, liên kết văn bản. đ. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: - HS huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về vấn đề cần nghị luận; có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn. - Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. TỔNG ĐIỂM 10,0 DeThiVan.com Bộ 12 Đề thi Ngữ văn 12 Cánh Diều cuối Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com ĐỀ SỐ 2 I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau: Những người đàn bà bán ngô nướng Những người đàn bà bán ngô nướng Cắn vào kí ức Bày số phận mình bên đường Từng hạt ngô rơi Những nhem nhuốc bên ngoài che dấu Những kỉ niệm lon ton Bao ngọt lành, nóng hổi bên trong Những hạt ngô - những giọt lệ của mẹ Những mắt tròn xoe đói khát em thơ Người đi qua thờ ơ Không dám cắn nữa Hay rẻ rúng cầm lên vứt xuống áp bắp ngô lên má Những tờ bạc lẻ đè lên mùi thơm Hình như là nồng ráp ổ rơm? Người đàn bà bán dần từng mảnh đời mình nuôi con Hình như là bờ vai cha mằn mặn Che gió mùa, ấp ủ nửa đêm Tôi ngồi xuống hai bàn tay ấp ủ Người bán Ngô thổi hồng bếp lửa Một tuổi thơ lam lũ ruộng bùn Xoay những mảnh đời dù cháy vẫn còn thơm! (Nguyễn Đức Hạnh, trích Khoảng lặng, NXB Đại học Thái Nguyên, 2016, tr.107-108) Trả lời các câu hỏi/Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Từ ngữ nào dùng để chỉ nhân vật trữ tình trong bài thơ trên? Câu 2. Trong bài thơ, người đi đường và nhân vật trữ tình có thái độ như thế nào đối với những bắp ngô nướng được bày bán bên đường? Câu 3. Phân tích mối liên hệ giữa hình ảnh “số phận bên đường” ở khổ thứ nhất với hình ảnh “bán dần từng mảnh đời” ở khổ thứ hai. Câu 4. Nêu tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong đoạn thơ: áp bắp ngô lên má Hình như là nồng ráp ổ rơm? Hình như là bờ vai cha mằn mặn Che gió mùa, ấp ủ nửa đêm Câu 5. Từ suy ngẫm của tác giả Người bán Ngô thổi hồng bếp lửa - Xoay những mảnh đời dù cháy vẫn còn thơm, anh/chị có suy nghĩ gì về ý nghĩa của việc giữ gìn nhân cách trước những thử thách, cám dỗ của cuộc sống? (Trả lời khoảng 5 - 7 dòng) II. VIẾT (6,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/Chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích mạch cảm xúc của bài thơ Những người đàn bà bán ngô nướng (Nguyễn Đức Hạnh). Câu 2 (4,0 điểm) Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội tạo điều kiện cho mỗi cá nhân được bày tỏ quan điểm riêng trước các vấn đề của đời sống, tuy nhiên cũng để lại nhiều hệ lụy. Từ góc nhìn của người trẻ, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ về trách nhiệm trong phát ngôn trên mạng xã hội. ---------- HẾT ---------- - Thí sinh không được sử dụng tài liệu - Giám thị không giải thích gì thêm. DeThiVan.com Bộ 12 Đề thi Ngữ văn 12 Cánh Diều cuối Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 Từ ngữ dùng để chỉ nhân vật trữ tình trong bài thơ: tôi 0,5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: 0,0 điểm 2 Sự khác nhau trong thái độ của người đi đường và của nhân vật trữ tình đối với 0,5 những bắp ngô nướng được bày bán bên đường: - Người đi đường: thờ ơ, rẻ rúng. - Nhân vật trữ tình: trân trọng, nâng niu (hai bàn tay ấp ủ). Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời được cả 2 ý nhưng diễn đạt chưa mạch lạc: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời đúng 01 ý hoặc trả lời sai: 0,0 điểm. 3 Mối liên hệ giữa hình ảnh “số phận bên đường” ở khổ thứ nhất với hình ảnh “bán 1,0 dần từng mảnh đời” ở khổ thứ hai: - Đều là 2 hình ảnh biểu tượng, giàu ẩn ý: “Số phận bên đường” khắc họa cuộc sống mưu sinh vất vả, dãi dầu mưa nắng, cuộc sống nhỏ bé, bên lề, dễ bị xem thường; “bán dần từng mảnh đời” khắc họa sự hi sinh mỏi mòn qua năm tháng. - Hai hình ảnh có ý nghĩa tương đồng và mối quan hệ tăng tiến, bổ sung cho nhau giúp thể hiện rõ hơn cuộc sống, vẻ đẹp tâm hồn của những người đàn bà bán ngô: dù khó khăn, cơ cực, bị coi thường, bị lãng quên vẫn kiên cường bám trụ, hy sinh âm thầm để giữ lại chút ấm áp, ngọt ngào cho các con của mình giữa cuộc đời khắc nghiệt => sự trân trọng sâu sắc đối với những giá trị ẩn giấu trong cuộc đời của những người phụ nữ nghèo. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đủ 2 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được 1 trong 2 ý trên hoặc trả lời được cả 2 ý nhưng diễn đạt không mạch lạc: 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: 0,0 điểm. 4 - Biện pháp lặp cấu trúc được sử dụng trong đoạn thơ: Hình như là... 1,0 - Tác dụng: + Tạo nhịp điệu trầm lắng, da diết cho lời thơ. + Nhấn mạnh những hồi tưởng, nỗi xúc động bồi hồi của nhân vật trữ tình khi áp bắp ngô lên má (nhớ về tuổi thơ cơ cực nhưng nồng ấm, về người cha vất vả, nhọc nhằn). Hướng dẫn chấm: - Học sinh chỉ ra được biểu hiện của phép lặp cấu trúc: 0,25 điểm. - Học sinh nêu tác dụng của phép lặp cấu trúc như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,75 điểm (tác dụng thứ 2 được 0,5 điểm) - Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: 0,0 điểm 5 Học sinh diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, có thể theo hướng: 1,0 - Suy ngẫm của tác giả Người bán Ngô thổi hồng bếp lửa - Xoay những mảnh DeThiVan.com Bộ 12 Đề thi Ngữ văn 12 Cánh Diều cuối Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com đời dù cháy vẫn còn thơm: Dù trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách (dù cháy) con người vẫn giữ được vẻ đẹp của nhân cách, vẫn khẳng định được giá trị của mình (vẫn còn thơm). - Việc giữ gìn nhân cách trước những thử thách và cám dỗ của cuộc sống là điều rất quan trọng: giúp con người duy trì giá trị, phẩm chất và đạo đức; tự tin và kiên định trước mọi khó khăn; giữ vững và khẳng định danh dự bản thân. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được suy ngẫm của tác giả qua 2 câu thơ: 0,25 điểm - Học sinh nêu bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của việc giữ gìn nhân cách trước những thử thách, cám dỗ của cuộc sống: 0,75 điểm II VIẾT 6,0 1 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích mạch cảm xúc trong bài thơ 2,0 Những người đàn bà bán ngô nướng (Nguyễn Đức Hạnh). a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn 0,25 - Hình thức: một đoạn văn, thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. - Dung lượng: khoảng 200 chữ Hướng dẫn chấm: - Đảm bảo cả hai yêu cầu trên (hình thức là 1 đoạn văn, dung lượng từ 150 đến 250 chữ): 0,25 điểm - Không đảm bảo 1 trong 2 yêu cầu trên: 0,0 điểm b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: phân tích mạch cảm xúc trong bài thơ 0,25 Những người đàn bà bán ngô nướng. c.Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: 1,0 * Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận; trình bày rõ quan điểm và hệ thống ý; lập luận chặt chẽ, thuyết phục (lí lẽ xác đáng; biết phân tích các dẫn chứng trong văn bản để làm sáng tỏ cho lập luận). * Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận. - Mạch cảm xúc trong bài thơ vận động một cách tự nhiên theo cảm xúc của nhân vật trữ tình “tôi” khi gặp người đàn bà bán ngô nướng và những bắp ngô nướng bên đường. - Cảm xúc ban đầu là sự đồng cảm, chia sẻ, ngậm ngùi cho cuộc sống mưu sinh của người đàn bà bán ngô; sau đó là những rung động, bồi hồi, thương nhớ về tuổi thơ vất vả, thấu cảm về nỗi nhọc nhằn, cơ cực của cha mẹ; khép lại là suy nghĩ, chiêm nghiệm, sự nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp giản dị mà thơm sạch của đời sống. -> Mạch cảm xúc đã góp phần thể hiện chủ đề bài thơ; gợi mở những suy ngẫm và bài học về những điều nhỏ bé, bình dị, đáng trân trọng của đời sống (tảo tần mưu sinh, tình yêu thương, đức hy sinh, sự tôn trọng) Hướng dẫn chấm: - Học sinh triển khai được hệ thống ý để phân tích một cách sâu sắc mạch cảm xúc, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng từ bài thơ; đánh giá được ý nghĩa của mạch cảm xúc: 1,0 điểm - Học sinh triển khai được hệ thống ý để phân tích được một số yếu tố của mạch cảm xúc, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng từ bài thơ; đánh giá được ý nghĩa của mạch cảm xúc: 0,75 điểm DeThiVan.com Bộ 12 Đề thi Ngữ văn 12 Cánh Diều cuối Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com - Học sinh triển khai được hệ thống ý để phân tích được một số biểu hiện của mạch cảm xúc, chưa trích dẫn được dẫn chứng tiêu biểu từ bài thơ; chưa đánh giá được ý nghĩa của mạch cảm xúc: 0,5 điểm - Học sinh chưa biết triển khai ý, viết lan man: 0,25 điểm d. Diễn đạt 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm với những bài viết sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, liên kết e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh đạt được một trong hai yêu cầu trên: 0,25 điểm 2 Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội tạo điều kiện cho mỗi cá nhân được bày 4,0 tỏ quan điểm riêng trước các vấn đề của đời sống, tuy nhiên cũng để lại nhiều hệ lụy. Từ góc nhìn của người trẻ, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ về trách nhiệm trong phát ngôn trên mạng xã hội. a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Trách nhiệm trong phát ngôn của mỗi 0,5 cá nhân trên mạng xã hội. c. Viết bài văn nghị luận đảm bảo các yêu cầu sau: 2,5 * Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận; trình bày rõ quan điểm và hệ thống ý; lập luận chặt chẽ, thuyết phục (lí lẽ xác đáng; biết phân tích các dẫn chứng trong văn bản để làm sáng tỏ cho lập luận). * Đề xuất được hệ thống ý phù hợp, sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận: Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn đề trách nhiệm trong phát ngôn của mỗi cá nhân trên mạng xã hội. Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau, có thể đưa ra nhiều góc nhìn, nhiều cách giải quyết vấn đề không giống như đáp án tuy nhiên cần có sức thuyết phục, không vi phạm các chuẩn mực đạo đức và pháp luật, đảm bảo được các ý cơ bản sau: * Giải thích: - Trách nhiệm phát ngôn: là ý thức sử dụng lời nói/viết một cách đúng đắn, nghiêm túc, chính xác khi nhìn nhận, đánh giá bày tỏ quan điểm trước một vấn đề. Trách nhiệm này vừa là vấn đề tự ý thức vừa có quy định chung mang tính pháp lý (kỷ luật phát ngôn). -> Vấn đề nghị luận thiết thực/hữu ích: Luận bàn về ý thức trách nhiệm phát ngôn của mỗi cá nhân khi tham gia sinh hoạt trên không gian mạng. * Bàn luận: - Cơ sở của vấn đề: + Bối cảnh thời đại: Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ/mạng xã hội, mọi hoạt động xã hội chủ yếu được tương tác qua không gian ảo tạo điều kiện cho DeThiVan.com
File đính kèm:
bo_12_de_thi_ngu_van_12_canh_dieu_cuoi_ki_1_nam_hoc_2024_202.docx