Bộ 16 Đề thi Ngữ văn 9 Cánh Diều giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án)

docx 91 trang Thúy Bình 26/02/2025 1510
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ 16 Đề thi Ngữ văn 9 Cánh Diều giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 16 Đề thi Ngữ văn 9 Cánh Diều giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án)

Bộ 16 Đề thi Ngữ văn 9 Cánh Diều giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án)
 Bộ 16 Đề thi Ngữ văn 9 Cánh Diều giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com
 DeThiVan.com Bộ 16 Đề thi Ngữ văn 9 Cánh Diều giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com
Câu 4. (1,0 điểm) Em nhận xét gì về tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ?
Câu 5. (1,0 điểm) Đọc bài thơ, em thấy mình cần có thái độ và hành động như thế nào trước tình cảm của cha mẹ 
dành cho mình?
PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích 13 dòng thơ cuối văn bản thơ “Lối mòn xưa” trong 
phần đọc hiểu.
Câu 2 (4,0 điểm):
Có ý kiến cho rằng: Tình yêu thương của cha mẹ có thể là động lực nhưng có thể cũng là áp lực cho con cái.
Từ góc độ của một người con, em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề trên.
 -----------------------HẾT----------------------
 Học sinh không được sử dụng tài liệu; giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm.
Họ tên học sinh:....................................................................................................................................
Số báo danh:.........................................................................................................................................
 DeThiVan.com Bộ 16 Đề thi Ngữ văn 9 Cánh Diều giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com
 Nhưng mẹ đã không còn sau bao ngày lặng lẽ trông ngóng con,...
 - Tình cảm, cảm xúc của người con:
 + Nhớ thương mẹ (dáng hình, lời nói)
 + Xót xa, day dứt, ân hận , thầm gọi “mẹ ơi” mà không lời đáp.
 - Đặc sắc nghệ thuật: từ láy, so sánh, ẩn dụ, câu cảm thán, thành phần gọi đáp.
 *Yêu cầu: HS phải biết khai thác các tín hiệu nghệ thuật để làm nổi bật được nội dung chủ đề.
 d. Chính tả, ngữ pháp
 0.25
 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
 e. Sáng tạo:
 0.25
 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về đoạn thơ, có cách diễn đạt sáng tạo, mới mẻ.
 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
 2 0.5
 Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
 b. Xác định được vấn đề nghị luận: 0.5
 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
 HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các
 thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng, bảo đảm các yêu cầu sau:
 * Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.
 * Triển khai vấn đề nghị luận:
 a. Giải thích vấn đề nghị luận:
 - Tình yêu thương là sự quan tâm, chăm sóc đối với những người xung quanh.
 - Động lực là những nhân tố thúc đẩy mỗi cá nhân cố gắng, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ của mình để 
 đạt mục tiêu đã đề ra.
 - Áp lực là những yếu tố khiển con người sống trong sự đè nén, mệt mỏi khiến trạng thái tinh thần 
 con người rơi vào tình trạng tồi tệ nhất.
 => Tình yêu thương của cha mẹ là sự quan tâm, chăm sóc đôi khi là sự kì vọng vào con cái. Điều đó 2.5
 có thể tạo cho con động lực để phát triển, hoàn thiện nhưng cũng có thể vô hình tạo ra nhừng áp lực 
 cho con cái.
 b. Thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề nghị luận, có thể theo một số gợi ý sau: Phân tích 
 các khía cạnh của vấn đề:
 - Tình yêu thương của cha mẹ tạo động lực, giúp con yên tâm, vững vàng hơn hơn trong cuộc sống. 
 Con cái cảm nhận được tình
 yêu thương của cha mẹ sẽ có cảm giác được động viên, khích lệ; từ đó tạo động lực cố gắng, phấn đấu 
 tốt hơn. Tình yêu thương của cha mẹ cũng chính là điểm tựa giúp con vững bước vượt qua khó khăn, 
 thử thách trong cuộc sống, là liều thuốc xoa dịu những lúc con đau buồn, thất bại 
 - Tình yêu thương của cha mẹ đôi khi lại vô tình tạo những áp lực cho con. Cha mẹ yêu thương và kì 
 vọng quá năng lực của con sẽ gây cho con mệt mỏi, căng thẳng. Tình yêu thương quá lớn đôi khi tạo 
 DeThiVan.com Bộ 16 Đề thi Ngữ văn 9 Cánh Diều giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com
 ĐỀ SỐ 2
 UBND HUYỆN ĐÔNG ANH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I 
 TRƯỜNG THCS VÂN NỘI NĂM HỌC: 2024-2025
 Môn: Ngữ văn 9
 Thời gian: 90 phút 
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau: 
 Nhớ cơn mưa quê hương
 (Trích)
 Ôi cơn mưa quê hương
 Đã ru hồn ta thuở bé,
 Đã thấm lặng lòng ta những tình yêu chớm hé
 Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối, bẹ dừa
 Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa
 Ta yêu quá như lần đầu mới biết
 Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết
 Như tre, dừa, như làng xóm quê hương
