Bộ 13 Đề thi Ngữ văn 12 Cánh Diều giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án)

Ông già như lật tung cái nhà lên. Ông chui xuống gầm giường, ông thò đầu vào lục lọi trong tủ chén. Đầu vướng đầy mạng nhện, ông cằn nhằn cử nhử, rõ ràng, mình cất ở đây, sao bây giờ nó mất biệt rồi, kỳ quá, kỳ quá. Tụi nhỏ cũng chạy lại, nghiêng chỗ này, ngó chỗ kia, cũng nói lạ quá trời, tự nhiên mất vậy cà. Nói, mà sợ tím ruột bầm gan, vì cái vật mà ông già muốn tìm tụi nhỏ đã cương quyết giấu biệt rồi.

Ai mà biết ông già coi trọng mớ bông vạn thọ, mồng gà khô đó dữ vậy, tụi nhỏ chống chế. Nhưng rõ ràng, tụi nhỏ biết. Sống chung một nhà, làm gì mà không rõ mỗi lần chim én bay hấp háy, đậu trên đám chà dưới mé sông, ông già lại đi lật lịch thăm chừng. Một tháng trước Tết, ông vác cuốc ra sân, tụi nhỏ dù muốn dù không cũng phải vác cuốc đi theo, xới nhừ mảnh sân trước nhà, lụi hụi tưới nước cho mềm xốp lại. Ông già đi lục lọi mớ bông để giống từ tết năm ngoái, rải hạt. Kế Tết, lúc ông già đứng tỉa lại hàng bông bụp, bông lồng đèn thì bông vạn thọ, mồng gà, sao nhái đã nở rực cả vạt sân. Bông móng tay thấy thân phận nhợt nhạt của mình, nép thành một hàng dài dọc đường đi. Nghỉ tay, ông đứng chống nạnh, khoan khoái đứng ngắm bông, hết đứng gần rồi lại lùi ra, cười khà khà khà, khoái trá.

Với ông, Tết mà không trồng bông thì mất vui đi. Dù cực, dù ngày mấy lượt khệ nệ xách thùng đi tưới. Có cho đi, thì mới nhận lại, thử hỏi, ba ngày Tết, ngồi khề khà mấy ly trà, ngó ra cái sân vàng rực mênh mông, bông chật ních con mắt, có sướng không? Sướng! Vì vậy mà khi trời bắt đầu trở chướng, ông già thì trở… chứng, không chịu ở trong nhà. Suốt ngày tha thẩn ngoài sân, sửa sang, uốn lại mấy bụi chùm rụm, tỉa hai cây sộp, chăm sóc đám bông… Ông gọi là bông thì tụi nhỏ không được gọi hoa, ông nói hoa là hoa hồng hoa huệ gì đó, còn mồng gà, vạn thọ hay sao nhái thì phải kêu bằng bông, cũng như núm mối mà cứ học đòi nấm mối, cái thứ dân dã, mọc vườn hoang phải kêu sao cho dân dã, dễ nghe (ông mà đọc được bài này, hẳn ông giãy nảy lên, cái gì mà gửi, gì mà hạt, sao không nói “gởi hột”…).

Đám trẻ tịt ngòi. Tụi nó thấy đám bông đúng là mang rắc rối tới cho tụi nó. Mấy bữa ông đi đám giỗ xa, về nhà, thấy bông héo, ông rầy tụi nó cả buổi. Mà, tụi nhỏ thấy bông cũng có ích lợi gì lắm đâu, ừ, có bông thì nhà sẽ đẹp mấy ngày Tết, nhưng mắc công. Sau Tết, bông tàn, lại phải chọn những bông lớn nhất, đẹp nhất, già nhất đem phơi khô, lại phải nhổ bỏ đám cây rụi lá, dọn dẹp cho sạch, chuẩn bị sân phơi lúa. Tụi nhỏ nghĩ, đẹp, mà không ăn được, thì cũng phí.

