Bộ 16 Đề thi Ngữ văn 9 Cánh Diều cuối Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án)

docx 89 trang Thúy Bình 26/02/2025 1230
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ 16 Đề thi Ngữ văn 9 Cánh Diều cuối Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 16 Đề thi Ngữ văn 9 Cánh Diều cuối Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án)

Bộ 16 Đề thi Ngữ văn 9 Cánh Diều cuối Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án)
 Bộ 16 Đề thi Ngữ văn 9 Cánh Diều cuối Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com
 DeThiVan.com Bộ 16 Đề thi Ngữ văn 9 Cánh Diều cuối Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com
Câu 2 (4,0 điểm) Ai đó đã từng nói “Trong mắt con, mẹ là người tuyệt vời nhất. Mẹ có thể hi sinh tất cả mọi thứ, 
thậm chí là đổ mồ hôi, sôi nước mắt để con cái được khỏe mạnh và lớn khôn từng ngày. Đổi lại, điều làm con 
hạnh phúc nhất là thấy được nụ cười của mẹ.” Phân tích truyện ngắn “Tình mẹ” để làm sáng tỏ ý kiến trên.
 -----Hết-----
 DeThiVan.com Bộ 16 Đề thi Ngữ văn 9 Cánh Diều cuối Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com
 Ai đó đã từng nói “Trong mắt con, mẹ là người tuyệt vời nhất. Mẹ có thể hi sinh 
 tất cả mọi thứ, thậm chí là đổ mồ hôi, sôi nước mắt để con cái được khỏe mạnh và 
 4,0
 lớn khôn từng ngày. Đổi lại, điều làm con hạnh phúc nhất là thấy được nụ cười 
 của mẹ.” Phân tích truyện ngắn “Tình mẹ” để làm sáng tỏ ý kiến trên.
 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
 - Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận văn học đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở 0,25
 bài, Thân bài, Kết bài.
 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
 Ai đó đã từng nói “Trong mắt con, mẹ là người tuyệt vời nhất. Mẹ có thể hi sinh tất cả 
 mọi thứ, thậm chí là đổ mồ hôi, sôi nước mắt để con cái được khỏe mạnh và lớn khôn 0,25
 từng ngày. Đổi lại, điều làm con hạnh phúc nhất là thấy được nụ cười của mẹ.” Phân 
 tích truyện ngắn “Tình mẹ” để làm sáng tỏ ý kiến trên.
 c. Triển khai vấn đề nghị luận
 - Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử 
 dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
 - HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản 
 2 sau:
 1. Mở bài
 - Giới thiệu vấn đề cần bàn luận trong bài làm cơ sở cho phần thân bài và kết bài: mẹ là 
 người tuyệt vời nhất và ý nghĩa từ câu chuyện; từ đó tạo không khí cho người đọc với 
 vấn đề cần nêu.
 2. Thân bài
 - Tóm tắt nội dung ý nghĩa truyện “Tình mẹ”: Cậu bé cảm thấy xấu hổ vì mẹ của cậu 3,0
 có vết sẹo lớn trên khuôn mặt của bà. Mãi đến lúc nghe được câu chuyện giữa mẹ và cô 
 giáo, cậu biết vết sẹo ấy của mẹ là do cứu cậu trong một trận hoả hoạn. Cậu đã khóc và 
 ôm lấy mẹ không muốn rời.
 Câu chuyện cho thấy sự hi sinh của mẹ dành cho con lớn lao, vô bờđồng tình với 
 nhận định trên.
 - HS chỉ ra những chi tiết đặc sắc về nội dung:
 + Cậu bé xấu hổ khi mẹ nhận lời đi họp
 + Mọi người chú ý bà vì sự dịu dàng và vẻ đẹp tự nhiên
 + Câu chuyện về vết sẹo
 + Cậu hiểu ra tất cả và thay đổi cảm xúc, thái độ đối với mẹ
 DeThiVan.com Bộ 16 Đề thi Ngữ văn 9 Cánh Diều cuối Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com
 ĐỀ SỐ 2
 PHÒNG GD&ĐT........... ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 
 TRƯỜNG THCS...................... NĂM HỌC: 2024 - 2025
 MÔN: NGỮ VĂN 9
 Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
 Hội chứng vô cảm hay nói cách khác là căn bệnh trơ cảm xúc trước niềm vui, nhất là nỗi đau của người 
khác, vốn là một mặt trong hai phương diện cấu trúc bản chất Con – Người của mỗi sinh thể người. Tính “con” 
và tính “người” luôn luôn hình thành, phát triển ở mỗi con người từ khi lọt lòng mẹ cho đến khi nhắm mắt xuôi 
tay. Cái thiện và cái ác luôn luôn song hành theo từng bước đi, qua từng cử chỉ, hành vi của mỗi con người trong 
mối quan hệ với cộng đồng, với cha mẹ, anh chị em, bạn bè, bà con làng xóm, đồng bào, đồng loại. Trong cuộc 
hành trình lâu dài, gian khổ của một đời người, cái mất và cái được không phải đã được nhận ra một cách dễ 
dàng. Mất một đồng xu, một miếng ăn, mất một phần cơ thể, mất một vật sở hữu, con người nhận biết ngay. 
