Bộ 19 Đề thi HSG Văn 10 cấp Trường (Có đáp án)
Câu 1 (8 điểm)
Lời của ngọn cỏ
Một ngọn cỏ nói với một chiếc lá mùa thu rằng:
“Ngươi rơi ồn ào quá! Ngươi làm tan tác mọi giấc mộng mùa đông của ta.”
Tức mình, chiếc lá mùa thu đáp trả:
“Đồ sinh chốn thấp hèn và ở nơi thấp hèn! Đồ không biết hát, đồ hay cáu kỉnh! Ngươi không sống giữa không khí trên cao và ngươi không thể nào phân biệt được thanh âm của giọng hát.”
Nói xong, chiếc lá mùa thu nằm yên dưới đất và ngủ. Khi mùa xuân tới, nó lại thức giấc – và nó là một ngọn cỏ.
Khi mùa thu sang và giấc ngủ mùa đông của nó kéo tới. Trên mình nó toàn bộ không khí lướt qua, những chiếc lá rơi xuống, và nó thì thầm với mình:
“Ôi những chiếc lá mùa thu! Chúng ồn ào quá! Chúng làm tan tác mọi giấc mộng của ta!”
(Mây trên đỉnh núi và kẻ mộng du – Kahlil Gibran
– Công ty sách thời đại và NXB Văn học, 2012, trang 175)
Câu chuyện trên gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì?
Câu 2 (12 điểm)
Bàn về ngôn ngữ thơ, nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương cho rằng:
Thơ vừa là nghệ thuật ngôn từ, vừa là nghệ thuật vượt qua ngôn từ, “khắc phục ngôn từ” (D.Likhatshev). Trong thơ hình thức ngôn ngữ thường mờ đục, trái lại, trong văn xuôi ngôn ngữ thường trong suốt.
(Tác phẩm và thể loại văn học –
NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh – trang 143)
Bằng hiểu biết văn học của mình, anh/chị hãy bàn luận ý kiến trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 19 Đề thi HSG Văn 10 cấp Trường (Có đáp án)

Bộ 19 Đề thi HSG Văn 10 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com DeThiVan.com Bộ 19 Đề thi HSG Văn 10 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com ĐỀ SỐ 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 10 TRƯỜNG THPT BÌNH CHIỂU Thời gian: 120 phút Chủ đề: MẠCH ĐỜI SINH SÔI Vùng đất xứ Thanh không chỉ sinh ra những người con sẵn sàng xông pha khi Tổ quốc cần mà vẫn luôn nặng nợ ân tình với quê hương. Thương mảnh đất quê hương đói nghèo, ông Thảo luôn đau đáu: “Quê hương đã nuôi mình khôn lớn, cho mình một nền tảng để phát triển bản thân thì mình phải có trách nhiệm trả ơn nghĩa vời vợi đó”. Để rồi ngày hôm nay, sau hơn 40 năm thành công nơi xứ người, khi cảm thấy bản thân đã có đủ tiềm lực để đầu tư phát triển quê hương, đôi vợ chồng tiến sĩ quyết định trở về vùng đất biển một thuở xác xơ, dốc hết công sức, tiền của tích lũy, dành dụm hơn nửa đời người nuôi hy vọng đưa vùng biển Hải Tiến trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn du khách. Để xương rồng có thể nở hoa, miền cát bỏng hoang sơ biết “trả vàng trả bạc”. Hành trình mà vợ chồng Tiến sĩ Lê Xuân Thảo và vợ đã đi qua chác chắn không hề dễ dàng. Ông Thảo điềm tĩnh khái quát lại: “Làm việc gì lớn bao giờ chẳng gặp những khó khăn, thất thoát ban đầu. Nhưng từ những thất bại lại ló rạng cho chúng tôi ý tưởng sáng tạo mới”. Với ý chí phấn đấu không ngừng, nỗ lực vượt qua muôn vàn khó khăn, bằng tất cả tấm lòng yêu mến quê hương, ông Thảo cùng vợ đã gặt hái được những “quả ngọt” xứng đáng. Khu du lịch biển đã trở thành một khu du lịch đa chức năng, đạt tiêu chuẩn 3 sao, hệ thống các nhà hàng sang trọng, ... Nhìn cái cách mà những người con ưu tú đã và đang nỗ lực đóng góp cho sự phát triển của mảnh đất