docx 79 trang Thúy Bình 25/03/2025 530
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ 13 Đề thi Ngữ văn 12 Cánh Diều giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 13 Đề thi Ngữ văn 12 Cánh Diều giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án)

Bộ 13 Đề thi Ngữ văn 12 Cánh Diều giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án)
 Bộ 13 Đề thi Ngữ văn 12 Cánh Diều giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com
 DeThiVan.com Bộ 13 Đề thi Ngữ văn 12 Cánh Diều giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com
 ĐỀ SỐ 1
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NAM ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ NĂM HỌC 2024 - 2025
 TRƯỜNG THPT C PHỦ LÝ Môn: Ngữ văn, lớp 12
 Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề
 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
 Đọc đoạn trích sau:
 Ông già Tư Nhỏ thức dậy từ lúc nửa đêm. Ông rên lên một tiếng ứ hự, thấy thất vọng khi nghe lòng mình 
vẫn còn đau. Có một niềm khát khao đến cháy bỏng, ông vẫn thường ước ao một lần nào đó đánh giấc thật sâu, 
khi trở dậy nỗi đau ấy biến mất, không còn dấu vết, như thể nó chưa từng có trên đời. []
 Tình cha con đã như nước chảy xuống kẽ tay từ một ngàn năm trăm mười hai ngày trước. Cái ngày con 
Nga rầu rầu xin ra Chợ Cũ thăm má nó. Ông gật đầu, thì người đàn bà đó hơn một năm rồi chẳng về, tưởng đã 
quên mất con đường quay lại Xẻo Mê. Ai dè chiều hôm sau má con Nga tong tả xông vào nhà, níu ao ông mà 
rằng:
 - Sao anh hại đời con gái tôi đến nỗi nó phải mang bầu...
 Ông Tư kêu lên một tiếng trời ơi. Tôi là người như vậy sao, Cúc ơi, tôi mà là người như vậy à. Cúc biết tôi 
từng ấy năm trời, sao lại gieo cho tôi cái tội mà chỉ nghĩ đến thôi đã xấu xa Nhưng chẳng kịp mặc cái áo khô 
vào để phân trần, công an xã đến mời ông đi. Má con Nga theo sau, la khóc. Mọi người bàng hoàng ngó nhau, 
đâu nè, anh Tư Nhỏ hồi nào giờ ở đời tử tế, chị đã dò hỏi kỹ chưa, con Nga nó nói vậy à. Không, con Nga nó 
không chịu nói tên người đó, bà con cô bác nghĩ coi, ai mà nó không dám kêu tên... Ai trồng khoai đất này
 Lúc con Nga hay được thì ông Tư đã bị nhốt năm ngày. Nó trốn má về, chạy thẳng ra xã xin ông ra. Nó 
sụp lạy ông ngay trụ sở Uỷ ban, nó khóc, “Ba ơi, tại con hư, con làm ba khổ, ba tha lỗi cho con, nghen ba”. Ông 
đỡ nó dậy, cười mếu máo, “Thôi con, đứng dậy, về. Chuyện qua rồi ”. []
 Rồi người trước người sau, họ trở về căn nhà nhỏ bên kinh Xẻo Mê. Căn nhà từ đây trở đi nằm chơ vơ 
trong ánh mắt cười cợt, trong lời đàm tiếu của người đời. []
 Ông Tư mua than đước dự trữ trong nhà, đưa con Nga ít tiền ra chợ sắm sửa cho đứa bé sắp chào đời. 
Ông còn chuẩn bị cả vỏ tỏi, hạt mè để làm thuốc cho con Nga những ngày ở cử. Ông ngượng ngịu bảo, “Cái 
này tao biết là vì hồi má bây sinh”. []
 Đứa trẻ ngày xưa bây giờ đã làm mẹ một đứa trẻ khác, cũng môi đỏ, mắt đen. Hôm ở trạm xá về, ở xóm 
người ta lại thăm nườm nượp, không kịp nhìn đứa trẻ, nắc nẻ khen liền: “Trời ơi thiệt là giống chú Tư quá hen”. 
Có người chưa đi quá cái miễu ông Tà đã cười cợt bàn với nhau, hỏng biết thằng nhỏ kêu ông Tư Nhỏ là gì ha, là 
ngoại hay cha. Ông đang quạt mẻ than, nghe câu ấy thảng thốt nhìn tro bụi tơi bời, con gái nỉ non, ba ơi, kệ con, 
coi chừng người ta thấy, nói tới nói lui. Ông già nổi quạu đùng đùng, “Thiên hạ phải để tôi sống đàng hoàng như 
một con người chớ”. Tiếng kêu nghe thấu đến trời, sao đồng loại con người không học cách hiểu nhau.