Nhưng có những cái mất, cái được nhiều khi lại không dễ gì cảm nhận được ngay. Nhường bước cho một cụ già 
cao tuổi, nhường chỗ cho bà mẹ có con nhỏ trên tàu xe chật chội, biếu một vài đồng cho người hành khất có 
mất có được nhưng không phải ai cũng đã nhận ra cái gì mình đã thu được; có khi là sự thăng hoa trong tâm hồn 
từ thiện và nhân ái. Nói như một nhà văn lớn, người ta chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình 
đang vơi cạn, khô héo dần. Tôi muốn đặt vấn đề là cùng với sự báo động những hiểm họa trông thấy, cần báo 
động cả hiểm họa không trông thấy hay khó trông thấy. Hiện nay đã có quá nhiều dấu hiệu và sự kiện trầm trọng 
của hiểm họa vô cảm trong xã hội ta, nhất là trong tuổi trẻ. Bạo lực đã xuất hiện dữ dằn những tháng ngày gần 
đây báo hiệu nguồn gốc sâu xa ở sự xuống cấp nghiêm trọng về nhân văn, về bệnh vô cảm.
 (Trích Nguồn gốc sâu xa của hiểm họa,Bài tập Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.36-37)
Câu 1. (1 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. (1 điểm) Theo tác giả, nguồn gốc sâu xa của nạn bạo lực xuất hiện gần đây là gì?
Câu 3. (1 điểm) Tác giả đã thể hiện thái độ gì khi bàn về hiểm họa vô cảm trong xã hội hiện nay?
Câu 4. (1 điểm) Anh (chị) suy nghĩ như thế nào khi có những người chỉ lo túi tiền rỗng đi lo tâm hồn mình đang 
vơi cạn, khô héo dần?
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu ở 
phần Đọc hiểu: Bệnh vô cảm.
Câu 2: (4,0 điểm)Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh mà em biết
 -----Hết-----
 DeThiVan.com Bộ 16 Đề thi Ngữ văn 9 Cánh Diều cuối Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com
+ Đối với những người có trọng trách trước cộng đồng: không quan tâm đến công việc của người dân; Một số 
người có quyền lực lại dựa vào quyền lực để ức hiếp nhân dân
+ Đối với mỗi cá nhân: không sẵn lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn trong khi mình có đủ điều 
kiện để giúp đỡ; có thái độ rẻ rúng, coi khinh những mảnh đời bất hạnh
c. Chỉ ra nguyên nhân của bệnh vô cảm
- Con người chạy theo đồng tiền, chạy theo vật chất mà quên đi giá trị của đời sống tinh thần. Coi đồng tiền cao 
hơn giá trị con người.
- Một phần nữa cũng là do xã hội hiện đại quá bận rộn và đòi hỏi con người phải làm việc, làm việc và làm việc 
mà bỏ quên thời gian để trao nhau hơi ấm của tình thương, để ươm mầm cảm xúc.
d. Tác hại của bệnh vô cảm
- Bệnh vô cảm có những tác hại ghê gớm. Với từng vị trí, nghề nghiệp khác nhau trong xã hội, người mắc “bệnh 
vô cảm” sẽ gây ra hậu quả khác nhau.
- Nó là một căn bệnh lâm sàng mà trong đó, não của người bệnh vẫn hoạt động nhưng trái tim lại hoàn toàn băng 
giá. Người ta đã vô cảm thì làm sao có thể thấu hiểu được nỗi đau, tình cảm của người khác, người ta chỉ nghĩ đến 
mình và lợi ích của riêng mình mà thôi.
- Vô cảm là con đường trực tiếp dẫn đến những cái xấu, cái ác. Nó biến con người thành kẻ vô trách nhiệm, vô 
lương tâm và vô văn hóa, thậm chí là kẻ tội đồ. Bệnh vô cảm làm cho cái xấu, cái ác có mảnh đất mầu mỡ để sinh 
sôi nẩy nở như “cỏ mọc hoang” và đang đầu độc, chế ngự cuộc sống tốt đẹp của con người trong xã hội mới của 
chúng ta hôm nay.
- Người mắc “bệnh vô cảm” không được mọi người tin yêu, kính trọng.
e. Làm thế nào để chữa bệnh vô cảm?
- Mỗi cá nhân phải là một thành viên có trách nhiệm đối với những vấn đề chung của cộng đồng.
- Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn cao như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào thanh niên lập 
nghiệp
- Xã hội cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, coi đó như là một cuộc chiến đấu để loại bỏ căn bệnh này ra khỏi xã 
hội ta.
