Bộ 17 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Lớp 11 môn Văn (Có đáp án)

docx 80 trang Thúy Bình 02/12/2024 1010
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ 17 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Lớp 11 môn Văn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 17 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Lớp 11 môn Văn (Có đáp án)

Bộ 17 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Lớp 11 môn Văn (Có đáp án)
 Bộ 17 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Lớp 11 môn Văn (Có đáp án) - DeThiVan.com
 DeThiVan.com Bộ 17 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Lớp 11 môn Văn (Có đáp án) - DeThiVan.com
Câu 2. (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá nội dung, nghệ thuật bài thơ Ngôn 
chí – Bài 10 của Nguyễn Trãi.
 Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy.
 Có than chớ phải lợi danh vây.
 Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén,
 Ngày xem vắng hoa, bợ cây.
 Cây rợp chồi cành chim kết tổ,
 Ao quang mấu ấu cá nên bầy.
 Ít nhiều tiêu sái lòng ngoài thế,
 Năng một ông này đẹp thú này.
 (Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976)
*Chú thích:
- Bợ cây: chăm cây, săn sóc cây
- Mấu ấu: mầm cây củ ấu
- Tiêu sái: thảnh thơi, thoát tục
- Năng: có thể, hay.
- Hai câu cuối có thể hiểu theo ý: tác giả ước mong về mội thế giới đẹp đẽ, sống động, hài hòa 
của thiên nhiên vạn vật, con người.
*Bài thơ Ngôn chí – Bài 10 là bài thơ tiêu biểu nhất trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. 
Bài thơ được Nguyễn Trãi sáng tác khi cáo quan ở ẩn tại quê nhà với tâm thế dứt bỏ danh lợi, 
vui vẻ với cảnh đẹp nơi thôn dã.
 --- HẾT ---
 DeThiVan.com Bộ 17 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Lớp 11 môn Văn (Có đáp án) - DeThiVan.com
 - Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm. 
 - Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm. 
 5 - HS có thể trả lời: đồng ý/ không đồng ý/ đồng ý một phần. 1,0
 (Gợi ý: Đồng ý 
 Lí giải: Con đường của người đi tiên phong sẽ là con đường khác 
 biệt, đơn độc, chưa có ai đi qua, chưa ai đặt chân đến. Vì thế sẽ có 
 nhiều cơ hội cho tương lai. Đi tiên phong giúp chúng ta chủ động 
 chuẩn bị tâm thế, không nao núng, lung lay ý chí) 
 - HS lí giải hợp lí, thuyết phục 
 Hướng dẫn chấm: 
 - Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm 
 - Học sinh trả lời đủ 2 ý: 1,0 điểm 
 (HS trình bày suy nghĩ, cảm nhận riêng của mình, người chấm linh 
 hoạt cho điểm) 
II VIẾT 6,0
 1 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời cho câu hỏi: Để trở thành 2,0
 một người đi tiên phong bạn cần phải làm gì? 
 a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn 0,25
 Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 
 chữ) của đoạn văn. HS có thể trình bày đoạn văn theo một trong 
 những cách sau: diễn dịch, quy nạp, tổng – phân - hợp, móc xích, 
 song hành.
 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25
 Bạn cần phải làm gì để trở thành người đi tiên phong 
 c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận 0.5
 Sau đây là một số gợi ý: 
 - Yếu tố đầu tiên để trở thành một người đi tiên phong thì phải có 
 vốn tri thức vững vàng, toàn diện. Vì vậy người trẻ hãy không ngừng 
 trau dồi trí tuệ, luôn tìm tòi, học hỏi để có vốn tri thức trong nhiều 
 lĩnh vực. 
 - Cần năng động, nhạy bén, luôn cập nhật những xu thế mới, đón đầu 
 sự phát triển của thời đại, biến tinh hoa nhân loại thành của mình và 
 áp dụng nó vào thực tế. 