 Đêm đó, ông thức trắng. Sáng ra con mắt trõm lơ, ông sửa soạn quẩy gói đi. Hai mẹ con Nga ọ ẹ lên tiếng 
trong nhà, ông Tư nói vói vô, “Bây có muốn mua gì không, tao đi huyện nè”. Trời, đi chi vậy ba... Ông nói ông 
cũng chưa biết nữa, nhưng dù không biết phải bắt đầu từ đâu cũng phải đòi lại danh dự cho mình, cho con Nga và 
thằng cháu ngoại, đòi lại những niềm vui đã bị người đời tước đoạt. 
 [] Một bữa có đoàn cán bộ huyện về khánh thành con đường giao thông nông thôn từ Xẻo Mê về Phước 
Hậu. Nghe nói họ sẽ đi qua nhà (đi một khúc để Đài truyền hình quay phim), con Nga bèn cầm chổi ra sân quét lá. 
Thấy bóng người quen, Nga gọi nhỏ, anh gì ơi. []. Người nọ đứng ngây ra, mặt tái như mặt gà mái, hồi lâu mới 
hỏi: “Bây giờ Nga muốn gì”. Con Nga giả đò chưng hửng, “Ủa, vậy mấy lần ba tui lên huyện kêu oan, anh 
không gặp sao, anh biết ba tui khổ sao anh im re vậy...”. Nói rồi nó đủng đỉnh đi vô, kêu thầm, trời ơi, người này, 
hồi đó với mình nồng mặn biết bao nhiêu, khi anh ta say công danh mà bỏ rơi mình, mình đã đau vất đau vả. Sao 
bây giờ gặp nhau, thấy nản không muốn nhìn mặt. Thì ra, tình cảm cũng như bát nước hắt đi, không mong gì hốt 
lại. 
 Rồi một trưa đầy nắng, mây trên trời xanh lẻo xanh lơ, trước giờ ca cải lương, đài truyền thanh xã gởi đi 
lời xin lỗi của chính quyền đối với công dân Dương Văn Nhỏ. Đơn giản, gọn hơ, nhẹ nhõm. Vậy là huề nghen. Cái 
câu dài thê thiết những dấu phẩy, dấu chấm lửng cuối cùng cũng được người ta chấm cái rột. Ông Tư lúc đó đang 
móc đất nắn trâu cho thằng Sáng chơi, khóc hức lên vì không cầm lòng được, sao kỳ vậy cà, người ta đã giải oan 
 DeThiVan.com Bộ 13 Đề thi Ngữ văn 12 Cánh Diều giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com
 cho mình rồi, đã xin lỗi mình rồi sao mình vẫn mãi đau.
 (Trích Đau gì như thể, Nguyễn Ngọc Tư, Tuyển tập truyện ngắn - 
  truy cập ngày 17/8/2023)
 Câu 1: Xác định người kể chuyện và ngôi kể chuyện trong văn bản. 
 Câu 2: Người kể chuyện đặt điểm nhìn ở đâu khi miêu tả những cảm xúc của ông Tư Nhỏ lúc nhận được lời xin 
 lỗi của chính quyền? 
 Câu 3. Đoạn trích cho thấy ông Tư Nhỏ là người có tính cách như thế nào?
 Câu 4. Bạn có đồng tình với thái độ, cách hành xử của những người dân xã Xẻo Mê với ông Tư Nhỏ khi hiểu lầm 
 ông là kẻ loạn luân hay không?
 Câu 5. Qua nhân vật ông Tư Nhỏ, tác giả thể hiện thái độ như thế nào đối với những con người không may rơi vào 
 cảnh ngộ éo le? 
