Bộ 17 Đề thi HSG Văn 8 cấp Trường (Có đáp án)
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu :
(1)“Thế giới cần nâng niu quá đỗi. Ta sống đời lại thô tháp làm sao. Ta làm tổn thương những dòng sông. Ta làm tổn thương những mặt đầm. Ta làm tổn thương những mảnh vườn. Ta làm tổn thương những mùa hoa trái. Ta làm tổn thương những bình minh yên ả. Ta làm tổn thương những canh khuya trong vắng. Ta làm đau những niềm người quá đỗi mong manh...
(2) Mặt đất ngàn đời quen tha thứ. Đại dương bao la quen độ lượng. Cánh rừng mênh mông quen trầm mặc. Những dòng sông quen chảy xuôi. Những hồ đầm quen nín lặng. Những nẻo đường quen nhẫn nhịn. Những góc vườn quen che giấu. Những thảm rêu vốn không biết dỗi hờn. Những đoá hoa không bao giờ chì chiết. Những giấc mơ chỉ một mực bao dung. Những yêu thương không bao giờ trả đũa… Và ta cứ yên chí đi qua thế giới này với bước chân quen xéo lên cỏ hoa. Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm, để ta được giật mình: tổn thương là rỉ máu”.
(Chu Văn Sơn, Nên bị gai đâm)
Câu 1 (0,75) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (0.75) Em hãy cho biết chủ đề của đoạn văn (1).
Câu 3 (1,5) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong đoạn văn (2).
Câu 4 (1.5 Theo em, tại sao tác giả lại cho rằng: “Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm, để ta được giật mình: tổn thương là rỉ máu.”?
Câu 5 (1,5) Thông điệp mà văn bản gửi đến chúng ta?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 17 Đề thi HSG Văn 8 cấp Trường (Có đáp án)

Bộ 17 Đề thi HSG Văn 8 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com DeThiVan.com Bộ 17 Đề thi HSG Văn 8 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com ĐỀ SỐ 1 UBND HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN MÔN NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1. (8,0 điểm) Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vẻ đẹp của lối sống không có sự đố kị. Câu 2. (12,0 điểm) Nhận định về thơ, Diệp Tiếp cho rằng: “Thơ ca là tiếng lòng người nghệ sĩ”. Bằng trải nghiệm về thơ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ............. Hết ................... Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm DeThiVan.com Bộ 17 Đề thi HSG Văn 8 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com HƯỚNG DẪN CHẤM A. HƯỚNG DẪN CHUNG Giám khảo cần nắm vững đáp án- thang điểm và yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá từng phần và tổng quát bài làm của học sinh. Do đặc trưng môn Ngữ văn, giám khảo cần linh hoạt trong quá trình chấm, tránh đếm ý cho điểm. Ngoài việc đánh giá kiến thức, giám khảo cần phát hiện những bài làm sáng tạo, thể hiện tố chất học sinh giỏi: kiến thức vững chắc, sâu rộng, bước đầu có kiến thức về lý luận văn học, có kiến thức về cuộc sống xã hội, kĩ năng làm bài tốt... Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) phải đươc thống nhất trước khi chấm và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm trong mỗi câu. Bài thi chấm theo thang điểm 20,0 lấy lẻ đến 0,25. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Câu 1. (8,0 điểm) Nghị luận xã hội 8,0 điểm Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về: Vẻ đẹp của lối sống không có sự đố kị 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0,5 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của lối sống không có sự đố kị 0,5 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 6,0 Thí sinh có thể triển khai vấn đề nghị luận thành nhiều cách khác nhau miễn là hợp lí, tôn trọng sự sáng tạo, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề nghị luận. Có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải có thái độ tư tưởng tích cực, phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Sau đây là một số gợi ý: a. Giải thích: 1,0 + Đố kị nghĩa là bực tức, khó chịu trước những may mắn và thành công của người khác. Đố kị là sự ghen ghét, không công nhận, thậm chí có suy nghĩ, hành