xứ Thanh này mới thấu hiểu hết ý nghĩa của hai tiếng quê hương. (Trích Đi xa để trở về, Hương Thảo, dẫn theo baothanhhoa.vn) Câu 1: (8.0 điểm) Từ những suy nghĩ mà văn bản trên gợi ra và từ trải nghiệm cuộc sống, em hãy viết bài văn trả lời cho câu hỏi sau: Điều gì khiến xương rồng nở hoa? Câu 2: (12.0 điểm) Bằng trải nghiệm văn học, em hãy viết bài văn về sự sinh sôi, phát triển của cuộc sống trong các tác phẩm văn chương. HẾT DeThiVan.com Bộ 19 Đề thi HSG Văn 10 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM Câu Nội dung Điểm 1 Bài Nghị luận xã hội 8.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài 1.0 nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận; triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Học sinh có thể đưa ra quan điểm riêng về cái tôi mà người trẻ cần tìm kiếm và xây dựng trong xã hội ngày nay. Sau đây là gợi ý cho một hướng giải quyết đề bài: 0.5 1. Giải thích: - Xương rồng nở hoa: là một hiện tượng hiếm gặp trong môi trường tự nhiên. Xương rồng thường sống ở những vùng đất cằn cỗi, khô hạn. Để có thể nở ra những bông hoa đẹp, những miền hoang mạc phải chắt chiu những dưỡng chất quý giá hơn vàng bạc để cung cấp cho cây. Cũng giống như con người, muốn gặt hái được những thành công tốt đẹp, dù hoàn cảnh có khắc nghiệt đến đâu, con người phải luôn biết kiên trì, chịu khó, ấp ủ và vun đắp cho khát vọng của mình. - Ý kiến trên là lời khuyên sâu sắc, chân thành về cách thức để tồn tại và tiến tới thành công trong những điều kiện không thuận lợi. Với ý kiến đã nêu, tác giả câu nói đã đề cao tầm quan trọng của nghị lực sống bền bỉ trong mỗi con người. 4.0 2. Bàn luận - Biểu hiện của một con người có nghị lực sống bền bỉ rất phong phú. Đó là những người sống luôn có ước mơ, lí tưởng và hoài bão, biết đặt ra cho mình những mục tiêu để phấn đấu, tiến về phía trước. Khi bắt tay vào thực hiện công việc, họ luôn cho thấy sự quyết tâm, nhiệt thành, năng nổ của bản thân. Đặc biệt, khi trải qua những khó khăn, gian khổ, họ luôn giữ vững một tinh thần kiên định, ý chí mãnh liệt và một niềm tin lạc quan về kết quả tốt đẹp từ sự cố gắng đã bỏ ra. - Người sống có nghị lực thường đạt được những thành công, những điều mà họ muốn. Bởi họ không bao giờ bỏ cuộc, hoang mang mà luôn tìm cách để giải quyết vấn đề vướng mắc. Họ biết học hỏi, lắng nghe ý kiến từ người khác; biết tận dụng cơ hội, dù ít hay nhiều, để phát triển bản thân. Vì thế, mà họ cũng thường nhận được sự ủng hộ, mến mộ từ mọi người xung quanh. - Người sống có nghị lực luôn mang trong mình một nguồn năng lượng tích cực, có những đóng góp ý nghĩa, thiết thực cho cộng đồng, xã hội. Không tấm gương sáng để người khác noi theo. Họ chính là những mầm xanh quý báu chỉ vậy, họ còn có khả 1.5 năng lan tỏa tinh thần ấy đến mọi người xung quanh, là mọc lên từ những khắc nghiệt của đời thường. 