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) 
 Câu 1. (2,0 điểm)
 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nhân vật “bà cô tôi” trong đoạn văn sau:
 Một đại gia đình gồm hai con trai, hai con dâu, một gái, một rể và những đứa con của họ vẫn sống 
 chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp ăn. Thiên hạ thì chia ra, bà cụ lại gom vào. Vẫn rất êm thấm 
 mới lạ chứ. Nếp nhà đã thắng được tự do của cá nhân sao? Phải nói thêm, cái nếp nhà này cũng ít ai theo 
 kịp. Người con dâu cả vốn là con gái Hàng Bồ, đỗ đại học, là một cô gái kiêu hãnh, tự tin, không dễ nhân 
 nhượng. Ai cũng nghĩ hai người đàn bà, một già một trẻ, cùng sắc sảo sẽ rất khó chấp nhận nhau. Vậy mà 
 họ ăn ở với nhau đã mười lăm năm chả có điều tiếng gì. Người chị của cô con dâu đến nói với bà cô tôi: 
 “Bác chịu được tính nó thì con cũng phục thật đấy”. Bà cải chính: “Đúng là tôi có phần phải chịu nó 
 nhưng nó cũng có phần phải chịu tôi, mỗi bên chịu một nửa”
 []
 Năm ngoái khu phố có yêu cầu bà cụ báo cáo về nếp sống gia đình cho hàng phố học tập. Bà từ chối, 
 khi tôi lại thăm, bà nói riêng: “Cái chuyện ấy ai cũng biết cả, chỉ khó học thôi”. Tôi cười:
 “Lại khó đến thế sao”? Bà cụ nói: “Trong nhà này, ba đời nay, không một ai biết tới câu mày, câu tao. Anh 
 có học được không”? À, thế thì khó thật. Theo bà cụ, thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là 
 khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo 
 dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu 
 xin. Nó là cách sống, một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình, nhưng nhận được ra nó, có ý thức 
 vun trồng nó, lại hoàn toàn không dễ.”
 (Trích Nếp nhà – Nguyễn Khải, dẫn theo Tuyển tập Nguyễn Khải, tập III, NXB Văn học, 1996)
 Câu 2. (4,0 điểm)
 Tuổi trẻ không là khái niệm chỉ một giai đoạn trong đời người, mà chỉ một trạng thái tâm hồn. Tuổi 
 trẻ không nhất thiết phải gắn liền với sức khỏe và vẻ tráng kiện bên ngoài, mà lại gắn với ý chí mạnh mẽ, 
 trí tưởng tượng phong phú, sự mãnh liệt của tình cảm và cảm nhận phấn khởi với suối nguồn cuộc sống.
 Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm chứ không phải tính nhút nhát, sở thích phiêu lưu trải nghiệm hơn là ở 
 sự tìm kiếm an nhàn. Những đức tính đó thường dễ thấy ở những người năm sáu mươi hơn là ở đa số thanh 
 niên tuổi đôi mươi. Không ai già đi vì tuổi tác, chúng ta chỉ già đi khi để tâm hồn mình héo hon. [...]
 (Trích Điều kỳ diệu của thái độ sống – Mac Anderson, tr.68,NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2017)
 Anh/Chị có đồng tình với quan điểm trên không? Hãy trình bày suy nghĩ của bản thân qua một bài 
 văn nghị luận (khoảng 600 chữ).
 DeThiVan.com Bộ 13 Đề thi Ngữ văn 12 Cánh Diều giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com
 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
 Phần Câu Nội dung Điểm
 I ĐỌC HIỂU 4,0
 1 Người kể chuyện tác giả, ngôi thứ 3 0,75
 2 Điểm nhìn của ông Tư Nhỏ 0,75
 3 Ông Tư Nhỏ là người hiền hậu, bao dung và giàu lòng nhân ái 0,5
 4 Đồng tình hoặc không đồng tình và đưa ra lí giải hợp lí 1,0
 Học sinh không đồng tình, có thể lí giải theo hướng:
 + Họ nông nổi, ngây thơ tin vào bề nổi của câu chuyện mà không suy xét xem từ 
 trước đến nay bản chất Ông Tư Nhỏ là người như thế nào, họ đánh giá và phán 
 xét ông chỉ qua một vài câu nói và vẻ bề ngoài của câu chuyện
 + Chúng ta nên tìm hiểu kĩ sự việc, lắng nghe tiếng nói của người trong cuộc và 
 có cách hành xử nhân văn hơn trong những trường hợp tương tự
 5 - Thái độ của tác giả: thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ, không quy kết bản chất của 1,0
 con người qua những sự việc bề nổi; đồng thời trân trọng phẩm giá, nhân cách 
 của những người lao động nghèo thiện lương.
II VIẾT 6,0
 1 Phân tích nhân vật “bà cô tôi” trong đoạn văn 2,0
 a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn
 Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn 0,25
 văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – 
 phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25
 Phân tích “Bà cô tôi”.
 c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận
 - Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi 
 ý:
 Có cách tổ chức gia đình; công bằng và tôn trọng con cái; khiêm tốn, tự trọng, 
 coi trọng nếp nhà.