động bài trừ đối với những thành tựu của người khác. + Lối sống không có sự đố kị là người có lối sống lành mạnh, phong phú; sống có lý tưởng, sống phù hợp với thời đại và hoàn cảnh. b. Bàn luận: 3,5 -Một số tác hại của đố kị: + Làm nảy sinh nhiều trạng thái tâm lý tiêu cực, khiến cho bản thân người có lòng đố kị luôn căng thẳng, bức bối, không thoải mái, thậm chí là đau đớn. Bởi kẻ đố kị không chấp nhận thực tế người khác hơn mình. + Động cơ kích thích phấn đấu giảm sút, mà ý muốn hạ thấp, hãm hại người khác để thỏa lòng ích kỷ tăng lên. Kẻ đố kị luôn chán nản, bỏ cuộc dẫn đến liên tục thất bại. + Thói ghen ghét, đố kị làm cho con người trở nên ti tiện, nhỏ nhen, tầm thường, ích kỷ, tự hạ thấp giá trị bản thân mình... DeThiVan.com Bộ 17 Đề thi HSG Văn 8 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com - Vẻ đẹp, ý nghĩa của lối sống không có sự đố kị: + Người không có tính đố kị thường tôn trọng người khác, sống nhân ái, bao dung, cao thượng, yêu thương, chan hòa. + Sống không đố kị, con người biết chia sẻ, vui mừng trước những thành công của người khác, nâng đỡ ủng hộ nhau để cùng phát triển, cùng thành công. + Lối sống không có sự đố kị sẽ khiến cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn. Được mọi người yêu quý, làm cho chúng ta cảm thấy yêu đời và thoải mái hơn. -> Học sinh cần lấy những dẫn chứng trong thực tế để làm sáng tỏ vấn đề c. Bài học nhận thức và hành động: 1,5 + Đố kị là một thói xấu bạn cần phải loại bỏ ra khỏi bản thân để con người trở nên cao thượng. + Phải biết thi đua, phấn đấu và luôn biết kích thích tinh thần của mình để đạt được thành công như người khác. 4. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,5 5. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,5 Câu 2. (12,0 điểm) Nhận định về thơ, Diệp Tiếp cho rằng: “Thơ ca là tiếng lòng người nghệ sĩ”. 12,0 Bằng trải nghiệm về thơ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: có đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài nêu được vấn đề, phần Thân bài triển khai được vấn đề, phần Kết bài khái quát, kết thúc vấn 0,5 đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Thơ ca là tiếng lòng người nghệ sĩ. 0,5 c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần 10,0 đảm bảo các yêu cầu chính như sau: * Giới thiệu vấn đề nghị luận 0,5 * Giải thích nhận định - Thơ là gì? 0,5 - “Thơ ca là tiếng lòng của người nghệ sĩ”: nghĩa là thơ phản ánh chân thật tình cảm, cảm xúc; 0,5 những rung động mãnh liệt trong trái tim của nhà thơ => Ý kiến của Diệp Tiếp bàn về đặc trưng của thơ ca: Thơ được tạo ra từ thực tại đời sống và cảm xúc tình cảm của nhà thơ. 0,5 * Bàn luận - Khẳng định ý kiến là đúng. 0,5 - Vì sao nói “Thơ ca là tiếng lòng của người nghệ sĩ”? + Xuất phát từ đặc trưng của văn học và thơ ca nói riêng: Thơ ca phản ánh chân thực đời sống; 1,0 lấy cái đẹp của hiện thực đời sống làm chất liệu, đề tài, cảm hứng sáng tác thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Đặc biệt, tiêu chuẩn vĩnh cửu của thơ ca là cảm xúc + Xuất phát từ chức năng của thơ ca: Thơ ca phản ánh cuộc sống và con người theo quy luật của cái đẹp, của cảm xúc, nhằm thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người, giúp con người cảm DeThiVan.com Bộ 17 Đề thi HSG Văn 8 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com nhận, biết rung động trước vẻ đẹp, hướng con người tới chân- thiện- mĩ. Tất cả phải thể hiện qua 0,5 tiếng lòng của người nghệ sĩ và tài năng trong việc sáng tạo nên hình thức nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn. * Chứng minh: Thí sinh có thể tuỳ chọn các tác phẩm thơ khác nhau để phân tích, làm sáng tỏ 4,0 vấn đề nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Số lượng dẫn chứng: Từ hai tác phẩm trở lên, thuộc thể loại thơ. - Mỗi tác phẩm được chọn cần phân tích làm nổi bật những luận điểm: + “Tiếng lòng” hay chính là tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong bài thơ như thế