Bộ 14 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Lớp 10 môn Văn (Có đáp án)
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ 14 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Lớp 10 môn Văn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 14 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Lớp 10 môn Văn (Có đáp án)
Bộ 14 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Lớp 10 môn Văn (Có đáp án) - DeThiVan.com DeThiVan.com Bộ 14 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Lớp 10 môn Văn (Có đáp án) - DeThiVan.com Thực hiện các yêu cầu/ Trả lời các câu hỏi: Câu 1. Xác định đề tài của văn bản. Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu văn: Bằng vật chất, có thể thưởng cho trẻ những vật dụng giúp các cháu mở rộng tri thức, nối dài trải nghiệm, tăng cường thể lực và trí tuệ, như tặng sách, đặt tạp chí dài kỳ, tặng vé tham quan bảo tàng - di tích, thẻ đi bơi theo tuần hoặc tháng, ván trượt, xe đạp... Câu 3. Việc đưa những dẫn chứng vào trong văn bản có tác dụng gì? Câu 4. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: phần thưởng chỉ có sức mạnh khi bản thân người nhận coi trọng nó? Câu 5. Anh/chị rút ra bài học gì sau khi đọc văn bản trên? II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn về sự cần thiết của việc trân trọng khoảnh khắc thực tại. Câu 2 (4,0 điểm) Cho đoạn thơ sau : Con bị thương, nằm lại một mùa mưa Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ Nhà yên ắng, tiếng chân đi rất nhẹ, Gió từng hồi trên mái lá ùa qua. [] Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế Khoai nướng, ngô bung, ngọt lòng đến thế Mỗi ban mai toả khói ấm trong nhà. Ba con đầu đi chiến đấu nơi xa Tình máu mủ mẹ dồn con hết cả, Con nói mơ những núi rừng xa lạ Tỉnh ra rồi, có mẹ, hoá thành quê! (Trích Mẹ, Bằng Việt, in trong Tác phẩm chọn lọc, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2010) Anh/chị hãy viết một bài luận (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trên./. ---------- Chú thích: Bằng Việt tên khai sinh Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở Thạch Thất (nay thuộc Hà Nội). Ông làm thơ từ đầu những năm 60 của thế kỉ XX và thuộc tầng lớp những nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, tràn đầy cảm xúc. Đề tài thơ thường đi vào khai thác những kỉ niệm, những kí ức thời thơ ấu và gợi những ước mơ tuổi trẻ. DeThiVan.com Bộ 14 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Lớp 10 môn Văn (Có đáp án) - DeThiVan.com ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 Đề tài: Bàn về việc trao thưởng cho học sinh/trẻ em. 0,5 Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: 0,5 điểm - Trả lời sai/ Không trả lời: 0 điểm 2 Biện pháp tu từ: Liệt kê 0,5 Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: 0,5 điểm - Trả lời sai/ Không trả lời: 0 điểm 3 Việc đưa những dẫn chứng vào trong văn bản có tác dụng: 1,0 - Làm sáng tỏ luận điểm/vấn đề được nói đến. - Làm cho văn bản sinh động, hấp dẫn; tăng tính thuyết phục. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án hoặc tương đương: 1,0 điểm - Trả lời được 1 ý như đáp án hoặc tương đương: 0,5 điểm - Trả lời sai/ Không trả lời: 0 điểm 4 Hiểu về câu nói: phần thưởng chỉ có sức mạnh khi bản thân người nhận coi 1,0 trọng nó như sau : Nhấn mạnh đến thái độ của người nhận thưởng : Khi người nhận coi trọng phần thưởng, nó sẽ có ích, sẽ phát huy được sức mạnh và ngược lại Hướng dẫn chấm: - Trả lời đầy đủ như đáp án: 1,0 điểm - Trả lời chạm ý hoặc chưa rõ ràng: 0,25 – 0,75 điểm - Trả lời sai/ Không trả lời: 0 điểm 5 HS rút ra bài học hợp lí, thuyết phục. 1,0 Sau đây là những gợi ý: - Cần biết trân trọng món quà/ phần thưởng ta nhận được. - Việc tặng thưởng cần phù hợp với hoàn cảnh, sở thích, nhu cầu...của người nhận. Hướng dẫn chấm: - HS trình bày, diễn đạt hợp lí, thuyết phục: 1,0 điểm - HS diễn đạt chung chung, chưa thuyết