Bộ 14 Đề thi cuối Kì 1 Ngữ Văn 7 - Chân Trời Sáng Tạo (Có đáp án)
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ 14 Đề thi cuối Kì 1 Ngữ Văn 7 - Chân Trời Sáng Tạo (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 14 Đề thi cuối Kì 1 Ngữ Văn 7 - Chân Trời Sáng Tạo (Có đáp án)
Bộ 14 Đề thi cuối Kì 1 Ngữ Văn 7 - Chân Trời Sáng Tạo (Có đáp án) - DeThiVan.com DeThiVan.com Bộ 14 Đề thi cuối Kì 1 Ngữ Văn 7 - Chân Trời Sáng Tạo (Có đáp án) - DeThiVan.com quăng bịch muối, má than (mà cười): “Con nhỏ này chắc Mụ bà nắn lộn” mà tay vẫn thoăn thoắt bó rau chuẩn bị cho buổi chợ sớm mai. Độ gần cuối tháng mười, lúa về sân, ba má ngồi quây lúa giữa trưa, bóng hai cây trứng cá đã bị tỉa thưa cành không đủ sức ngăn bớt cái nóng bừng bừng, mồ hôi chảy dài, bê bết tóc. Mỗi lần giở đệm lúa lên, hơi nước ướt đầm mặt đất, không hiểu sao, tôi cứ tưởng đấy là mồ hôi của má ba mình. Dường như không lần nào đứng trên mảnh sân – thiên – đường của tôi, má ba không tất tả, bận bịu, lo toan Nên cái hồi con mười, mười hai tuổi, nhà mình nghèo, má (và cả ba) thiệt thòi nhiều nhất. Còn con lúc ấy giàu có, đầy đủ lắm, má à. Má không tin con sao? (Trích: SÂN NHÀ – Nguyễn Ngọc Tư, Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn 4-11-2004 ) Câu 1: (1 điểm) a/ Văn bản trên viết theo thể loại văn nào? b/ Tác giả gọi mảnh sân nhà mình là gì? Vì sao? Câu 2: (1 điểm) Em hiểu câu “Nên cái hồi con mười, mười hai tuổi, nhà mình nghèo, má (và cả ba) thiệt thòi nhiều nhất. Còn con lúc ấy giàu có, đầy đủ lắm, má à.” như thế nào? Câu 3: (1điểm) Từ văn bản, em cảm nhận như thế nào về tình cảm gia đình và kỉ niệm tuổi thơ đối với mỗi người? Câu 4: (1 điểm) Tìm hai từ địa phương trong đoạn trích sau và giải nghĩa của từ? “Sân nhà mình hồi ấy có rộng mấy đâu, chỉ có khoảng trời là lồng lộng phía trên đầu, nhưng đã đi hết cả tuổi thần tiên rồi, sao tôi vẫn còn nhớ tiếc. Chứ không à? Những đứa bạn dễ thương, những trò chơi tuổi nhỏ, cái xích đu tự tạo mắc lên cành cây bằng mấy cọng dây chuối, con dế gáy te te hoài dưới tấm đá chẻ bên góc nhà, tôi nhớ cả tiếng má rầy khi tôi trốn ngủ trưa lén ra sân gạch đụi nhảy dây. []. Coi lại, hồi nhỏ, tôi lang thang ngoài sân, vườn nhiều hơn trong nhà, trên mình đầy sẹo lớn nhỏ Lúc tan bạn ròi, còn một mình, tôi vẫn thường thẩn thơ ở đó, mơ màng nghe bầy chim sâu, chim sẻ ríu rít cãi nhau, ngó con bướm nhỏ vỗ cánh thấp tha thấp thỏm” Câu 5: (1 điểm) Tìm một thuật ngữ trong môn Ngữ văn? Giải thích thuật ngữ ấy? II/ PHẦN VIẾT: (5 điểm): Trong cuộc sống hằng ngày, không ai không phạm lỗi. Những lần phạm lỗi ấy khiến ta ân hận nhưng cũng có những nhận thức và khôn lớn hơn. Em hãy viết bài văn biểu cảm về một lần phạm lỗi như vậy. - HẾT - DeThiVan.com Bộ 14 Đề thi cuối Kì 1 Ngữ Văn 7 - Chân Trời Sáng Tạo (Có đáp án) - DeThiVan.com d. Chính tả, ngữ pháp, lời văn 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt; lời văn sinh động, sáng tạo; bài viết lôi cuốn, hấp dẫn. DeThiVan.com Bộ 14 Đề thi cuối Kì 1 Ngữ Văn 7 - Chân Trời Sáng Tạo (Có đáp án) - DeThiVan.com Câu 3. (0.5 điểm) Trong câu văn sau có mấy số từ: Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 4. (0.5 điểm) Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên? A. Miêu tả, tự sự. B. Nghị luận, biểu cảm. C. Tự sự, biểu cảm. D. Nghị luận, miêu tả. Câu 5. (0.5 điểm) Chỉ ra nghĩa của từ “bối rối” ở câu văn sau: “Tôi vội lên tiếng gọi con chó đang bối rối ấy tránh ra xa, lòng đầy thán phục” A. Luống cuống, không bình tĩnh được. B. Run sợ trước một kẻ có sức mạnh. C. Tức giận trước một sự việc lạ. D. Bình tĩnh khi đối diện với nguy hiểm. Câu 6. (0.5 điểm) Nhân vật tôi đã bộc lộ sự thán phục vì điều gì? A. Khi thấy thiên nhiên trong khu vườn có những điều kì thú. B. Khi chứng kiến con sẻ non yếu ớt đang gặp nguy hiểm. C. Nhìn thấy con sẻ non mép óng vàng rơi từ trên tổ xuống. D. Vì hành động dũng cảm và tình yêu thương của sẻ già. Câu 7. (0.5 điểm) Dòng nào thể hiện ý nghĩa của truyện? A. Đề cao tinh thần đoàn kết. B. Nhắc nhở tinh thần cảnh giác. C. Ca ngợi tình yêu thương. D. Ca ngợi lòng vị tha. Câu 8. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong câu văn: Trước mắt nó, con chó như một con quỷ khổng lồ. Câu 9. (1,0 điểm) Theo em, vì sao nhân vật tôi có hành động lên tiếng gọi con chó đang bối rối ấy tránh ra xa. Câu 10. (0,5 điểm) Viết đoạn văn ngắn (5-7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết con sẻ già dũng cảm lao xuống cứu sẻ con. II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn biểu cảm về người mẹ thân yêu của em. DeThiVan.com Bộ 14 Đề thi cuối Kì 1 Ngữ Văn 7 - Chân Trời Sáng Tạo (Có đáp án) - DeThiVan.com nghĩ về chi tiết sẽ già dũng cảm cứu sẻ con: con sẻ già nhỏ bé nhưng nó có một tinh thần dũng cảm và tình thương con vô cùng mãnh liệt. Nó sẵn sàng xả thân để cứu con trong cơn hoạn nạn nguy kịch II. VIẾT (4 điểm) Nội dung Điểm a.Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm 0,25 - Mở bài: Giới thiệu đối tượng biểu cảm, nêu ấn tượng ban đầu về đối tượng biểu cảm -Thân bài: Trình bày tình cảm, suy nghĩ về những đặc điểm nổi bật của đối tượng biểu cảm, nêu ấn tượng về đối tượng biểu cảm -Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ về đối tượng biểu cảm b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Biểu cảm về người mẹ thân yêu của em. c. Phát biểu cảm nghĩ Theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; biết kết hợp giữa bộc lộ cảm xúc với nêu các đặc điểm liên quan tới đối tượng biểu cảm. Sau đây là một gợi ý: * Giới thiệu người mà em muốn bày tỏ tình cảm đó là mẹ,bày tỏ những tình cảm, 2.5 ấn tượng ban đầu của em về mẹ. * Biểu cảm về mẹ: +Biểu cảm về hình dáng ,hành động, tính cách, đức hy sinh của mẹ +Bày tỏ tình cảm với mẹ thông qua việc hồi tưởng lại một kỉ niệm với mẹ, nêu cảm nghĩ về kỷ niệm đó +Thể hiện tình cảm, lòng biết ơn đối với mẹ * Khẳng định tình cảm của em dành cho mẹ là mãi mãi không thay đổi. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5 DeThiVan.com Bộ 14 Đề thi cuối Kì 1 Ngữ Văn 7 - Chân Trời Sáng Tạo (Có đáp án) - DeThiVan.com Câu 3. “Họ nói - không biết thật hay giỡn - mồ hôi mà làm giả, kiểu như vẩy nước vào cũng không đẹp bằng mồ hôi thật, thiếu hơi muối nên nhìn hạt nó không trong và tròn chắc, không đọng lại lâu trên da.”. Dấu gạch ngang trong câu văn trên có tác dụng gì? A. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. B. Đánh dấu lời nói của nhân vật. C. Đánh dấu thành phần liệt kê. D. Nối các bộ phận trong liên danh. Câu 4. “Chị của mồ hôi thì nhìn đã quen rồi. Đến thành mặc định, chị cứ sợ không mồ hôi thì không ai nhận ra mình, nói chi là mời làm mẫu.”. Theo em, từ “mặc định” trong đoạn này có nghĩa là gì? A. Được quy định, luôn luôn sẵn có. B. Cho là hiển nhiên, rõ ràng, không còn gì để tranh cãi. C. Tần suất đều đặn, liên tục và không gián đoạn. D. Sự quen thuộc quá đỗi đến mức gắn liền, trở thành đặc điểm chính để nhận diện. Câu 5. Nội dung chính của đoạn trích là: A. Ngợi ca vẻ đẹp cần cù, chịu khó của người lao động - một vẻ đẹp phơi nắng phơi sương, tần tảo, lam lũ nhưng mang tính nghệ thuật cao. B. Kể về câu chuyện mưu sinh trong cuộc sống hàng ngày của một gia đình nhỏ, vừa làm nông vừa buôn bán và vừa kiêm thêm cả làm mẫu cho các