 * Nghệ thuật: Cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sắc sảo, kết hợp chuyển 0,5
 đổi điểm nhìn, v.v..
 * Đánh giá chung:
 - Tác phẩm hay, giàu giá trị nhân văn.
 - Tác giả trân trọng con người, trân trọng những nếp sống tinh tế.
 d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
 - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để làm rõ 
 vấn đề nghị luận:
 - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,5
 - Trình bày rõ quan điểm hệ thống các ý
 -Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết 
 hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng.
 DeThiVan.com Bộ 13 Đề thi Ngữ văn 12 Cánh Diều giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com
 đ. Diễn đạt
 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn 0,25
 văn
 e. Sáng tạo 0,25
 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
 2 Hãy trình bày suy nghĩ của bản thân qua một bài văn nghị luận (khoảng 4,0
 600 chữ).
 a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài 0,25
 Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội
 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Sức sống của tâm hồn. 0,5
 c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết
 - Xác định được các ý chính của bài viết 1,0
 - Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:
 * Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn 
 đề.
 * Triển khai vấn đề nghị luận theo các ý chính: Tuổi trẻ là khái niệm rộng, miêu 
 tả trạng thái của cn người, biết nuôi dưỡng tâm hồn để cuộc sống tươi trẻ, sức 
 sống mạnh mẽ, v.v...
 d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
 - Triển khai được ít nhất hai luận điểm để àm rõ quan điểm cá nhân
 - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển 
 khai vấn đề nghị luận.
 - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
 - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết 
 hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng.
 Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với 
 chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
 đ. Diễn đạt 0,25
 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.
 e. Sáng tạo
 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Tổng điểm 10,0
 DeThiVan.com Bộ 13 Đề thi Ngữ văn 12 Cánh Diều giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com
 ĐỀ SỐ 2
 TRƯỜNG THPT KIM LIÊN ĐỀ MINH HỌA KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I LỚP 12 
 MÔN NGỮ VĂN
 Năm học: 2024-2025
I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
 Đọc văn bản sau:
 HẠT GỬI MÙA SAU
 Nguyễn Ngọc Tư
 Ông già như lật tung cái nhà lên. Ông chui xuống gầm giường, ông thò đầu vào lục lọi trong tủ 
chén. Đầu vướng đầy mạng nhện, ông cằn nhằn cử nhử, rõ ràng, mình cất ở đây, sao bây giờ nó mất 
biệt rồi, kỳ quá, kỳ quá. Tụi nhỏ cũng chạy lại, nghiêng chỗ này, ngó chỗ kia, cũng nói lạ quá trời, tự 
nhiên mất vậy cà. Nói, mà sợ tím ruột bầm gan, vì cái vật mà ông già muốn tìm tụi nhỏ đã cương 
quyết giấu biệt rồi.
 Ai mà biết ông già coi trọng mớ bông vạn thọ, mồng gà khô đó dữ vậy, tụi nhỏ chống chế. 
Nhưng rõ ràng, tụi nhỏ biết. Sống chung một nhà, làm gì mà không rõ mỗi lần chim én bay hấp háy, 
đậu trên đám chà dưới mé sông, ông già lại đi lật lịch thăm chừng. Một tháng trước Tết, ông vác cuốc 
ra sân, tụi nhỏ dù muốn dù không cũng phải vác cuốc đi theo, xới nhừ mảnh sân trước nhà, lụi hụi 
tưới nước cho mềm xốp lại. Ông già đi lục lọi mớ bông để giống từ tết năm ngoái, rải hạt. Kế Tết, lúc 
ông già đứng tỉa lại hàng bông bụp, bông lồng đèn thì bông vạn thọ, mồng gà, sao nhái đã nở rực cả 
vạt sân. Bông móng tay thấy thân phận nhợt nhạt của mình, nép thành một hàng dài dọc đường đi. 
Nghỉ tay, ông đứng chống nạnh, khoan khoái đứng ngắm bông, hết đứng gần rồi lại lùi ra, cười khà 
khà khà, khoái trá.