nào? + “Tiếng lòng” của nhà thơ được thể hiện qua hình thức nghệ thuật độc đáo, sáng tạo ra sao? (thể loại, cấu trúc, ngôn từ, giọng điệu, các biện pháp nghệ thuật) * Mở rộng, nâng cao - Ý kiến đã đưa ra tiêu chí đánh giá một tác phẩm văn học có giá trị: bắt nguồn từ tình cảm, cảm 0,5 xúc của người nghệ sĩ với cuộc sống. - Tuy nhiên, ý kiến chưa thực sự toàn diện vì ngoài vẻ đẹp trong cảm xúc thì cũng cần có hình thức nghệ thuật độc đáo, tạo ra phong cách riêng, không trộn lẫn. 0,5 - Ý kiến đã đặt ra yêu cầu đối với người sáng tác và người tiếp nhận: + Đối với người sáng tác: Nhà văn phải ý thức được rằng các sáng tác của mình không thể xa rời cuộc sống, tình cảm trong thơ cũng xuất phát từ thực tại, vì thế phải trải nghiệm, có vốn sống 0,5 phong phú, có tâm hồn tinh nhạy. Bên cạnh đó nhà văn cần trau dồi tài năng để thể hiện những vẻ đẹp của cuộc sống ấy qua hình thức nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn. + Đối với người đọc: Phải huy động vốn sống và trải nghiệm, trau dồi vốn từ để nâng tầm tiếp nhận, hiểu đúng, hiểu sâu về tác phẩm, có thể cảm nhận tình cảm, tư tưởng gửi gắm trong tác phẩm; đồng cảm với những tư tưởng, tình cảm của nhà thơ. * Kết thúc vấn đề nghị luận 0,5 d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: không mắc lỗi chính tả và diễn đạt. 0,5 e. Sáng tạo: Có sáng tạo trong cấu trúc bài, triển khai luận điểm; bài viết thể hiện cảm nhận sâu 0,5 sắc, diễn đạt giàu hình ảnh, văn có cảm xúc. ------------------------Hết------------------------------- DeThiVan.com Bộ 17 Đề thi HSG Văn 8 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com ĐỀ SỐ 2 UBND HUYỆN HÀ TRUNG ĐỀ GIAO LƯU HSG MÔN NGỮ VĂN TRƯỜNG THCS HÀ TIẾN Môn: Ngữ Văn 8 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm). Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu : (1)“Thế giới cần nâng niu quá đỗi. Ta sống đời lại thô tháp làm sao. Ta làm tổn thương những dòng sông. Ta làm tổn thương những mặt đầm. Ta làm tổn thương những mảnh vườn. Ta làm tổn thương những mùa hoa trái. Ta làm tổn thương những bình minh yên ả. Ta làm tổn thương những canh khuya trong vắng. Ta làm đau những niềm người quá đỗi mong manh... (2) Mặt đất ngàn đời quen tha thứ. Đại dương bao la quen độ lượng. Cánh rừng mênh mông quen trầm mặc. Những dòng sông quen chảy xuôi. Những hồ đầm quen nín lặng. Những nẻo đường quen nhẫn nhịn. Những góc vườn quen che giấu. Những thảm rêu vốn không biết dỗi hờn. Những đoá hoa không bao giờ chì chiết. Những giấc mơ chỉ một mực bao dung. Những yêu thương không bao giờ trả đũa Và ta cứ yên chí đi qua thế giới này với bước chân quen xéo lên cỏ hoa. Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm, để ta được giật mình: tổn thương là rỉ máu”. (Chu Văn Sơn, Nên bị gai đâm) Câu 1 (0,75) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (0.75) Em hãy cho biết chủ đề của đoạn văn (1). Câu 3 (1,5) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong đoạn văn (2). Câu 4 (1.5 Theo em, tại sao tác giả lại cho rằng: “Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm, để ta được giật mình: tổn thương là rỉ máu.”? Câu 5 (1,5) Thông điệp mà văn bản gửi đến chúng ta? II. PHẦN VIẾT (14 điểm). Câu 1 (4.0) Từ nội dung ở phần đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ, tương đương 20 – 25 dòng) nêu suy nghĩ của em về lòng vị tha. Câu 2: (5,0 điểm) Sê-khốp từng khẳng định “Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời”. Em hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua đoạn trích truyện “Nhà mẹ Lê” của Thạch Lam: (Tóm tắt phần đầu: Câu chuyện kể về cuộc sống của một gia đình nghèo ở Đoàn Thôn - một cái phố chợ tồi tàn gần một huyện lị nhỏ ở Trung Châu. Trong câu chuyện người ta gọi những gia đình DeThiVan.com Bộ 17 Đề thi HSG Văn 8 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com ở Đoàn Thôn bằng tên người mẹ như nhà mẹ Lê, nhà mẹ Hiền, nhà mẹ Đối...Những gia đình này đều rất nghèo và kiếm sống bằng nghề làm thuê, kéo xe hay đánh giậm...) Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một ngươì con. Bác Lê là một người đàn bà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay nhăn nheo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa lớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay. Mẹ con bác ta ở một căn nhà lá. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan gãy nát. Mùa rét thì trải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với người nghèo như bác một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi từng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất: con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó. Thằng con lớn thì từ sáng đã cùng thằng Ba ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc, hay sau mùa gặt, đi mót những bông lúa còn sót lại trong khe ruộng. Thật là sung sướng, nếu chúng mang về được một lượm, trong những ngày may mắn. Vội vàng bác Lê đẩy con ra, vơ lấy bó lúa, đem để xuống dưới chân vò nát, vét hột thóc giã lấy gạo. Rồi làm một bữa cơm nóng lúc buổi tối giá rét, mẹ con ngồi chung quanh nồi cơm bốc hơi, trong khi bên ngoài gió lạnh rít qua mái tranh. (...) ( Trích “ Nhà mẹ Lê”- Thạch Lam, Nhà xuất bản Đời nay, 1937) Cước chú: * Thạch Lam - một cây bút giàu xúc cảm, ông được biết đến là một trong những nhà văn nổi tiếng của nền văn học hiện đại Việt Nam vào giai đoạn những năm 1930 – 1945. * Truyện ngắn “Nhà mẹ Lê” là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Thạch Lam, in trong tập truyện “Gió lạnh đầu mùa”, xuất bản vào năm 1937. Hết DeThiVan.com Bộ 17 Đề thi HSG Văn 8 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Yêu cầu Điểm I. ĐỌC - HIỂU 6.0 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 0,5 Chủ đề đoạn văn: Con người ta quá vô tình trước những tội lỗi, tổn thương do 1,0 2. chính mình gây nên đối với thế giới tự nhiên và người khác. - Biện pháp nghệ thuật nổi bật: Điệp từ (quen), điệp cấu trúc câu (Những quen 1,0 ). 1,0 - Tác dụng: 3. + Nhấn mạnh sự vô tư, bao dung, rộng lượng, tha thứ và sẻ chia của tự nhiên 0,5 đối với con người. + Tạo cho đoạn văn giàu tính nhạc. - Vì con người ta quá vô tư trước những tổn thương mà mình gây ra cho kẻ khác 1,0 vì vậy mà bản thân chúng ta cũng nên bị “thương” để hiểu được tổn thương người khác cũng chính là làm đau chính mình và mọi người, tổn thương chính là rỉ máu. 4. - Lúc ấy ta sẽ biết yêu thương, chia sẻ; ta sẽ hòa vào thế giới này bằng trái tim độ 1,0 lượng, bao dung, sẽ biết thấu hiểu, trân trọng, nâng niu thiên nhiên, đồng loại, dẹp bỏ đi thói vị kỉ, vô tâm, thờ ơ vô cảm để quan tâm nhiều hơn đến mọi người. 5 Thông điệp II PHẦN VIẾT 14.0 1 Nghị luận xã hội 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận: Mở đoạn giới thiệu vấn đề nghị 0,25 luận; Thân đoạn làm rõ vấn đề nghị luận, triển khai được luận điểm; Kết đoạn khái quát được nội dung nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25 c. HS triển khai vấn đề nghị luận cụ thể, rõ ràng. Có thể trình bày theo định hướng sau: 0,5 - Giải thích khái niệm: Vị tha là biết quan tâm, chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác mà hi sinh lợi ích của cá nhân mình. Lòng vị tha ở con người chứng tỏ một tinh thần vô cùng bao dung, nhân ái. - Biểu hiện của lòng vị tha: thể hiện ở thái độ vô tư, không mưu toan tính toán khi 0,75 giúp đỡ người khác làm một việc gì đó. Sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, biết cảm thông DeThiVan.com Bộ 17 Đề thi HSG Văn 8 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, sẵn sàng tha thứ cho lỗi lầm của 0,75 người khác, biết quan tâm đến những người xung quanh, sống hoà mình với mọi người, biết yêu thương đồng bào, đồng loại.... - Vai trò của lòng vị tha: đối với bản thân, con người sẽ cảm thấy thanh thản trước cuộc đời bởi thấy rằng mình có ích, được mọi người mến yêu, quý trọng. Đối với mọi người: lòng vị tha giúp người khác thấy cuộc có ý nghĩa, góp phần làm cho 0,5 xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. 