 Như những con người – biết mấy yêu thương
 Ôi tuổi thơ, ta dầm mưa ta tắm
 Ta lội tung tăng trên mặt nước mặt sông
 Ta lặn xuống nghe vang tiếng sấm
 Nghe mưa rơi tiếng ấm tiếng trong
 (Lê Anh Xuân, in trong Thơ Việt Nam 1945-1975, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1976, tr 379)
Thực hiện các yêu cầu sau: 
Câu 1 (0,75 điểm). 
a. Xác định thể thơ của văn bản trên.
b. Cho biết từ “ôi” (trong câu “Ôi cơn mưa quê hương”) thuộc từ loại nào?
Câu 2 (1,0 điểm). Ghi lại trong văn bản trên những từ ngữ nói đến tiếng mưa. Qua đó, em cảm nhận được vẻ đẹp 
nào của cơn mưa trong kí ức tuổi thơ của tác giả?
Câu 3 (1,25 điểm). Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong các câu thơ sau:
 “Ta yêu quá như lần đầu mới biết
 Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết”
Câu 4 (1,0 điểm). Theo em những năm tháng tuổi thơ có ý nghĩa gì đối với cuộc đời của mỗi con người ?
 DeThiVan.com Bộ 16 Đề thi Ngữ văn 9 Cánh Diều giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com
 UBND HUYỆN ĐÔNG ANH HD CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM 
 TRƯỜNG THCS VÂN NỘI HỌC: 2024-2025
 Môn: Ngữ văn 9
 Thời gian: 90 phút 
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)
 Câu Hướng dẫn chấm Điểm
 - Thể thơ: Tự do 0,5
 1
 - Từ “ ôi”: Thán từ 0,25
 - Những từ ngữ nói đến tiếng mưa: “ tiếng mưa rơi trên tàu chuối, bẹ dừa”, 0,5
 “ tiếng ấm tiếng trong”.
 2
 - Cơn mưa trong kí ức tuổi thơ trong trẻo, mát lành, êm đềm 
 ( HS diễn đạt, dùng từ phù hợp vẫn cho điểm). 0, 5
 - Biện pháp tu từ điệp ngữ: “ ta yêunhư”
 0,5
 - Tác dụng; 
 + Tạo nhịp điệu thiết tha, tăng giá trị biểu đạt cho câu thơ.
 3 0,25
 + Nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của nhà thơ đối với cơn mưa ở quê hương. Đó là tình cảm chân 
 0,25
 thật, thân thương, gần gũi dành cho những gì quen thuộc.
 0,25
 + Bộc lộ sự gắn bó sâu sắc, tình yêu quê thương thắm thiết của nhà thơ.
 Ý nghĩa của những năm tháng tuổi thơ: 
 + Tuổi thơ là giai đoạn của sự vô tư, hồn nhiên và niềm vui tràn đầy. Đây là thời gian mà mỗi 0,25
 người được sống trong tình yêu thương của gia đình và tận hưởng những niềm vui giản dị từ 
 những trò chơi và hoạt động thường ngày.
 +Những trải nghiệm, giáo dục và tình cảm nhận được trong tuổi thơ đóng vai trò quan trọng trong 
 4
 việc hình thành tính cách, tư duy và phẩm chất đạo đức của mỗi người. 0,25
 + Những ký ức về quê hương trong tuổi thơ góp phần xây dựng tình yêu và sự gắn bó với quê 
 hương, cội nguồn. 0,25
 + Những năm tháng tuổi thơ là thời gian mà mỗi người có thể tự do mơ ước, tưởng tượng và khám 
 phá thế giới xung quanh mà không bị giới hạn bởi những ràng buộc của người lớn. 0,25
PHẦN II. VIẾT (6.0 điểm)
 Câu 1 *Hình thức đoạn văn: 200 chữ, là đoạn văn phối hợp, có sử dụng câu phủ định.
 (2.0 điểm) * Nội dung đoạn văn:
 DeThiVan.com Bộ 16 Đề thi Ngữ văn 9 Cánh Diều giữa Kì 1 năm học 2024-2025 (Có đáp án) - DeThiVan.com
 tình yêu thương, tính tự giác cao, từ đó làm cho cuộc sống của mình ngày càng phát triển 
 theo hướng tốt hơn.
 - Bài học nhận thức và hành động thể hiện trách nhiệm của thế hệ trẻ.
 + Nỗ lực học tập, trau dồi bản thân, rèn luyện đạo đức, sống có ước mơ, hoài bão, mục 0,25
 tiêu và cố gắng vươn lên.
 + Tích cực tham gia vào các hoạt động công ích, các hoạt động tình nguyện, sẵn sàng 
 chia sẻ, giúp đỡ người khác.
 -Liên hệ bản thân về nhận thức, suy nghĩ, hành động việc làm trong học tập, tu dưỡng 0,25
 đạo đức, trong lối sống, cách ứng xử của người học sinh.
 -Bàn luận mở rộng: Còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của 
 mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của 
 người khác, những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, cần tránh xa.
 * Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận và đưa ra thông điệp chung của bài viết. 0, 25
 c. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo không sai chính tả, đúng ngữ pháp Tiếng Việt. 0,5
 d. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, bài viết hấp dẫn, có giọng điệu riêng. 0,5
 * Cách tính điểm:
 - Điểm 4,0: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên; bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, 
 thuyết phục; không sai sót về lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
 - Điểm 3,0 - 3,5: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu 
 loát; mắc ít lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, 
 - Điểm 2,0 - 2,5: Đáp ứng một nửa các yêu cầu nêu trên; bố cục đầy đủ, diễn đạt được; 
 mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, 
 - Điểm 1,0 – 1,5: Bài làm chung chung, diễn đạt lan man, không rõ ý, không nắm được 
 yêu cầu của đề, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt 
 - Điểm 0 – 0,5: Không làm bài được hoặc hoàn toàn lạc đề.
 DeThiVan.com

File đính kèm:

  • docxbo_16_de_thi_ngu_van_9_canh_dieu_giua_ki_1_nam_hoc_2024_2025.docx