Bộ 16 Đề thi Ngữ văn 12 Chân Trời Sáng Tạo giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án)
Đọc đoạn trích sau:
(1) Căn bệnh tự bào chữa là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt lớn giữa một người có khả năng và một người bất lực trong kiểm soát hành động và suy nghĩ của chính mình. Một người càng thành công bao nhiêu, lại càng ít biện hộ bấy nhiêu. Còn những người chưa gặt hái được thành quả gì trong hành trang cuộc sống, hoặc không hề có kế hoạch gì cho tương lai thì thường viện dẫn rất nhiều lí do để bào chữa cho hiện trạng của mình.
(2) Khi quan sát và tìm hiểu những người dẫn đầu trong bất cứ lĩnh vực nào, dù là kinh doanh, giáo dục hay trong quân đội, bạn sẽ thấy: nếu muốn an phận, họ vẫn có thể đưa ra những lời biện bạch như người bình thường vẫn làm, nhưng họ chẳng bao giờ làm như vậy cả. Quả thực, nếu muốn Roosevelt có thể viện cớ vào đôi chân tật nguyền của ông, Truman có thể biện bạch ông chưa hè học đại học, cũng như Kenedy vẫn có thể kêu ca “tôi còn quá trẻ, làm sao làm tổng thống được!" hay Johnson và Eisenhower có thể vin vào những cơn đau khủng khiếp thường xuyên để từ chối nhận lãnh trọng trách quốc gia.
(3) Cũng giống như bất cứ căn bệnh nào khác, chứng "tự bào chữa sẽ trở nên trầm trọng nếu không được chữa trị kịp thời, đúng cách […] Chính vì vậy nếu bạn thực sự quyết tâm và muốn hướng đến thành công thì cần phải bắt tay ngay vào bước thứ nhất – tự tạo ra một loại vắc-xin tiêu diệt tận gốc từng tế bào của căn bệnh nguy hiểm này”.
(Trích Dám nghĩ lớn – David J. Schawartz, Ph. D., NXB Tổng hợp TP. HCM, 2011, tr. 33-35)
Thực hiện yêu cầu từ 1 đến 5:
Câu 1. Vấn đề nghị luận của đoạn trích trên là gì?
Câu 2. Theo đoạn trích, nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt lớn giữa một người có khả năng và một người bất lực trong kiểm soát hành động và suy nghĩ của chính mình.
Câu 3. Hãy chỉ ra tác dụng của phép đối được dùng trong đoạn (1).
Câu 4. Lí lẽ và dẫn chứng tác giả đưa ra trong đoạn (2) có phù hợp với vấn đề nghị luận không? Vì sao?
Câu 5. Từ quan điểm tự bào chữa sẽ trở nên trầm trọng nếu không được chữa trị kịp thời, đúng cách, Anh/ Chị rút ra được bài học gì cho bản thân?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 16 Đề thi Ngữ văn 12 Chân Trời Sáng Tạo giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án)

Bộ 16 Đề thi Ngữ văn 12 Chân Trời Sáng Tạo giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com DeThiVan.com Bộ 16 Đề thi Ngữ văn 12 Chân Trời Sáng Tạo giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com ĐỀ SỐ 1 SỞ GDĐT BÌNH DƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THPT DĨ AN Môn: Ngữ văn Lớp 12 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) Đọc văn bản sau: Kiên trì là một phẩm chất quan trọng trong cuộc sống mà chúng ta cần phải trau dồi và phát triển. Lòng kiên trì đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được thành công và vượt qua khó khăn. Kiên trì giúp chúng ta tiếp tục nỗ lực mặc dù gặp phải trở ngại, thất bại và khó khăn. Kiên trì là cầu nối để thực hiện lý tưởng, là bến phà và là nấc thang dẫn đến thành công. Như một hạt giống được gieo phải mất một thời gian để nảy mầm và phát triển thành cây rồi cho trái. Kiên trì yêu cầu sự kiên nhẫn và sự lâu