 - Có bản lĩnh, dám làm, dám chịu, dám đương đầu với mọi khó khăn, 
 thách thức, không sợ bị thất bại, không quản dấn thân vào những con 
 đường mới chưa ai đặt chân đến. 
 - Luôn nhận thức được vai trò, sứ mệnh đi tiên phong của mình 
 Hướng dẫn chấm: Bàn luận đầy đủ, sâu sắc (0,5 điểm); bàn luận sơ 
 lược, không rõ ý (không cho điểm) 
 d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: 0.5
 - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp 
 để triển khai vấn đề nghị luận: 
 DeThiVan.com Bộ 17 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Lớp 11 môn Văn (Có đáp án) - DeThiVan.com
 - Tấm lòng của tác giả với vạn vật và con người. Với Nguyễn Trãi 
 vui hay buồn, lo âu hay thanh thản, tất cả đều xuất phát từ cuộc sống 
 của nhân dân. Bởi ông luôn khao khát một cuộc sống ấm no, yên vui 
 cho dân mà thôi. 
 => Đánh giá: Bài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương 
 đất nước sâu sắc với những hình ảnh giản dị mà ấm áp. Qua bài thơ, 
 người đọc thấy rõ một tâm hồn đẹp, cao cả, đáng quý. 
 2. Đặc sắc nghệ thuật: 
 + Thể thơ Đường luật quen thuộc nhưng được nhà thơ sáng tác một 
 cách mới mẻ và độc đáo: Thất ngôn bát cú xen lục ngôn ở hai câu 
 thực. 
 + Hình ảnh thơ giản dị, gần gũi; ngôn ngữ thơ mộc mạc, gần gũi với 
 lời ăn tiếng nói hàng ngày. 
 + Nghệ thuật đối trong hai câu thực và luận thể hiện rất rõ cái tôi 
 Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên, đắm mình với cảnh vật nơi thôn dã, 
 bình yên 
 => Ngôn chí là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của tập thơ 
 Quốc âm thi tập. Bài thơ cho thấy sự sáng tạo nghệ thuật vô cùng 
 độc đáo của Nguyễn Trãi. Với tập thơ này, Nguyễn Trãi đã có vai trò 
 to lớn trong việc đặt nền móng và mở đường cho nền thơ ca dân tộc. 
 *Kết bài: Khẳng định lại vấn đề vừa bàn luận. 
 d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: 1,5
 - Triển khai vấn đề nghị luận bằng cách xây dựng các luận điểm rõ 
 ràng, hợp lí, thuyết phục. 
 - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp 
 để triển khai vấn đề nghị luận. 
 - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ hấp dẫn, dẫn chứng phù hợp. 
 Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng trong bài 
 viết phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 
 đ, Diễn đạt 0,25
 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn 
 bản. 
 e, Sáng tạo 0,5
 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới 
 mẻ. 
 TỔNG ĐIỂM 10
 DeThiVan.com Bộ 17 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Lớp 11 môn Văn (Có đáp án) - DeThiVan.com
A.Thể thơ 5 chữ B.Thể thơ 6 chữ C.Thể thơ 7 chữ D.Thể thơ tự do 
Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các câu thơ sau? 
 Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế 
 bà mò cua xúc tép ở đồng Quan 
 bà đi gánh chè xanh Ba Trại 
 Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn 
A. So sánh B. Nhân hoá C. Liệt kê D. Ẩn dụ 
Câu 3. Tâm sự nuối tiếc, hối hận của tác giả khi nghĩ về người bà được thể hiện rõ nhất qua 
khổ thơ nào? 
A. Khổ 1 B. Khổ 3 C. Khổ 4 D. Khổ 6 
Câu 4. Trong kí ức của tác giả, bà là người: 
A. Lam lũ, tần tảo, hiền lành, đôn hậu, giàu đức hi sinh. 
B. Lam lũ, tần tảo, hiền lành, đôn hậu, vui vẻ. 
C. Vui vẻ, vô tư, hiền lành, đôn hậu, giàu đức hi sinh. 
D. Lam lũ, tần tảo, hiền lành, đôn hậu, lạc quan. 
Câu 5. Ý nào sau đây không thể hiện tình cảm của người cháu khi nghĩ về bà? 
