Bộ 14 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Lớp 8 môn Văn (Có đáp án)
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ 14 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Lớp 8 môn Văn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 14 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Lớp 8 môn Văn (Có đáp án)
Bộ 14 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Lớp 8 môn Văn (Có đáp án) - DeThiVan.com DeThiVan.com Bộ 14 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Lớp 8 môn Văn (Có đáp án) - DeThiVan.com Có lẽ tuổi học trò, không ai là không có kỉ niệm để khi nhìn lại ta nở một nụ cười, kỉ niệm mãi theo ta đi suốt cuộc đời... Giờ đây sau nhiều năm, mái tóc cô đã phai sương, còn chúng tôi đã bắt đầu điểm bạc, mỗi người mỗi công việc ngành nghề khác nhau nhưng mái trường, thầy cô là nơi đã nuôi dưỡng chúng tôi trên con đường tri thức, là bước đệm để chúng tôi đi trên con đường mình đã lựa chọn. Cảm ơn những kỉ niệm để cho ta còn lưu giữ mãi... 27/12/2022 – CTM (Theo Thanh Minh, Tản mạn tuổi học trò, Tạp chí Văn hóa và phát triển - Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển) Thực hiện các yêu cầu bên dưới: Câu 1 (0.5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2 (0.5 điểm): Những kỉ niệm nào được tác giả kể lại trong văn bản? Câu 3 (1.0 điểm): Trong văn bản trên, dấu ba chấm (...) được sử dụng bao nhiêu lần? Việc sử dụng nhiều lần ở những vị trí khác nhau trong câu đã phát huy được những tác dụng gì của dấu câu này? Câu 4 (1.0 điểm): Câu văn: "Mặt nóng bừng, tôi cảm tưởng như có hàng nghìn ánh mắt đang đổ dồn về phía tôi, nhìn tôi rồi cười... lúc đó, tôi chỉ mong sao đất dưới chân nứt ra để tôi chui xuống..." diễn tả cảm xúc, suy nghĩ gì của nhân vật "tôi"? Đây là cách diễn tả trực tiếp hay gián tiếp? Tại sao nhân vật "tôi" lại có những cảm xúc, suy nghĩ ấy? Câu 5 (1.0 điểm): Tác giả gửi thông điệp gì đến bạn đọc qua đoạn cuối của văn bản? PHẦN II - VIẾT (6.0 điểm) Câu 1 (2 điểm): Nhân vật "cô An tây" (trong văn bản ở phần I) là một phần của những kỉ niệm tuổi học trò mà "tôi" còn lưu giữ mãi và mãi theo "tôi" đi suốt cuộc đời. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 7 câu) ghi lại cảm nghĩ của em về "cô An tây". Trong đoạn văn có sử dụng trạng ngữ được mở rộng bằng một cụm từ, gạch chân trạng ngữ đó. Câu 2 (4 điểm): Có ý kiến cho rằng: Khi các thiết bị nghe nhìn hiện đại ngày càng phát triển, việc đọc sách giấy sẽ không còn cần thiết nữa. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Hãy viết bài văn (không quá 2 trang giấy) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề được nêu trong ý kiến trên. DeThiVan.com Bộ 14 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Lớp 8 môn Văn (Có đáp án) - DeThiVan.com - Đưa ra cảm nghĩ phù hợp về nhân vật "cô An tây": tò mò về cách dạy học, rèn học sinh của cô; yêu thích cách giải quyết vấn đề của cô; mong muốn được một lần trải nghiệm những giờ học thú vị;... - Nêu được tình cảm yêu mến, quý trọng của người viết dành cho "cô An tây". - Đưa ra suy nghĩ, tình cảm dành cho nhân vật nói riêng và những người thầy giáo, cô giáo nói chung. Lưu ý: Bài viết cần có cách biểu cảm độc đáo, từ ngữ khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. Câu 2. Bài làm cần có bố cục đầy đủ ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Xác định luận điểm hợp lí; nêu ý kiến xác đáng; lựa chọn bằng chứng phù hợp, đa dạng, thuyết phục; lí lẽ sinh hoạt, hiệu quả; lập luận chặt chẽ. Sau đây là một hướng làm bài: 1. Giải thích - "Thiết bị hiện đại" là những gì? (ti vi, máy tính, điện thoại... có kết nối internet -> cung cấp lượng thông tin khổng lồ, hấp dẫn, tiện lợi). - "Sách giấy" là gì? (sách, truyện, tác phẩm nghệ thuật... được in ấn, lưu hành bằng giấy -> lâu đời, quen thuộc). -> Thời hiện đại, nhiều loại sách điện tử hữu dụng ra đời, là nguy cơ cho sự tồn tại của sách giấy. 2. Bàn luận Trước hết, học sinh cần đưa ra quan điểm của bản thân đồng tình hay không đồng tình với ý kiến. Khi không đồng tình với ý kiến, học sinh có thể trình bày theo hướng khẳng định ý nghĩa của việc đọc sách giấy: - Sách giấy: phổ biến, quen thuộc với mọi đối tượng, thân thiện với môi trường, lưu trữ thông tin lâu dài. - Đọc sách giấy: phát triển tư duy suy ngẫm, hình dung tưởng tượng; tác động lâu dài đến tâm lí, tình cảm của người đọc; giữ cho mắt khỏe mạnh lâu hơn; giúp ích không nhỏ trong việc hình thành thói quen tốt;... - Đối với giới trẻ, đọc sách giấy rèn thói quen sống chậm lại, quan sát nhiều hơn, suy nghĩ sâu xa hơn. 3. Mở rộng - Nhận thức: giá trị to lớn của việc đọc sách giấy. - Hành động: rèn thói quen đọc sách, bắt đầu từ việc học. - Bày tỏ được cách nhìn riêng, cách nghĩ, cách đánh giá... phù hợp đối với nhận định. DeThiVan.com Bộ 14 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Lớp 8 môn Văn (Có đáp án) - DeThiVan.com C. Thờ ơ D. Buồn phiền Câu 3. Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa? A. Họ chưa dùng hết sức để bẻ B. Không ai muốn bẻ cả C. Cầm cả bó đũa mà bẻ D. Bó đũa được làm bằng kim loại Câu 4. Người cha đã làm gì để răn dạy các con? A. Cho thừa hưởng cả gia tài B. Lấy ví dụ về bó đũa C. Trách phạt D. Giảng giải đạo lý của cha ông Câu 5. Từ “đoàn kết” trái nghĩa với từ nào? A. Đùm bọc B. Chia rẽ C. Yêu thương D. Giúp đỡ Câu 6. Nhận xét nào sau đây đúng với Câu chuyện bó đũa? A. Ca ngợi tình cảm cộng đồng bền chặt. B. Ca ngợi tình cảm anh, em đoàn kết, thương yêu nhau. C. Giải thích các bước bẻ đũa. D. Giải thích các hiện tượng thiên nhiên. Câu 7. Qua câu chuyện trên, rút ra bài học mà em tâm đắc nhất? Câu 8. Cách dạy con của người cha có gì đặc biệt? II. VIẾT (4.0 điểm) Em hãy viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm ( Môi trường, giao thông, bạo lực học đường) Hết... DeThiVan.com Bộ 14 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Lớp 8 môn Văn (Có đáp án) - DeThiVan.com ĐỀ SỐ 3 ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 2024-2025 Môn: Ngữ Văn 8 (Thời gian làm bài 60 phút: Đề có 01 trang) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người. Khu rừng có tiếng vọng lại:“Tôi ghét người. Cậu bé hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nứt nở. Cậu không hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy thét thật to:“Tôi yêu người. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại:“Tôi yêu người. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió ắt gặp bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”. (Theo “Quà tặng cuộc sống”, NXB Trẻ, 2002) Câu 1 (1,0 điểm): Xác định ngôi kể trong câu chuyện trên và tác dụng của ngôi kể đó? Câu 2 (1,0 điểm): Trong câu chuyện, người mẹ đã nói với con về định luật gì trong cuộc sống? Câu 3 (1,5 điểm): Câu văn “Ai gieo gió ắt gặp bão” gợi cho em nhớ đến câu thành ngữ nào? Hãy giải thích ý nghĩa của thành ngữ đó? Câu 4 (0,5 điểm): Chỉ ra phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn: Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người. Khu rừng có tiếng vọng lại:“Tôi ghét người. Cậu bé hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nứt nở. Cậu không hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu Câu 5 (2,0 điểm): Trình bày bức thông điệp sâu sắc mà câu chuyện muốn gửi đến cho người đọc. II. VIẾT (4.0 điểm): Từ nội dung của văn bản phần đọc – hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 12 -15 câu) trình bày suy nghĩ của em về giá trị của tình yêu thương. . Hết Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm DeThiVan.com Bộ 14 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Lớp 8 môn Văn (Có đáp án) - DeThiVan.com - Khi ta mở lòng trao đi những tình cảm yêu thương chân thành thì ta cũng sẽ nhận lại được chính tình yêu thương đó. Trao đi yêu thương sẽ nhận lại niềm hạnh phúc. - Lòng nhân ái sẽ là sợi dây nối kết con người gần nhau hơnLà cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, văn minh -Người sống nhân ái, bao dung luôn được mọi người tin yêu, quý trọng và cảm phục. ( Dẫn chứng: HS có thể lấy 1 trong những bằng chứng: giúp đỡ những đồng bào miền Trung bị lũ lụt hàng năm, những người nghèo, những trẻ em nghèo, mồ côi, bị tật bẩm sinh.như các chương trình “ Vì khúc ruột Miền Trung; Lục lạc vàng; Trái tim cho em; giúp đỡ Nhật Bản bị sóng thần, động đất hủy hoại, các quốc gia trên thế giới đã có sự chung lòng giúp sức khi bị dịch bệnh Covid; khi chiến tranh - Phản đề: Phê phán những người trong xã hội sống thiếu tình thương, vô cảm, dửng dưng trước nỗi đau chung của đồng loại; những kẻ ích kỉ, chỉ biết lo cho cuộc sống của bản thân mình mà không quan tâm đến bất cứ ai. 0,25 * Bài học rút ra: • - Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng so với mỗi người tất cả chúng ta. • - Biết lan tỏa tình yêu thương tới mọi người, tiếp tục tham gia những hoạt động giải trí thiện nguyện, ủng hộ, đồng cảm với những cảnh ngộ 0,25 khó khăn, vất vả trong đời sống. • - Cần biết trân trọng những gì mình đang có. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng tạo. 0,25 DeThiVan.com
File đính kèm:
- bo_14_de_thi_khao_sat_chat_luong_dau_nam_lop_8_mon_van_co_da.docx