dài. Đôi khi chúng ta có thể gặp phải một thách thức lớn và cảm thấy muốn từ bỏ. Tuy nhiên, nếu chúng ta giữ vững lòng kiên trì, chúng ta có thể vượt qua mọi trở ngại và đạt được mục tiêu của mình. Một điển hình về lòng kiên trì là Thomas Edison, nhà phát minh người Mỹ. Ông đã thử nghiệm hơn 1.000 vật liệu khác nhau trước khi tìm ra vật liệu thích hợp để làm ra chiếc bóng đèn điện đầu tiên. Thay vì coi những thất bại là thất bại, ông coi chúng là những bước tiến trong việc tìm đến thành công. Bằng lòng kiên trì ông đã trở thành một trong những nhà phát minh lỗi lạc nhất trong lịch sử. Trong quá trình đạt đến mục tiêu, có thể xuất hiện những thời điểm mất động lực và tự tin. Hãy tự tin an ủi bản thân và đặt một hệ thống động viên để tiếp tcuj điều đã bắt đầu. Ghi nhận những thành tựu nhỏ và tiến bộ đã đạt được để duy trì động lực và niềm tin cho bản thân. Kiên trì không chỉ đòi hỏi chúng ta kiên nhẫn và nhẫn nại, mà còn yêu cầu sự chăm chỉ và có tinh thần cống hiến. Hãy không ngừng nỗ lực để đạt đến mục tiêu của mình. (Nguyễn Lân Dũng, Lòng kiên trì, dẫn theo daidoanket.vn, ngày 10-7-2023) Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn): Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm) Câu 2. Xác định luận đề của văn bản. (0,5 điểm) Câu 3. Nêu tác dụng của phép điệp được sử dụng trong văn bản. (1,0 điểm) Câu 4. Nhận xét ngắn gọn mối quan hệ giữa luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản. (1,0 điểm) Câu 5. Hãy nêu quan điểm của anh/chị về ý kiến "nếu chúng ta giữ vững lòng kiên trì, chúng ta có thể vượt qua mọi trở ngại và đạt được mục tiêu của mình" và giải thích lí do. (1,0 điểm) DeThiVan.com Bộ 16 Đề thi Ngữ văn 12 Chân Trời Sáng Tạo giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com II. VIẾT (6.0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) làm rõ tác hại của việc thiếu kiên trì trong cuộc sống. Câu 2. (4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai bài thơ sau: TRĂNG CẢNH KHUYA Xuân Diệu(1) Hồ Chí Minh(2) Trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá, Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Ánh sáng tuôn đầy các lối đi. Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Tôi với người yêu qua nhẹ nhẹ... Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Im lìm, không dám nói năng chi. Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. 1947 Bâng khuâng chân tiếc giậm lên vàng, Tôi sợ đường trăng tiếng dậy vang, (Dẫn theo Thơ Hồ Chí Minh, NXB Văn học, Ngơ ngác hoa duyên còn núp lá, Hà Nội, 1967) Và làm sai lỡ nhịp trăng đang. Dịu dàng đàn những ánh tơ xanh, Cho gió du dương điệu múa cành; Cho gió đượm buồn, thôi náo động Linh hồn yểu điệu của đêm thanh. Chúng tôi lặng lẽ bước trong thơ, Lạc giữa niềm êm chẳng bến bờ. Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá! Hai người nhưng chẳng bớt bơ vơ. (Dẫn theo Thi nhân Việt Nam - Hoài Thanh - Hoài Chân, NXB Văn học, 2002) Chú thích: (1)Xuân Diệu (1916 - 1985) là một trong những nhà thơ lớn của dân tộc, được Hoài Thanh nhận xét "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới". Trước Cách mạng tháng Tám 1945, thơ Xuân Diệu dồi dào những rung động tươi mới, tràn trề tình yêu và niềm khát khao giao cảm với đời. Bài thơ Trăng được in trong