 Với ông, Tết mà không trồng bông thì mất vui đi. Dù cực, dù ngày mấy lượt khệ nệ xách thùng 
đi tưới. Có cho đi, thì mới nhận lại, thử hỏi, ba ngày Tết, ngồi khề khà mấy ly trà, ngó ra cái sân vàng 
rực mênh mông, bông chật ních con mắt, có sướng không? Sướng! Vì vậy mà khi trời bắt đầu trở 
chướng, ông già thì trở chứng, không chịu ở trong nhà. Suốt ngày tha thẩn ngoài sân, sửa sang, uốn 
lại mấy bụi chùm rụm, tỉa hai cây sộp, chăm sóc đám bông Ông gọi là bông thì tụi nhỏ không được 
gọi hoa, ông nói hoa là hoa hồng hoa huệ gì đó, còn mồng gà, vạn thọ hay sao nhái thì phải kêu bằng 
bông, cũng như núm mối mà cứ học đòi nấm mối, cái thứ dân dã, mọc vườn hoang phải kêu sao cho 
dân dã, dễ nghe (ông mà đọc được bài này, hẳn ông giãy nảy lên, cái gì mà gửi, gì mà hạt, sao không 
nói “gởi hột”).
 Đám trẻ tịt ngòi. Tụi nó thấy đám bông đúng là mang rắc rối tới cho tụi nó. Mấy bữa ông đi đám 
giỗ xa, về nhà, thấy bông héo, ông rầy tụi nó cả buổi. Mà, tụi nhỏ thấy bông cũng có ích lợi gì lắm đâu, ừ, 
có bông thì nhà sẽ đẹp mấy ngày Tết, nhưng mắc công. Sau Tết, bông tàn, lại phải chọn những bông lớn 
nhất, đẹp nhất, già nhất đem phơi khô, lại phải nhổ bỏ đám cây rụi lá, dọn dẹp cho sạch, chuẩn bị sân 
phơi lúa. Tụi nhỏ nghĩ, đẹp, mà không ăn được, thì cũng phí.
 DeThiVan.com Bộ 13 Đề thi Ngữ văn 12 Cánh Diều giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com
 Một phần, tụi nhỏ thương ông già, cứ lụi hụi cho cực thân. Ba năm rồi, đất nhiễm mặn, tan 
hoang, trồng bông cũng không nước tưới. Ngày xưa còn bờ dừa còn liếp chuối, bông trên sân phối 
hợp với cảnh chung quanh, giờ cây cỏ đìu hiu, cái màu vàng rực lên của sao nhái, vạn thọ càng làm 
khó chịu, chói gắt con mắt. Một bữa dọn dẹp ổ mối trong tủ, tụi nhỏ lén đem cái gói bông khô giấu 
trên giàn củi. Và ông già tìm kiếm trong tuyệt vọng.
 Không thể tưởng tượng được, Tết này lại không có bông, ông già rầu rĩ, nằm gác tay lên trán. 
Ngày dài, nằm chán, ông già ra đằng trước, nhìn cái sân chang chang nắng, thở dài ứ hự, mắt hoang 
vắng, thất thần. Tụi nhỏ đã dự tính trước, ông già sẽ buồn, nhưng nghĩ nỗi buồn qua mau, mai mốt 
ông quên tuốt. Nhưng ngó bộ dạng ông vẫn long đong tìm kiếm, tụi nó hoảng hồn, Tết sau, sau nữa, 
ông cũng sẽ nhớ hoài mùa bông cũ. Tụi nhỏ nhận ra, ông già trồng bông không hẳn vì chúng đẹp (bởi 
thật ra chúng đâu có đẹp, thậm chí, bông vạn thọ hôi rình), trồng để thấy tuổi xế bóng còn làm được 
việc thần kỳ, còn có thể vun đắp sự sống từ bàn tay cứng quèo, gân guốc, trồng bông để nhớ cái thời 
sạ lúa trên đồng, và bông như một món quà Tết duy nhất ông có thể làm cho con cháu.
 Bữa sau, ông tìm được gói bông khô trên cái gióng cá khô treo đầu bếp. Ông mừng quýnh, nói 
kỳ quá, kỳ quá, tao kiếm ở đây nát hết mà không thấy, vậy mà bây giờ tự nhiên nằm chình ình, y như 
ma giấu. Tụi nhỏ ngó nhau cười cười, mếu mếu.
 Lại phải phụ ông già cuốc đất, lại gieo, lại đeo cây nước bơm từng thùng đem tưới. Bông lại nở 
rực trước sân nhà. Và Tết tàn, ông già lại nâng niu hái từng bông hoa héo khô, rũ cánh, giữ hạt cho 
mùa sau. Như một người tàn và bông hoa tàn đang hát thầm bài ca cuộc sống.