A. Thấu hiểu nỗi cơ cực, tần tảo, tình yêu thương của bà. 
B. Yêu thương, tôn kính, tri ân sâu sắc đối với bà. 
C. Sự ân hận, ngậm ngùi, đau xót muộn màng. 
D. Vô tư, hồn nhiên, trong sáng. 
Câu 6. Khi còn nhỏ, nhân vật trữ tình là người như thế nào? 
A. Ham chơi, tinh nghịch. B. Vô tư, vô tâm. 
C. Hồn nhiên, trong sáng. D. Giàu tình cảm. 
Trả lời các câu hỏi: 
Câu 7. Trình bày ý nghĩa nhan đề bài thơ Đò Lèn. 
Câu 8. Anh/ chị hiểu như thế nào về hai câu thơ sau: 
 khi tôi biết thương bà thì đã muộn 
 bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi! 
Câu 9. Qua bài thơ, anh/chị rút ra thông điệp gì cho bản thân ? (Trả lời trong 5 - 7 câu) 
II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm) 
Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài thơ 
Đò Lèn (Nguyễn Duy). 
 ------------------Hết------------------
 DeThiVan.com Bộ 17 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Lớp 11 môn Văn (Có đáp án) - DeThiVan.com
 HS có thể viết bài theo nhiều cách trên cơ sở kết hợp giữa lí lẽ và dẫn 
 chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm, đảm bảo các yêu 
 cầu sau: 
 * Đặc điểm nội dung và nghệ thuật của bài thơ: 
 + Nội dung: Bài thơ là dòng kí ức của người cháu khi nhớ lại người bà 
 tảo tần, hiền lành, âm âm thầm vượt qua mọi khổ cực, buôn bán ngược 
 xuôi, chịu mọi hiểm nguy luôn cận kề để nuôi dạy người cháu mồ côi 
 và nghịch ngợm giữa cảnh chiến tranh khốc liệt. Đồng thời bài thơ 
 cũng thể hiện sự thức tỉnh muộn màng, ngậm ngùi, xót xa của người 
 cháu khi không còn được bên bà nữa. Qua đó, tác phẩm gửi gắm nhiều 
 bài học thấm thía: bài học về tình yêu thương, quan tâm những người 
 thân xung quanh; bài học về quy luật nghiệt ngã của thời gian,. 
 + Nghệ thuật: Thể thơ tự do phóng khoáng, linh hoạt, lối thơ vắt dòng 
 với nhịp điệu chậm rãi, nhan đề ấn tượng, hình ảnh thơ dung dị, giọng 
 điệu chân thành, nhẹ nhàng, giàu xúc cảm, cùng việc liệt kê các địa 
 danh tuổi thơ, bài thơ đã thể hiện được những đặc trưng của thể loại 
 thơ trữ tình. 
 * Khẳng định giá trị tư tưởng và thẩm mĩ của bài thơ, ý nghĩa của bài 
 thơ: Thể hiện triết lý sống giản dị mà đúng đắn, nhân văn, tác phẩm đã 
 khắc họa thành công vẻ đẹp tâm hồn, làm rõ hơn phong cách sáng tác 
 của nhà thơ Nguyễn Duy. 
 Hướng dẫn chấm: 
 - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm. 
 - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm. 
 - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. 
 d. Chính tả, ngữ pháp 0.5
 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 
 Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi 
 chính tả, ngữ pháp. 
 e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách 0.5
 diễn đạt mới mẻ. 
 Tổng 10.0
 DeThiVan.com

File đính kèm:

  • docxbo_17_de_thi_khao_sat_chat_luong_dau_nam_lop_11_mon_van_co_d.docx