tập Thơ thơ (1933 - 1938), tập thơ đầu tay của tác giả. (2)Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969) là lãnh tụ cách mạng vĩ đại, đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn bó mật thiết với cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Bài thơ Cảnh khuya được viết năm 1947 ở chiến khu Việt Bắc vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. DeThiVan.com Bộ 16 Đề thi Ngữ văn 12 Chân Trời Sáng Tạo giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com HƯỚNG DẪN CHẤM A. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của Học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Tổ bộ môn của trường. - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến theo quy định hiện hành. B. Đáp án Phần Đáp án và biểu điểm Điểm I ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm) 1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận. 0,5 2 Luận đề của văn bản là lòng kiên trì. 0,5 Tác dụng của phép điệp (kiên trì, lòng kiên trì, hãy) trong văn bản: 0,25 3 - Tạo điểm nhấn, gây ấn tượng, mang lại sức thuyết phục, sinh động và hấp dẫn 0,25 cho văn bản. - Góp phần nhấn mạnh tầm quan trọng, vai trò của lòng kiên trì trong cuộc sống 0,5 đối với mỗi người. Từ đó, gửi gắm thông điệp đến mọi người hãy giữ vững lòng kiên trì của bản thân. 4 Nhận xét ngắn gọn mối quan hệ giữa luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản: - Quan hệ chặt chẽ, lô gích, khoa học. 0,25 - Luận điểm nêu lên quan điểm về một khía cạnh của vấn đề bàn luận: kiên trì là 0,5 một phẩm chất có vai trò quan trọng trong cuộc sống; lí lẽ trình bày những ý suy luận nhằm làm sáng tỏ luận điểm: kiên trì giúp ta tiếp tục nỗ lực, kiên trì là cầu nối để thực hiện lý tưởng,; bằng chứng minh họa: một điển hình về lòng kiên trì là Thomas Edison, nhà phát minh người Mỹ. 0,25 - Tác dụng của mối quan hệ: làm tăng sức thuyết phục của nghệ thuật lập luận về lòng kiên trì trong cuộc sống. - HS trình bày rõ quan điểm cá nhân về ý kiến. - HS có lí giải rõ ràng, lí lẽ phong phú, thuyết phục, hợp lí. Có thể theo gợi ý sau đây: Ý kiến thể hiện quan điểm đúng đắn, chính xác về vai trò của lòng kiên trì. 0,25 Bởi vì: Lòng kiên trì sẽ mang đến sức mạnh nội tại, giúp ta vượt qua mọi khó 0,75 5 khăn, trở ngại. Phẩm chất quan trọng ấy củng cố niềm tin vào cuộc sống. Khi có sự kiên trì, con người luôn không ngừng tiến lên để đạt được mục tiêu đã đạt ra,. DeThiVan.com Bộ 16 Đề thi Ngữ văn 12 Chân Trời Sáng Tạo giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com II VIẾT (6,0 điểm) 1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) làm rõ tác hại của việc thiếu kiên trì 2,0 trong cuộc sống. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn 0,25 - Học sinh xác định đúng yêu cầu hình thức, dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. - Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo một cách hoặc kết hợp các cách: diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành hoặc tổng – phân – hợp; bảo đảm yêu cầu về cấu trúc đoạn văn. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25 Tác hại của việc thiếu kiên trì trong cuộc sống. c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận 0,5 Học sinh đề xuất được hệ thống ý phù hợp với vấn đề nghị luận. Có thể theo hướng sau: - Thiếu kiên trì được hiểu là thiếu tính bền bỉ, không theo đuổi mục tiêu đến cùng khi gặp phải khó khăn, thử thách, - Tác hại của việc thiếu kiên trì trong cuộc sống: làm con người thiếu kiên định, yếu đuối, hay sợ hãi khi đối diện khó khăn; khiến ta lười biếng trong suy nghĩ để tìm ra giải pháp nên dễ bỏ cuộc, chùn bước; là nguyên nhân dẫn đến thất bại, - Ngợi ca những người kiên trì, quyết tâm cao. - Bài học cá nhân. d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu 0,5 - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên 0,25 kết câu trong đoạn văn. e. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng hoặc sâu sắc về vấn 0,25 đề nghị luận. 2 Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai bài thơ 4,0 Trăng (Xuân Diệu) và Cảnh khuya (Hồ Chí Minh) a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: 0,25 Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. DeThiVan.com Bộ 16 Đề thi Ngữ văn 12 Chân Trời Sáng Tạo giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,5 So sánh, đánh giá điểm tương đồng và khác biệt về nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ Trăng (Xuân Diệu) và Cảnh khuya (Hồ Chí Minh). c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận của bài viết 1,0 - Xác định được các ý chính của bài viết. - Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. * Giới thiệu khái quát hai tác phẩm, hai tác giả và vấn đề cần nghị luận. * So sánh hai bài thơ - Điểm giống nhau + Về nội dung: cùng khắc họa bức tranh thiên nhiên đêm trăng thơ mộng, trữ tình; thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết. + Về nghệ thuật: sử dụng dòng thơ bảy chữ; ngôn ngữ thơ mang màu sắc hiện đại, giàu hình ảnh, gợi âm thanh; đều gieo vần chân; - Điểm khác nhau: + Về nội dung: ++ Bài Trăng (Xuân Diệu): Trăng là một sự kết hợp khéo léo giữa việc khắc họa thiên nhiên và biểu đạt cảm xúc tình yêu lứa đôi của con người. Cảnh và tình lồng ghép, soi chiếu lẫn nhau. Qua việc khắc họa bức tranh vườn trăng lãng mạn, nhà thơ thể hiện cảm xúc tình yêu lứa đôi dạt dào, nồng thắm với bao suy tư, cảm xúc. ++ Bài Cảnh khuya (Hồ Chí Minh): Thiên nhiên Việt Bắc đêm trăng tĩnh lặng, sáng trong. Cảnh vật hòa quyện, quấn quýt vào nhau. Chủ thể trữ tình giàu lòng yêu nước, luôn trăn trở, lo nghĩ về tổ quốc, quê hương. + Về nghệ thuật: ++ Bài Trăng (Xuân Diệu): thể thơ bảy chữ; chủ thể trữ tình trực tiếp; khai thác thành công mối tương giao giữa các giác quan; ngôn ngữ thơ lãng mạn, giàu cảm xúc; sử dụng nhiều từ láy, phép điệp góp phần tạo nên âm hưởng du dương, nhẹ nhàng cho thi phẩm, ++ Bài Cảnh khuya (Hồ Chí Minh): thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật; chủ thể trữ tình ẩn; ngôn ngữ và hình ảnh thơ giản dị, gần gũi; sử dụng thành công biện pháp tu từ so sánh; * Đánh giá - Hai bài thơ có những điểm tương đồng về đề tài thiên nhiên, cảm hứng chủ đạo và hình thức thể hiện. Đây là hai bài thơ xuất sắc của hai nhà thơ lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đại; kết tinh những giá trị nghệ thuật và tư tưởng sâu sắc. - Bên cạnh đó, hai bài thơ vẫn có những nét riêng khác biệt do hai nhà thơ thuộc những khuynh hướng, phong cách văn học khác nhau. Xuân Diệu mang phong cách lãng mạn, là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới” (Hoài