0,5 - Mở rộng: Phê phán thái độ sống ích kỉ, chỉ biết quan tâm đến lợi ích bản thân, có khi vì mình mà làm hại cho tập thể, cho dân, cho nước. - Bài học: Lòng vị tha là đức tính quý báu cần có của mỗi con người. Sống vị tha mỗi người sẽ cảm thấy thêm yêu cuộc sống, có động lực để sống tốt hơn trong cuộc đời này. d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ 0,25 về vấn đề e.Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, 0,25 đặt câu. 2. Nghị luận văn học (14 điểm) a. Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của bài văn. Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt. 0,5 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp, sắp xếp các luận điểm theo một trình tự hợp lí, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý: 1. Giải thích: – “Sáng tạo nhân vật”: là hoạt động xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học. 1,5 – “Tư tưởng”: Nhận thức, lí giải và thái độ của nhà văn với đối tượng, những vấn đề nhân sinh đặt ra trong tác phẩm. – “Tình cảm” : Những rung động, cảm xúc đối với thực tại, bộc lộ toàn bộ thế giới tinh thần của nhà văn. – “Quan niệm”: suy nghĩ, trăn trở của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật. ->Nhận định đề cập đến vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng hình tượng trong tác phẩm: nhân vật là nơi để nhà văn bộc lộ những suy tư, trăn trở về cuộc đời, DeThiVan.com Bộ 17 Đề thi HSG Văn 8 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com thể hiện những rung động, xúc cảm trước cuộc đời, gửi đến bạn đọc những thông điệp nhân sinh sâu sắc. 0.5 *Lí giải: - Đặc trưng của văn học: văn học phản ánh hiện thực cuộc sống qua các hình tượng nghệ thuật. Nhân vật là sản phẩm của quá trình sáng tạo và là phương tiện để nhà văn gửi gắm tư tưởng, cảm xúc, quan niệm của mình về cuộc đời. - Người nghệ sĩ khi sáng tạo nhân vật không bao giờ chỉ dừng lại ở việc phản ánh hay khắc họa hình tượng mà bao giờ cũng có nhu cầu muốn lí giải, cắt nghĩa các hiện tượng, muốn giãi bày và gửi đến bạn đọc một thông điệp nhân sinh nào đó. 2. Chứng minh * Giới thiệu khái quát Thạch Lam là một cây bút giàu cảm xúc, ông được biết đến là một trong những nhà văn nổi tiếng của nền văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn 1930- 1945. 1.5 - Truyện ngắn “Nhà mẹ Lê” là tác phẩm tiêu biểu của Nhà văn Thạch Lam in trong tập truyện gió lạnh đầu mùa được xuất bản năm 1937. Truyện kể về nhân vật mẹ Lê một người phụ nữ nghèo cùng đàn con thơ. Cuộc đời của mẹ Lê là những chuỗi ngày bất hạnh, khó khăn nhưng mẹ luôn toát lên những đức tính cao quý: đùm bọc, chở che cho những đứa con bé bỏng của mình. * Chứng minh trong đoạn trích truyện ngắn “nhà mẹ Lê”, Nhà văn Thạch Lam đã sáng tạo nhân vật mẹ Lê để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình. Luận điểm 1: Nhà văn Thạch Lam sáng tạo nhân vật mẹ Lê- người phụ nữ 3.0 có số phận đáng thương nhưng giàu tình yêu con và đức hy sinh. - Mẹ Lê là người phụ nữ nghèo có số phận đáng thương: +Vốn nghèo đói nhưng mẹ Lê lại sinh đông con- 11 người con “đứa lớn nhất mới có 17 tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bé trên tay”. + Hình ảnh người phụ nữ với làn da nhăn nheo như khô nẻ, thân hình thấp bé, khắc khổ hiện lên thật đáng thương. + Cái đói và cái nghèo của hàng chục con người cau có trong ngôi nhà được mô tả là “tổ chó”, “chó mẹ chó con” toát lên sự cay đắng đau khổ của mẹ Lê ->Nỗi khổ của mẹ Lê là nhà đông con quá khiến mẹ phải còng lưng lo toan mọi việc. Số phận gia đình mẹ Lê cũng là cuộc đời và số phận của những con người bé nhỏ nơi xóm chợ nghèo nói riêng và trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng nói chung. - Mẹ Lê giàu tình yêu con và đức hy sinh: + Người mẹ ấy vì con mà chịu đựng gian khổ trong thầm lặng, không một lời kêu ca, than vãn (dẫn chứng) DeThiVan.com
File đính kèm:
bo_17_de_thi_hsg_van_8_cap_truong_co_dap_an.docx