phục: 0,25 - 0,5 điểm - Không trả lời: 0 điểm II LÀM VĂN 6,0 đ 1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn về sự cần thiết của việc 2,0 trân trọng khoảnh khắc thực tại. DeThiVan.com Bộ 14 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Lớp 10 môn Văn (Có đáp án) - DeThiVan.com * Giới thiệu ngắn gọn về thể loại, nhân vật trữ tình và nội dung bao quát của đoạn thơ. * Phân tích những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ: - Về nội dung: + Hoàn cảnh của tác giả: Tác giả bị thương được bà mẹ vùng hậu cứ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng. + Hình dáng người mẹ: ân cần mà lặng lẽ. tận tình lo cho người chiến sĩ từng bữa ăn: Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào/ Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế. Mọi thức ăn của nhà quê mà mẹ có, người mẹ đều dành cho đứa con xa lạ. => Người mẹ hết lòng thương yêu và chăm sóc người chiến sỹ như con đẻ của mình, người mẹ trong đoạn trích là hình ảnh quen thuộc của những người mẹ Việt Nam anh hùng, kiên cường, bất khuất... + Tình thương của mẹ Nam Bộ đã làm cho người chiến sĩ cảm động như được về với mẹ, với quê hương của chính mình. + Tình cảm tác giả dành cho người mẹ Nam Bộ: Yêu thương, trân trọng, ngợi ca người mẹ ... - Về nghệ thuật: + Thể thơ 8 chữ. + Hình ảnh quen thuộc, bình dị + Ngôn ngữ mộc mạc + Sử dụng nhiều biện pháp liệt kê, ẩn dụ.. - Bài học/thông điệp có ý nghĩa rút ra từ đoạn thơ: ý nghĩa của tình mẹ trong cuộc sống mỗi con người: Tình mẫu tử là tình cảm yêu thương, đùm bọc, che chở... mà người mẹ dành cho con. Tình cảm ấy vừa tự nhiên vừa cao cả, sẽ đi theo mỗi người suốt cuộc đời. Kết bài: đánh giá khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ d. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết 0,25 văn bản. đ. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Tổng điểm 10,0 DeThiVan.com Bộ 14 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Lớp 10 môn Văn (Có đáp án) - DeThiVan.com ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3 điểm) Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận. Câu 2 (0,5đ): Đối tượng: người phụ nữ và văn nghệ. Câu 3 (0,75đ): Sự kì diệu của văn nghệ được tác giả thể hiện: văn nghệ đánh thức tâm hồn cằn cỗi của con người. Câu 4 (1,25đ): Tầm quan trọng của văn nghệ: văn nghệ nuôi dưỡng tâm hồn, làm cho tâm hồn của con người tràn đầy sức sống hơn, chạm đến trái tim và giúp con người trở nên tốt đẹp hơn. II. TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 (2đ): Dàn ý nghị luận về câu danh ngôn: “Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc” 1. Mở bài Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc. 2. Thân bài a. Giải thích Hạnh phúc: cảm giác vui vẻ, viên mãn khi con người hài lòng về cuộc sống và không có mối bận tâm nào. → Tiền làm cho con người đầy đủ về vật chất nhưng chính hạnh phúc mới làm con người sống tốt, sống vui → đề cao vai trò của hạnh phúc. b. Phân tích • Hạnh phúc là trạng thái tình cảm xuất phát từ trái tim, là cảm xúc vui sướng khi ta đạt được hoặc làm được điều gì đó có ý nghĩa. • Nếu chúng ta cứ mải chạy theo giá trị vật chất mà quên đi những giá trị tinh thần thì chúng ta sẽ bị sa ngã vào lối sống thực dụng, ích kỉ. c. Chứng minh Học sinh tìm những nhân vật, dẫn chứng tiêu biểu nhất để minh họa cho bài viết của mình. d. Phản biện Có những người sống ích kỉ, toan tính, vụ lợi, chạy theo nhu cầu vật chất, sẵn sàng đánh đổi vì đồng tiền mà bỏ lỡ nhiều giá trị tốt đẹp của cuộc sống → đáng bị phê phán. 3. Kết bài Liên hệ bản thân và rút ra bài học. Câu 2 (5đ): 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long, truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa và nhân vật anh thanh niên. 2. Thân bài DeThiVan.com Bộ 14 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Lớp 10 môn Văn (Có đáp án) - DeThiVan.com ĐỀ SỐ 3 ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM LỚP 10 MÔN VĂN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Thân em thời trắng phận em tròn, Bảy nổi ba chìm mấy nước non. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son. Câu 1 (0,5đ): Tác giả của bài thơ trên là ai? Câu 2 (0,75đ): Nêu nội dung chính của bài thơ. Câu 3 (0,75đ): Chỉ ra 01 biện pháp nghệ thuật nổi bật và nêu tác dụng. Câu 4 (1đ): Qua bài thơ trên, anh/chị hiểu thêm điều gì về người phụ nữ trong xã hội cũ. II. TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 (2đ): Viết một bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về sự vô cảm. Câu 2 (5đ): Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. DeThiVan.com Bộ 14 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Lớp 10 môn Văn (Có đáp án) - DeThiVan.com a. Khái quát nhân vật bé Thu • "một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà" → cô bé đáng yêu, hồn nhiên, nhí nhảnh. • Bé Thu phải chịu cảnh thiếu thốn tình cảm của cha: cha đi kháng chiến khi bé chưa đầy 1 tuổi, không thể nhớ được mặt của cha. • b. Hành động của bé Thu khi ông Sáu trở về • Khi nghe tiếng người ba gọi mình với hai cánh tay dang ra đầy đón đợi, Thu chỉ biết "trợn mắt nhìn ngơ ngác, lạ lùng" rồi bỗng nhiên "mặt nó tái đi rồi vụt chạy" chỉ vì người đàn ông ấy không giống trong bức ảnh mà nó có. • Ông Sáu càng muốn gần con thì Thu lại càng xa cách với một thái độ ương ngạnh, bướng bỉnh. Nó phớt lờ ngay cả lời nói của mẹ: "Thì má cứ kêu đi", khi phải gọi thì nói trống không với ba: "Vô ăn cơm", "Cơm chín rồi!". • Trong hình dung của cô bé, cha không có vết sẹo dài trên mặt. • Cho đến lúc bị dồn vào thế bí, nó thà tự giải quyết còn hơn nhận sự giúp đỡ của ông Sáu. Nó khước từ mọi sự quan tâm chăm sóc nhỏ bé nhất của ông Sáu. → Những hành động của bé Thu không hề đáng trách bởi lẽ đối với một đứa trẻ chỉ nhìn ba mình qua tấm ảnh và sự khác biệt của người cha khi đi chiến đấu về khiến bé không nhận ra ba. Chính hành động bướng bỉnh này của bé Thu thể hiện em là người rất thương ba, trong lòng luôn tôn thờ người ba trong ảnh, khi một người khác nhận làm ba mình tất thảy em sẽ có những hành động phản kháng như vậy. c. Sau khi sang nhà bà ngoại về • Sau đêm bé Thu bỏ sang nhà bà, nó đã được bà giải thích về vết sẹo trên mặt ba và Thu đã hiểu rằng người mà nó khước từ bấy lâu nay chính là ba nó. Cô bé quay trở về nhận ba. • Vẻ mặt của nó hơi khác, không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có. Vẻ mặt buồn rầu ủ dột ấy là do ân hận, day vò hay một mối linh cảm chẳng lành sắp có thể xảy đến. • Ánh mắt của bé Thu bắt gặp "đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu" của ba nó, đôi mắt mênh mông của cô bé bỗng xôn xao. • Chỉ với một cái nhìn mà cô bé như đọc thấu cả những tình cảm yêu thương, những nuối tiếc và đau xót trong lòng ba nó. • Niềm khát khao mà tám năm nay Thu kìm nén đã bật lên từ sâu thẳm con tim. Con bé đã thét lên một tiếng gọi với một chuỗi âm thanh vừa đứt đoạn vừa nức nở: "ba....a...a...a". • Ngay sau tiếng gọi ba, con bé "nhanh như một con sóc, chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba", "nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó". Đó như là cách để cô bé bù đắp những nỗi đau, những tổn thương đã gây ra cho ba. Và khi cuộc chia tay sắp kết thúc "nó dang cả hai chân câu chặt lấy ba nó". → Đến đây, mọi cảm xúc của bé như vỡ òa, bé nhận ra người ba mà mình hết lòng yêu thương và nhớ nhung bao lâu nay, tiếng gọi ba tuy có hơi muộn màng nhưng lại vô cùng xúc động. d. Sau khi ba đi • Tình yêu thương cha vô bờ của bé Thu còn được thể hiện trong ước mơ mà con bé gửi cho ba "ba mua cho con một cây lược nghe ba". • Bất chấp sự khốc liệt của chiến tranh, theo thời gian, bé Thu đang dần trưởng thành, nét nữ tính của một người con gái vẫn lặng lẽ lớn dần lên. DeThiVan.com
File đính kèm:
- bo_14_de_thi_khao_sat_chat_luong_dau_nam_lop_10_mon_van_co_d.docx