Thanh). Hồ Chí Minh thuộc khuynh hướng văn học cách mạng. Phong cách văn chương DeThiVan.com Bộ 16 Đề thi Ngữ văn 12 Chân Trời Sáng Tạo giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com của Người phong phú, đa dạng, kết hợp phong cách cổ điển và hiện đại. * Khẳng định lại giá trị của hai bài thơ và nêu cảm nhận cá nhân. d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu 1,5 - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn 0,25 bản. e. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng hoặc sâu sắc về vấn đề 0,5 nghị luận. Tổng điểm 10,0 Lưu ý chung: 1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung lớn nhất thiết phải có. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng, những bài không gắn vấn đề nghị luận với tác phẩm văn học đã cho. DeThiVan.com Bộ 16 Đề thi Ngữ văn 12 Chân Trời Sáng Tạo giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com ĐỀ SỐ 2 SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ THI GIỮA KÌ TRƯỜNG THPT GIA BÌNH SỐ 1 HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2024 – 2025 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên thí sinh: ..SBD: . I/ Phần Đọc hiểu (4 điểm) Đọc đoạn văn sau: NGƯỜI CHĂN SÓNG BIỂN (Truyện ngắn dự thi – Nguyễn Hiệp) Lược một đoạn (Sau giấc mơ ngọt ngào về An, người bạn gái trước đây của anh, về những chiếc thùng lều đựng mắm đầy khủng khiếp, Sa tỉnh dậy nhưng ú ớ không thành tiếng được. Ba mất trong một chuyến đi biển, Sa đau đớn, điên cuồng tìm gọi ba suốt ba ngày, ba đêm nhưng ba đã cô quạnh nằm đâu đó giữa mênh mông sóng biển. Sau biến động khủng khiếp đó, mọi chuyện đã không còn như trước nữa. Sa đang chạy trên bãi biển thì bị ngã quỵ và nằm liệt luôn bởi chứng bệnh rối loạn thần kinh tự miễn dẫn tới co cứng các cơ trên cơ thể. Dì Tuất, người mẹ kế của Sa cũng đã thay đổi hoàn toàn, từ một người hiền lành, dịu dàng bỗng chốc thành kẻ đay nghiến, tráo trở, bất lương. Chỉ sau một tuần cha mất, chiếc khăn tang đã không còn trên đầu dì Tuất. Chăm sóc Sa nhưng dì luôn dằn mâm xáng chén, đá nồi đá niêu, và hằn học gọi thẳng Sa là “cục nợ”. Cho dù vậy thì Sa vẫn thầm cảm ơn dì vì nếu không có dì thì những ngày Sa nằm đây biết phải làm sao. Nhưng đến khi dì vì tiền mà quyết định bán căn nhà của cha mẹ Sa thì anh thật sự thất vọng và bất lực. Cố trấn an mình bằng những suy nghĩ tích cực nhưng phải mãi lâu sau anh mới bình tĩnh được và lại nằm chăn sóng biển). Chăn đếm. Dõi theo. Ngẫm ngợi. Ngày ngày, Sa trìu mến trò chuyện với từng con sóng, từ khi chúng duềnh lên đằng xa với sắc xanh như ngọc, rồi vươn người lớn mạnh, chứng tỏ mình cho đến khi lao vào bờ và vỡ vụn thành đám bọt trắng xóa. Cứ chín con sóng ngăn ngắn vỗ bờ lại có một con sóng sức dài vai rộng, lực trườn lên mạnh mẽ hơn, tiếng đổ ập vào bờ cũng hào hứng, ấn tượng hơn. Có con sóng mang gương mặt buồn triền miên như là định mệnh. Có con sóng vừa sinh ra đã hớn hở, vui khỏe đến lúc chết. Có con sóng yếu hèn, luồn luồn cúi cúi cả một đời. Có con sóng trong trẻo nhưng rụt rè, rụt rè, để lỡ mất bao cơ hội vươn lên cho đến khi về với đất không một tiếng động nhẹ. Và cũng có con sóng ngang tàng, chẳng sợ mích lòng ai, cứ chồm lên vạm vỡ, lấn át, dồn hết sức vào cú vỗ bờ đẹp đẽ của định mệnh