3. Bài học nhận thức và hành động - Nhưng trái lại, trong thực tế, có rất nhiều người lười nhác, yếu đuối, không biết vươn lên sau những khó khăn, thất bại, mà chỉ biết than vãn, đổ lỗi, buông xuôi. Đây là DeThiVan.com Bộ 19 Đề thi HSG Văn 10 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com một lối sống tiêu cực, dễ khiến con người lầm lạc vào những con đường bi quan, bế tắc. - Sống phải biết tin tưởng vào năng lực của bản thân; từ đó, biết tận dụng mọi khả năng, cơ hội để đối mặt với hoàn cảnh, vươn lên trên những trở ngại và quyết tâm đạt được những mục tiêu đã đề ra. Dù gặp thất bại cũng không nản lòng mà kiên nhẫn theo đuổi đến cùng, tự tin đứng dậy để bước tiếp. Sống phải có niềm tin vào sự công bằng của đời sống. Khi ta có cố gắng, có nỗ lực, thì ta sẽ tìm thấy cho mình những điều tốt đẹp, ý nghĩa. c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo; thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về 0.5 vấn đề nghị luận. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0.5 2 Bài Nghị luận văn học 12.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. 1.5 Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề; triển khai vấn đề thành các luận điểm; vận dụng tốt các 9.0 phương thức biểu đạt; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cấu trúc bài viết gợi ý: - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tác phẩm văn học phản ánh sự sinh sôi, phát triển của cuộc sống. - Phân tích tác phẩm để chỉ ta sự sinh sôi, phát triển của cuộc sống được phản ánh trong đó. Vd: + Sang thu: Sự chầm chậm, êm ả của dòng sông, sự vội vã, gấp rút của đàn chim phối hợp cùng hình ảnh “đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu” ghi lại khoảnh khắc giao mùa đã tạo nên một nét thu chân thực, sinh động, mới mẻ. Mùa thu dần hòa vào đất trời với những nét êm nhẹ: nắng trải đầy vàng óng ánh, mang hơi thở ấm áp, mưa giảm dần chứ không ào ạt, xối xả và sấm không còn vang rền mà lặng dần trên những hàng cây đứng tuổi. + Mùa xuân nho nhỏ: Hình ảnh đất nước nổi bật với không khí náo nức, khẩn trương khi bước vào mùa xuân mới vừa bảo vệ vừa dựng xây Tổ quốc. Hai nhiệm vụ ấy đặt nặng trên vai của “người cầm súng” và “người ra đồng”, những người đã gieo mùa xuân, bảo vệ mùa xuân, tạo nên sức sống mùa xuân trên mọi miền đất nước. Từ đó, đất nước tỏa rạng lung linh như vì sao “cứ đi lên phía trước”, trường tồn, bất diệt. - Các tác phẩm đã phản ánh sự sinh sôi, phát triển của cuộc sống bằng hình thức đa dạng: truyện, thơ; bằng kết cấu linh hoạt, sáng tạo - Đánh giá, khẳng định vấn đề. c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo; thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn 1.0 đề nghị luận,... DeThiVan.com Bộ 19 Đề thi HSG Văn 10 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com ĐỀ SỐ 2 HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN ĐỀ THI HSG MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10 VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ Thời gian làm bài: 180 phút TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN – HÀ NỘI Câu 1 (8 điểm) Lời của ngọn cỏ Một ngọn cỏ nói với một chiếc lá mùa thu rằng: “Ngươi rơi ồn ào quá! Ngươi làm tan tác mọi giấc mộng mùa đông của ta.” Tức mình, chiếc lá mùa thu đáp trả: “Đồ sinh chốn thấp hèn và ở nơi thấp hèn! Đồ không biết hát, đồ hay cáu kỉnh! Ngươi không sống giữa không khí trên cao và ngươi không thể nào phân biệt được thanh âm của giọng hát.” Nói xong, chiếc lá mùa thu nằm yên dưới đất và ngủ. Khi mùa xuân tới, nó lại thức giấc – và nó là một ngọn cỏ. Khi mùa thu sang và giấc ngủ mùa đông của nó kéo tới. Trên mình nó toàn bộ không khí lướt qua, những chiếc