3. Kết đoạn
- Vô cảm là căn bệnh nguy hiểm, chúng ta cần tìm phương thuốc “đặc trị”. Cần phê phán những người mắc “bệnh 
vô cảm”.
- Bản thân cần sống hòa đồng, biết đồng cảm, sẻ chia với những người bất hạnh. Ví dụ: ủng hộ đồng bào vùng bị 
thiên tai, những người là nạn nhân của chất độc màu da cam, những trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa.
Câu 2 (4.0 điểm)
a) Mở bài: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh của Việt Nam mà em muốn thuyết minh, giới thiệu.
- Danh lam thắng cảnh đó tên là gì? Thuộc địa phận tỉnh thành nào của nước ta?
 DeThiVan.com Bộ 16 Đề thi Ngữ văn 9 Cánh Diều cuối Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com
 ĐỀ SỐ 3
Phần I. Đọc – hiểu (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
 QUÊ HƯƠNG
 Cả lớp lặng im, những con mắt đổ dồn về phía tôi khi nghe tôi đọc xong bài văn tả phong cảnh quê hương 
được cô giáo cho điểm cao nhất lớp hôm nay. Cô giáo đi lại gần, hỏi tôi thoáng một chút nghi ngờ:
- Là một học sinh thành phố, làm thế nào mà em có thể viết được một bài văn tả quê hương sâu sắc, chân thật và 
gần gũi đến như vậy?
- Thưa cô  bà em  giúp em ạ!
- Sao? Em vừa nói gì? Bà em viết hộ em à?
- Thưa cô, không ạ! ... Vâng, đúng ạ!
 Tôi nhìn ra hàng phượng vĩ trước sân trường và chợt nhớ đến mùa hè năm ấy Tháng 5, bố đưa tôi về quê 
nội. Quê nội tôi, một xóm nghèo bên kia sông Hồng. Biết bao lần, tôi đã mơ ước được về thăm quê, thăm bà, thế 
nhưng mới bước chân lên con đường làng lầy lội, lớp nhớp bùn sau cơn mưa, nhìn những mái nhà tranh thấp tè ẩm 
ướt sau lũy tre làng, tôi đã bắt đầu thất vọng. Tôi không dám cằn nhằn nhưng ấm ức nghĩ thầm: "Sao mà bẩn thế! 
Biết thế này, mình chẳng đòi bố cho về nữa".
 Bố tôi tươi cười chào người làng, có lúc lại còn đứng lại nói chuyện với một bác gánh phân. Bữa cơm trưa 
hôm ấy, bà tôi tấm tắc khen ngon và gắp vào bát tôi miếng thịt luộc. Tôi gắp ra nhăn mặt: "Mỡ thế này, cháu ăn 
làm sao được!"
 Bố chan cho tôi canh cua, mới ăn được một miếng tôi đã vội kêu lên: "Canh chưa cho mì chính, nhạt lắm, 
lại hoi hoi, con ăn chưa quen". Cả nhà lặng người. Bố tôi tái mặt vì giận.
 Tối hôm ấy trăng rằm, bà tôi kê ghế ra ngoài sân nhặt khoai lang và kể cho tôi nghe đủ mọi chuyện. Bà kể 
rằng, bố tôi đã từ nơi này ra đi. Và chính nơi này, bố tôi đã lớn lên bằng lời ru của bà, bằng đôi tay ẵm bồng của 
bao người. Bà đã từng mớm cơm cho tôi, nuôi tôi khôn lớn ở đây. Tình cảm quê mùa nhưng chân thật. Bà chỉ tay 
về phía góc trời sáng rực lên và bảo đó là Hà Nội. Bà bảo rằng: "Ở Hà Nội sướng hơn ở quê nên ai ai cũng ước ao 
được sống ở Hà Nội, còn bà thì bà thích ở quê hơn vì bà quen mất rồi. Nếu cháu cứ ở Hà Nội mãi, sẽ chẳng bao 
giờ biết được ánh trăng ở quê đẹp như thế nào đâu!"
 Tôi ngước nhìn lên bầu trời xanh thẳm không một gợn mây, chi chít những vì sao. Trăng treo lơ lửng trên 
đầu ngọn tre in đậm lên nền trời. Ánh trăng trùm lấy mái nhà và khu vườn rau xanh tốt của bà. Lúc ấy, tôi bỗng 
nắm chặt lấy tay bà và thốt lên:
- Bà ơi! Trăng ở quê đẹp thật bà ạ!
 Sau mùa hè năm ấy, bà nội tôi đã ra đi mãi mãi. Hè nào tôi cũng xin bố cho về thăm quê. Quê nội tôi bây 
giờ cũng khác hẳn, chẳng còn một tí dấu vết nào của ngày xưa nữa. Những dãy nhà hai, ba tầng san sát nhau mọc 
 DeThiVan.com

File đính kèm:

  • docxbo_16_de_thi_ngu_van_9_canh_dieu_cuoi_ki_1_nam_hoc_2024_2025.docx