Sa nhận ra nơi từng con sóng biển chính là mình trong bóng dáng mong manh, trong lạnh lẽo yếu hèn, trong nóng ran nhiệt huyết và trong từng hơi thở tơ nhẹ, từng nhịp tim run rẩy. Vẫn biết rằng sóng cũng là nước, có gì rồi cũng là nước nhưng cuộc sống của những “chú ngựa - sóng” băng băng, ì oạp nơi góc bãi biển thân thương kia chính là thế giới thu nhỏ mà Sa trao trọn nhận thức và cảm xúc của mình trong những ngày chạy trốn nỗi buồn từ trong tâm tưởng này. Mà đời cha Sa rồi đến đời Sa, nghĩ cũng lạ, gắn kết với biển, là một phần của biển, tách ra là chơi vơi. Sa nhớ lại những năm trước Mất ngủ. Trị miết không được. Trị khắp nơi không bớt. Về quê nhà lại ngủ ngon ngủ lành, giấc ngủ sâu như người được ngả lưng buông bỏ tất cả sau hơn thế kỉ, hơn thiên niên kỉ thèm ngủ. Mãi lâu sau, Sa mới phát hiện là bởi tiếng nhật triều chớ không phải do bệnh tình gì. Nếu nằm gần mặt đất, lắng, thật lắng trong đêm khuya, Sa sẽ nghe được nhịp điệu thủy triều, âm thanh rền động nhưng ở tầng thấp kiểu như sóng hạ âm. Nhịp sóng hạ âm được tạo bởi nhật triều ấy ì oạp mải miết, truyền lan không ngơi nghỉ vào bờ bãi, vào đất liền một nhịp điệu võng đưa ru giấc. Người nào được sinh ra và lớn lên ở vùng duyên hải, nhịp sóng hạ âm ấy sẽ tác động đều đặn đến nhịp sinh học tạo thành thói quen của cơ thể, của tâm hồn và của cả linh hồn. Nhịp hải hà chẳng phải cao xa diệu vợi gì đâu, nó ở ngay bên trong chúng ta, đó là nhịp quê hương đã “ăn vào máu” chúng ta một cách tự nhiên. Sa nghĩ ở khúc đoạn nào của đời người và phải bầm dập sao đó thì mới đủ tĩnh lặng để nhận ra. Sa xúc động nhận ra phần đời sống tinh tế đó. Hồi ấy, Sa bỏ việc ở cơ quan trên thị xã về làm công nhân cho hợp tác xã nước mắm huyện. Sự thay đổi khi trở về này đã giúp Sa nhận thức nhiều điều. Quan trọng nhất của thế giới này là năng DeThiVan.com Bộ 16 Đề thi Ngữ văn 12 Chân Trời Sáng Tạo giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com lượng chứ không phải hình thể, mọi thứ mà ta thấy được bằng mắt chỉ là lớp vỏ bên ngoài. Trong việc tạo sinh ra con người cũng vậy, là năng lượng, là hồn vía, là thần thái, là tư duy, là cảm xúc, là ấm lạnh, là ý chí Vậy đó mà Sa sống lay lắt trong cơ thể bất động, cảm giác về cuộc đời, rất nhiều thứ vô hình lại chi phối Sa nhiều hơn cả. Lược phần cuối (Sa cứ mải mê chăn đếm những con sóng, mải mê suy tư. Quá khứ lại ùa về. Sa nhớ về những ngày còn làm công nhân ở Hợp tác xã, nhớ về An, người bạn gái mà chỉ vì những ghen bóng ghen gió mà anh đã để lạc mất bao năm nay. Và như là định mệnh, An giờ đã là bác sĩ, được cơ quan đồng ý cho điều trị cho Sa tại nhà. Bằng tình yêu và hiểu biết y học, An đã chữa khỏi bệnh cho Sa, xoá bỏ mọi hiểu lầm, hai người làm đám cưới tại một khu resort mới và nhận được lời chúc phúc của Khương, cậu bạn thân của cả hai mà Sa đã hiểu lầm trước đây: “Mọi chuyện rồi sẽ qua, chỉ tình yêu còn lại. Chúc hai bạn thân của mình thiệt thiệt hạnh phúc!”