lá rơi xuống, và nó thì thầm với mình: “Ôi những chiếc lá mùa thu! Chúng ồn ào quá! Chúng làm tan tác mọi giấc mộng của ta!” (Mây trên đỉnh núi và kẻ mộng du – Kahlil Gibran – Công ty sách thời đại và NXB Văn học, 2012, trang 175) Câu chuyện trên gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì? Câu 2 (12 điểm) Bàn về ngôn ngữ thơ, nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương cho rằng: Thơ vừa là nghệ thuật ngôn từ, vừa là nghệ thuật vượt qua ngôn từ, “khắc phục ngôn từ” (D.Likhatshev). Trong thơ hình thức ngôn ngữ thường mờ đục, trái lại, trong văn xuôi ngôn ngữ thường trong suốt. (Tác phẩm và thể loại văn học – NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh – trang 143) Bằng hiểu biết văn học của mình, anh/chị hãy bàn luận ý kiến trên. DeThiVan.com Bộ 19 Đề thi HSG Văn 10 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Ý Nội dung chính cần đạt Điểm Giải thích – Lời phàn nàn của ngọn cỏ hay chiếc lá là câu chuyện về cách giao tiếp, ứng xử của con người khi không có lòng trắc ẩn, đồng cảm và thấu cảm. + Khi không ở vị trí của nhau, thường con người không thể hiểu hết được nhau, và thường xuyên xảy ra những trách móc, hiểu lầm. + Mọi xung đột, xung khắc, chiến tranh của con người đều bắt đầu từ chỗ không ai ở vị trí của nhau. Ngọn cỏ không là chiếc lá, chiếc lá không là ngọn cỏ. 1 – Nhưng tại sao khi chiếc lá là ngọn cỏ, nó lại tiếp tục phàn nàn về lá, mà không chịu thông cảm. 2,0 => Đặt ra vấn đề lớn nữa của con người: con người không chỉ trách móc người khác khi không chịu thấu hiểu người khác, mà con người còn thường xuyên trách móc người khác khi họ mắc lỗi y như của mình, mắc những lỗi mà mình cũng đã từng mắc phải. Bởi con người rất mau quên những gì đã xảy ra với mình, và vì con người không chịu ý Câu 1 thức, phản biện lại bản thân. Bình luận, Chứng minh 5 – Việc thấu hiểu người khác để cảm thông, chia sẻ là việc đương nhiên, là bản tính của con người, nhưng tại sao con người lại khó khăn khi hiểu người khác? 2 => Việc thấu hiểu, thông cảm cho nhau là một việc rất khó, đòi hỏi con người phải biết vượt qua những định kiến, phán xét và thế giới chủ quan của cá nhân. 2,5 2 => “Muốn hiểu được một người người khác, anh phải nuốt trọn cả thế giới” – Vấn đề của việc con người không chịu thấu hiểu người khác là bởi, con người cũng 3 thường xuyên không thấu hiểu chính mình. Con người không nhớ những sai lầm mình đã mắc phải, đã không sống chậm lại, ngẫm nghĩ về bản thân, phản tư lại chính mình. => Đặt ra vấn đề về sự cần thiết của việc phản biện chính mình, sự phản tư của cá nhân. => Con người không chỉ không có lòng trắc ẩn với người khác, mà còn không có lòng 2,5 trắc ẩn và thấu cảm với chính bản thân. HS chọn lọc dẫn chứng phù hợp. Liên hệ thực tiễn, rút ra bài học Thế giới sẽ ra sao, nếu con người lúc nào cũng thấu hiểu nhau, thông cảm cho nhau? 3 1,0 => Có thể con người sẽ không phát triển nữa. Đôi khi, chính những sự không thấu hiểu, va chạm giữa các giá trị giữa cá nhân này và cá nhân kia, sẽ khiến con người luôn nỗ lực và tìm ra mục đích sống của mình hơn. Biểu điểm: – Điểm 7 – 8: đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết sâu sắc độc đáo, diễn đạt lưu loát, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc. – Điểm 5 – 