 Tụi nhỏ ngậm ngùi, ông già dường như làm điều gì lớn lao hơn là giữ hạt. Giữ cho tụi nhỏ 
không xuề xòa, lười biếng (bệnh này đang lan nhanh dữ dội từ hồi chuyển sang làm vuông nuôi tôm). 
Giữ một nếp nhà, giữ phong tục cũ
 Giữ cho cái sân bông rực rỡ, lung linh trong ký ức của những đứa trẻ xa nhà
 (Nguồn: Internet, 
Trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Xác định ngôi kể của truyện Hạt gửi mùa sau.
Câu 2. Xác định nhân vật chính của truyện. 
Câu 3. Vì sao tụi nhỏ giấu gói bông hạt giống của ông già?
Câu 4. Đặc điểm nào của nhân vật ông già góp phần khắc sâu chủ đề truyện Hạt gửi mùa sau? 
Câu 5. Theo anh/ chị, vì sao tụi nhỏ lại đem trả lại gói bông khô cho ông già? 
Câu 6. Hành động trồng bông của ông già gợi cho anh/chị cảm xúc gì?
Câu 7. Qua truyện Hạt gửi mùa sau, anh/chị có nhận xét gì về lớp trẻ hiện nay?
Câu 8. Chia sẻ một thông điệp mà anh/chị thấy tâm đắc nhất khi đọc truyện Hạt gửi mùa sau.
II. LÀM VĂN (5.0 điểm) 
Anh/chị hãy viết bài luận bàn về vai trò của tuổi trẻ trong việc giữ một nếp nhà, giữ phong tục cũ.
 DeThiVan.com Bộ 13 Đề thi Ngữ văn 12 Cánh Diều giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com
 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
 1. Giáo viên cần nắm vững Đáp án - Thang điểm và yêu cầu trong Hướng dẫn chấm để đánh 
giá từng phần và tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. Do đặc trưng của môn Ngữ 
văn nên cần chủ động, linh hoạt trong quá trình chấm, khuyến khích những bài viết sáng tạo.
 2. Bài thi được chấm theo thang điểm 10; lấy điểm lẻ đến 0.25.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Phần Câu NỘI DUNG ĐIỂM
I ĐỌC HIỂU 5.0
 1 Ngôi kể thứ ba 0.5
 2 Nhân vật chính: Ông già 0.5
 3 Vì thương ông trồng bông vất vả, lụi hụi cực thân. 0.5
 4 Tha thiết giữ nếp nhà, giữ phong tục cũ. 0.5
 5 Tụi nhỏ lại đem trả lại gói bông khô cho ông già vì nhận ra ý nghĩa của 0.5
 việc trồng bông: 
 + Trồng bông là món quà ông làm cho con cháu.
 + Để khẳng định sự sống của ông vẫn luôn có ý nghĩa.
 + Để lưu giữ những nét đẹp truyền thống.
 Hướng dẫn chấm:
 - Học sinh trả lời được 2 - 3 ý như đáp án: 0,5 điểm.
 - Học sinh trả lời được 1 ý: 0,25 điểm.
 - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.
 * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án miễn là hợp lí và trình bày 
 thuyết phục.
 6 Cảm xúc từ hành động trồng bông của ông già: 1.0
 - Nhớ về người thân.
 - Hoài niệm về hình ảnh Tết xưa.
 - Yêu thương và trân trọng thế hệ đi trước
 Hướng dẫn chấm:
 - Học sinh trả lời được 2 - 3 ý như đáp án: 1.0 điểm.
 - Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm.
 - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.
 * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án miễn là hợp lí và trình bày 
 thuyết phục
 7 Nhận xét về lớp trẻ hiện nay: 1.0
 - Yêu thương gia đình, gắn bó với truyền thống dân tộc.
 - Tuy nhiên, một bộ phận lớp trẻ hiện nay tiếp thu cái hiện đại và dần bỏ 
 quên đi vẻ đẹp truyền thống, có xu hướng sống nhanh, sống vội, thực 
 DeThiVan.com Bộ 13 Đề thi Ngữ văn 12 Cánh Diều giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com
 dụng
 Hướng dẫn chấm:
 - Học sinh trả lời được 2 ý như đáp án: 1.0 điểm.
 - Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm.
 - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.
 * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án miễn là hợp lí và trình bày 
 thuyết phục
 8 - Một số thông điệp: Trân trọng thế hệ đi trước; Trân trọng các giá trị tinh 0.5
 thần; Trân trọng các giá trị văn hóa truyền thống
 - Chọn một thông điệp và lí giải phù hợp, thuyết phục.
 Hướng dẫn chấm:
 - Học sinh nêu được 1 thông điệp: 0.25 điểm.
 - Học sinh lí giải phù hợp, thuyết phục: 0.25 điểm.
 - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0.0 điểm.
 * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án miễn là hợp lý và trình bày 
 thuyết phục.
II VIẾT 5.0
 Vai trò của tuổi trẻ trong việc “giữ một nếp nhà, giữ phong tục cũ”.
 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.25
 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái 
 quát được vấn đề.
 Hướng dẫn chấm
 - Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: 0.25 điểm.
 - Thí sinh viết một bài văn: 0.0 điểm.
 b. Xác định đúng yêu cầu của vấn đề nghị luận: Vai trò của tuổi trẻ trong 0.25
 việc giữ một nếp nhà, giữ phong tục cũ.
 Hướng dẫn chấm
 - Thí sinh xác định được vấn đề nghị luận: 0.25 điểm.
 - Thí sinh không xác định được vấn đề nghị luận: 0.0 điểm.
 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
 Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các 
 thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn 
 đề nghị luận.
 * Giải thích
 - Nếp nhà là cốt cách gia phong lưu truyền trong đời sống gia đình, dòng 0.5
 họ từ đời này qua đời khác, trở thành một giá trị bất biến.
 - Phong tục cũ là nếp sống, thói quen hình thành từ ngàn xưa đã đi sâu 
 vào đời sống xã hội, trở thành nét đẹp riêng của cộng đồng.
 Hướng dẫn chấm
 - Thí sinh giải thích hợp lí vấn đề nghị luận: 0.5 điểm.
 - Thí sinh vấn đề nghị luận chưa đầy đủ, chưa rõ ràng: 0.25 điểm.
 - Thí sinh giải thích sai vấn đề nghị luận: 0.0 điểm.
 * Bàn luận: Vai trò của tuổi trẻ trong việc trong việc giữ một nếp nhà, giữ 
 3.25
 phong tục cũ.
 DeThiVan.com Bộ 13 Đề thi Ngữ văn 12 Cánh Diều giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com
 - Nếp nhà, phong tục cổ truyền là những giá trị tạo nên sự khác biệt của 
 mỗi quốc gia, sự phong phú trong lối sống của con người và tạo nên sự đa 
 dạng màu sắc cho cuộc sống.
 - Nếp nhà, phong tục cũ làm nên bản sắc của dân tộc, góp phần thúc đẩy 
 phát triển kinh tế, xã hội.
 - Thế hệ trẻ là đối tượng thụ hưởng nhiều nhất của các sản phẩm văn hóa 
 truyền thống, đồng thời là đối tượng có khả năng sáng tạo lớn nhất, tiềm 
 năng nhất, đông đảo nhất, tạo ra những giá trị văn hóa mới mang đậm bản 
 sắc dân tộc.
 - Tuổi trẻ cần ý thức rõ được vai trò của nếp nhà, phong tục cũ, luôn gìn 
 giữ, kế thừa, phát huy những giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của dân 
 tộc.
 - Tuy nhiên, giữ nếp nhà, phong tục cũ nhưng cần đón nhận những giá trị 
 tốt đẹp của cuộc sống hiện đại
 Hướng dẫn chấm
 - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục (lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù 
 hợp, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng): 3.25 điểm.
 - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục (lí lẽ xác đáng nhưng không có 
 dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu): 2.5 điểm.
 - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục (lí lẽ không xác đáng, không 
 liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn 
 chứng không phù hợp): 1.0 điểm.
 Lưu ý: Thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù 
 hợp với yêu cầu của đề và chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
 d. Chính tả, ngữ pháp 0.25
 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
 Hướng dẫn chấm:
 - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
 e. Sáng tạo 0.5
 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận; có cách diễn đạt mới 
 mẻ.
 TỔNG ĐIỂM 10.0
 DeThiVan.com

File đính kèm:

  • docxbo_13_de_thi_ngu_van_12_canh_dieu_giua_ki_1_nam_hoc_2024_202.docx