nhóm thợ săn ảnh chuyên nghiệp. C. Thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng giữa hai mẹ con, luôn yêu thương, lo lắng cho nhau trong cuộc sống vất vả hàng ngày. D. Kể câu chuyện mưu sinh của một gia đình nhỏ để bộc lộ vẻ đẹp của người mẹ cần cù lam lũ trong lao động và trong những lúc yên bình thảnh thơi đồng thời thể hiện tình cảm xót xa, yêu thương mẹ của người con hiếu thảo. Câu 6. Vì sao người con lại cho rằng:“Má đẹp nhất là không làm gì. Trời ơi, mấy lúc vậy bả đẹp kinh hồn vía”? A. Vì người con thấy mẹ rất đẹp khi được trang điểm và tạo dáng nhẹ nhàng giống như những cô người mẫu trên truyền hình. B. Bởi người con rất thương xót và lo lắng cho mẹ, chỉ yêu vẻ đẹp nhẹ nhàng, hạnh phúc của mẹ khi được nghỉ ngơi, yên bình tận hưởng cuộc sống. C. Vì người con thấy mẹ mình lúc nào cũng đẹp, dù là khi làm lụng vất vả, mồ hôi đầm đìa hay cả khi không làm gì. D. Bởi người con mong muốn mẹ mình trở nên nổi tiếng, sớm có tác phẩm đạt giải để trưng bày ở viện bảo tàng. Câu 7. Nêu một vài cảm nhận của em về nhân vật người con trong đoạn trich trên. II/ VIẾT (6 điểm) Câu 1. Từ văn bản trên và những trải nghiệm của bản thân, hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 2/3 trang giấy nêu suy nghĩ của em về vẻ đẹp của những giọt mồ hôi. Câu 2. Qua đoạn trích trong tác phẩm “Người của mồ hôi” của Nguyễn Ngọc Tư, nhà văn đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp của người mẹ qua những “ống kính” khác nhau: một vẻ đẹp lam lũ, tần tảo khi lao động dưới lăng kính của thợ ảnh; một vẻ đẹp yên bình, lúc nghỉ DeThiVan.com Bộ 14 Đề thi cuối Kì 1 Ngữ Văn 7 - Chân Trời Sáng Tạo (Có đáp án) - DeThiVan.com giá trị của lao động, còn lười biếng, ỉ lại những giá trị tiền đề của thế hệ trước, chưa chủ động, nỗ lực trong học tập, công việc. - Liên hệ, bài học: + Quý trọng công sức của những người lao động, quý trọng sản phẩm lao động làm ra từ những giọt mồ hôi. + Hành động: Chăm chỉ, cần cù trong mọi việc hàng ngày từ những việc nhỏ nhất trong gia đình, đến việc lao động quét dọn về sinh trường lớp + .. *. Lưu ý: Giáo viên linh hoạt chấm, đánh giá việc học sinh hiểu đúng vấn đề nghị luận và đã bước đầu biết viết văn nghị luận. Câu 2 * Hình thức: 0.5đ (4đ) - Bài văn khoảng 2 trang giấy - Mạch ý rõ ràng, biết cách làm bài, liên kết chặt chẽ, trình bày sạch đẹp (Bài làm mắc nhiều lỗi diễn đạt/mạch ý lộn xộn/ thiếu liên kết: trừ tối đa 0.25 điểm) * Nội dung: a. Mở bài: 0.5đ + Giới thiệu về mẹ và tình mẫu tử thiêng liêng cao quý + Bày tỏ tình cảm, ấn tượng của em về mẹ b. Thân bài: 2.5đ Học sinh triển khai bài văn dựa trên hai ý cơ bản - Ý 1: Lần lượt trình bày những cảm nhận về vẻ đẹp của mẹ qua: + Miêu tả về ngoại hình, tính cách, thói quen, nghề nghiệp. + Những tình huống, những sự việc cụ thể để bộc lộ vẻ đẹp qua suy nghĩ, hành động lời nói cử chỉ của mẹ trong công việc, trông đối nhân xử thế hàng ngày. + Những câu chuyện với con cái, mẹ bộc lộ vẻ đẹp của tình yêu thương. - Ý 2: Những suy nghĩ đẹp về mẹ: Mẹ là người phụ nữ vĩ đại nhất cuộc đời, luôn yêu thương và bên cạnh động viên em ➢ Mẹ là nguồn động lực to lớn giúp em cố gắng phấn đấu, trưởng thành hơn mỗi ngày ➢ Mẹ là tấm gương sáng để em noi theo và học tập 0.5đ ➢. c. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em về mẹ *. Lưu ý: Giáo viên chấm bài linh hoạt, đánh giá cao việc học sinh viết đúng về mẹ của mình, bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ chân thành, tích cực, tránh lối viết hoa mỹ, sáo rỗng, hô khẩu hiệu chung chung. DeThiVan.com
File đính kèm:
- bo_14_de_thi_cuoi_ki_1_ngu_van_7_chan_troi_sang_tao_co_dap_a.docx