6: Nội dung đầy đủ, có thể còn thiếu một vài ý nhỏ, bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, câu văn có hình ảnh, cảm xúc. – Điểm 3 – 4: Bài làm còn thiếu ý. Văn chưa hay nhưng rõ ý. Mắc không quá 7 lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. – Điểm 1 – 2: Trình bày ý còn sơ sài, kết cấu không rõ ràng, còn nhiều lỗi diễn đạt (>7 lỗi). Giải thích – Thơ và văn xuôi: hai kiểu tổ chức ngôn từ nghệ thuật mà sự khác nhau thuần túy bề Câu 2 1 2,0 ngoài trước hết ở cơ cấu nhịp điệu. + Nhịp điệu của thơ được tạo ra do sự phân chia (theo những quy tắc mang tính số DeThiVan.com Bộ 19 Đề thi HSG Văn 10 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com lượng) dòng ngôn ngữ tác phẩm thành những ngữ đoạn vốn không trùng hợp với sự phân chia dòng ngôn từ theo cú pháp. + Dòng ngôn từ ở văn xuôi được chia thành những câu và đoạn câu vốn có ở lời nói thường ngày, nhưng đã được tu chỉnh lại. – Nghệ thuật ngôn từ: thơ cũng như các thể loại văn học khác, lấy ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng nghệ thuật. – Nghệ thuật vượt qua ngôn từ, khắc phục ngôn từ: ngôn từ trong thơ luôn mở rộng biên giới ý nghĩa. Người làm thơ luôn vượt qua giới hạn nghĩa thông thường của ngôn từ để tạo lập một “kiểu”, một “cách” hiểu mới cho ngôn từ (đôi khi khác hẳn với nghĩa quen dùng). – Hình thức ngôn ngữ mờ đục: khó hiểu, đa nghĩa do chồng chập nhiều cách hiểu, nhiều cách liên tưởng. – Ngôn ngữ trong suốt: sáng tỏ, tường minh, logic. => Ý kiến bàn về đặc điểm của ngôn ngữ thơ, một phương diện nổi bật của thể loại thơ, trong sự so sánh với thể loại văn xuôi. Bình luận, Chứng minh Đây là ý kiến đúng đắn, khẳng định được đặc trưng của ngôn ngữ thơ ca. – Vì sao thơ vừa là nghệ thuật ngôn từ, vừa là nghệ thuật vượt qua ngôn từ, “khắc phục ngôn từ” (D.Likhatshev). Trong thơ hình thức ngôn ngữ thường mờ đục, trái lại, trong văn xuôi ngôn ngữ thường trong suốt? + Văn xuôi là cách thức tổ chức ngôn từ dựa trên nguyên tắc nhân quả và thứ tự biên niên. Nói cách khác, văn xuôi tự sự là sự kết hợp có tính kế tục, sự trần thuật diễn ra từ một đối tượng này đến một đối tượng khác, kế cận nhau theo trận tự nhân quả hay trật tự thời gian. → Diễn ngôn của văn xuôi gần với lời nói thường ngày → Đọc văn xuôi ít nhiều người đọc thấy sự gần gũi. + Thơ lại là một thứ ngôn ngữ đặc biệt, khác thường. Ngôn ngữ thơ không phụ thuộc 8,0 vào nguyên tắc nhân quả và thứ tự biên niên. Tính chất bất thường của việc tổ chức ngôn từ ở câu thơ thể hiện ở ý nghĩa đặc biệt, bản chất đặc thù của phát ngôn: đó không phải là thông báo hay phán đoán lý thuyết mà là một hành vi ngôn ngữ tự tại. 2 + So với văn xuôi: Ngôn ngữ thơ: • Hàm súc • Đa nghĩa • Giàu liên tưởng → Lạ hóa → Nảy sinh như một sự phân lập khỏi ngôn ngữ thực tại, hình thức câu thơ đã như là tín hiệu của việc đưa thế giới nghệ thuật ra khỏi khuôn khổ tính xác thực thường ngày. – Thơ vừa là nghệ thuật ngôn từ, vừa là nghệ thuật vượt qua ngôn từ, “khắc phục ngôn từ” (D.Likhatshev). Trong thơ hình thức ngôn ngữ thường mờ đục, trái lại, trong văn xuôi ngôn ngữ thường trong suốt như thế nào? + Thơ là ngôn ngữ đặc biệt, khác thường, nhưng phải có những nguyên tắc nhất định: Cấu trúc của bài thơ dựa trên sự lặp lại của hình ảnh và nhịp điệu qua sự