. Toà án cũng phán quyết trả lại nhà cho Sa). Báo Văn nghệ, Số ra ngày 30/09/2024 Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Theo câu chuyện, vì sao dì Tuất luôn dằn mâm xáng chén, đá nồi đá niêu, và hằn học gọi thẳng Sa là “cục nợ” nhưng Sa vẫn thầm cảm ơn dì? Câu 3. Nhân vật dì Tuất trong truyện là người như thế nào? Nêu suy nghĩ của anh/chị về cách sống của nhân vật này. Câu 4. Phân tích tác dụng của phép điệp trong đoạn văn sau: Có con sóng mang gương mặt buồn triền miên như là định mệnh. Có con sóng vừa sinh ra đã hớn hở, vui khỏe đến lúc chết. Có con sóng yếu hèn, luồn luồn cúi cúi cả một đời. Có con sóng trong trẻo nhưng rụt rè, rụt rè, để lỡ mất bao cơ hội vươn lên cho đến khi về với đất không một tiếng động nhẹ. Và cũng có con sóng ngang tàng, chẳng sợ mích lòng ai, cứ chồm lên vạm vỡ, lấn át, dồn hết sức vào cú vỗ bờ đẹp đẽ của định mệnh Câu 5. Anh/chị có đồng ý với quan niệm của nhân vật Sa: “Quan trọng nhất của thế giới này là năng lượng chứ không phải hình thể, mọi thứ mà ta thấy được bằng mắt chỉ là lớp vỏ bên ngoài” không? Vì sao? II. Phần viết (6,0 điểm) Câu 1 (2 điểm) Anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận ngắn (khoảng 200 chữ), phân tích nhân vật Sa trong văn bản Đọc hiểu ở trên. Câu 2 (4 điểm) Từ văn bản đọc hiểu, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về sự chi phối của đồng tiền đến con người trong xã hội ngày nay. HẾT. Lưu ý: - Thí sinh không được sử dụng tài liệu trong quá trình làm bài kiểm tra. - Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm. DeThiVan.com Bộ 16 Đề thi Ngữ văn 12 Chân Trời Sáng Tạo giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I/ Đọc 1 Ngôi kể: Ngôi thứ 3 (Người kể chuyện toàn tri) 0.5 hiểu Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: Cho điểm tối đa. - Trả lời đúng ngôi kể thứ 3: Cho điểm tối đa. - Trả lời sai/ không trả lời: cho 0.0 điểm. 2 Theo câu chuyện, dì Tuất luôn dằn mâm xáng chén, đá nồi đá niêu, và 0.5 hằn học gọi thẳng Sa là “cục nợ” nhưng Sa vẫn thầm cảm ơn dì vì: nếu không có dì thì những ngày Sa nằm đây biết phải làm sao. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án hoặc diễn đạt tương tương đương: cho điểm tối đa. - Trả lời sai hoặc không trả lời: cho 0.0 điểm. 3 - Nhân vật dì Tuất trong truyện là người lá mặt, lá trái, ích kỉ, hám tiền. 1.0 - Suy nghĩ về cách sống của nhân vật dì Tuất: Cách sống thực dụng, bạc bẽo, thiếu tình người, chạy theo đồng tiền, → Lối sống cần được lên án. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: cho điểm tối đa. - Nêu được nhận xét về con người dì Tuất: 0.5 điểm. - Bày tỏ được suy nghĩ về cách sống: 0.5 điểm. 4 - Đoạn văn sử dụng phép điệp ngữ: điệp đi điệp lại 5 lần cụm từ “Có con 1.0 sóng”. - Tác dụng: + Làm nổi bật sự phong phú, đa dạng trong trạng thức của những con sóng ngoài biển khơi, thể hiện sự tinh tế, sâu sắc trong quan sát và suy nghĩ của nhân vật - người chăn sóng biển, mở ra những suy nghĩ triền miên không dứt trong nội tâm nhân vật, + Tạo âm hưởng nhịp điệu cho câu văn, giúp câu văn thêm sinh động, hấp dẫn. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: cho điểm tối đa - Chỉ ra được phép điệp ngữ cho 0.25 điểm - Nêu được tác dụng nội dung: 0.5 điểm. Tác dụng nghệ thuật: 0.25 điểm 5 - Thí sinh bày tỏ được quan điểm cá nhân của mình theo một trong ba 1.0 cách: + Đồng ý. + Không đồng ý. + Vừa đồng ý vừa không đồng ý. - Lí giải phù hợp, thuyết phục. Hướng dẫn chấm: - Bày tỏ được quan điểm cá nhân: Đồng ý/ không đồng ý hoặc vừa đồng DeThiVan.com
File đính kèm:
bo_16_de_thi_ngu_van_12_chan_troi_sang_tao_giua_ki_1_nam_hoc.docx