giống nhau hay tương phản của cái được biểu hiện. + Vì thế, việc vượt qua ngôn từ, hay mờ đục của thơ phải rất “nghệ thuật”, không thể tùy tiện. – Học sinh chọn và phân tích dẫn chứng tiêu biểu trong các tác phẩm đã học, đã đọc để DeThiVan.com Bộ 19 Đề thi HSG Văn 10 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. – Có thể phân tích các dẫn chứng đan cài hoặc tách riêng với phần Bình luận nhưng cần có ý thức bám sát vấn đề nghị luận. (Nên chọn những tác phẩm ngôn ngữ lạ hóa, đa nghĩa: Nguyệt cầm, Tây Tiến, Đàn ghita của Lorca, thơ Hàn Mặc Tử, thơ Đường, thơ Haiku, ) Đánh giá, mở rộng – Ý kiến là góc nhìn về thơ của một nhà nghiên cứu nhưng cũng là sự khẳng định đúng đắn về đặc trưng của ngôn ngữ thơ ca. – Cũng cần nhận thấy thêm rằng, không có sự phân tích quá rạch ròi giữa ngôn từ thơ và văn xuôi (nhiều tác phẩm văn xuôi cũng có ngôn ngữ vượt qua ngôn từ, khắc phục ngôn từ); và ngôn ngữ mờ đục hay không còn do khuynh hướng, trào lưu, phong cách 3 2,0 tác giả. – Bài học sáng tạo và tiếp nhận: + Nhà thơ cần nỗ lực sáng tạo ngôn ngữ trau dồi, tinh luyện. + Người đọc cần tiếp cận tác phẩm trên nhiều phương diện: hình thức đến nội dung để trân trọng sự sáng tạo của người nghệ sĩ và thâm nhập vào thế giới vi diệu, bí ẩn của thơ ca. Biểu điểm: – Điểm 11 – 12: đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết sâu sắc độc đáo, diễn đạt lưu loát, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc. – Điểm 8 – 10: Nội dung đầy đủ, có thể còn thiếu một vài ý nhỏ, bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, câu văn có hình ảnh, cảm xúc. – Điểm 5 – 7: Bài làm còn thiếu ý. Văn chưa hay nhưng rõ ý. Mắc không quá 7 lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. – Điểm 3 – 4: Trình bày ý còn sơ sài, kết cấu không rõ ràng, còn nhiều lỗi diễn đạt (>7 lỗi). – Điểm 1 – 2: Không hiểu đề, không có kĩ năng nghị luận, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. Lưu ý: Giám khảo vận dụng linh hoạt biểu điểm. Có thể thưởng điểm cho những bài viết có sáng tạo nếu điểm toàn bài chưa đạt tối đa. Điểm cho lẻ đến 0,25. DeThiVan.com Bộ 19 Đề thi HSG Văn 10 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com ĐỀ SỐ 3 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI CHỌN HSG GIỎI LẦN THỨ XIV KHU VỰC DUYÊN HẢI, ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ MÔN THI: NGỮ VĂN – KHỐI 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN BIÊN HOÀ, T. HÀ NAM Thời gian làm bài 180 phút Câu 1 (8,0 điểm): Nghị luận xã hội Đời ngắn đừng ngủ dài là nhan đề bản dịch tiếng Việt cuốn sách của Robin Sama – một chuyên gia hàng đầu thế giới về huấn luyện nghệ thuật lãnh đạo và phát triển bản thân. Suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa triết lý được gợi ra từ nhan đề cuốn sách. Câu 2 (12,0 điểm): Nghị luận văn học Một bài thơ hay, theo tôi là một bài thơ có thần thái, có linh hồn, một sinh linh được hiện hữu trong thân xác ngôn ngữ. (Mai Văn Phấn – Nhà thơ nói về thơ hay – Chuyện trong cuộc – Tạp chí Văn nghệ Quân đội 4/6/2019) Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng trải nghiệm văn học, hãy làm sáng tỏ vấn đề. DeThiVan.com Bộ 19 Đề thi HSG Văn 10 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 (8,0 điểm): Nghị luận xã hội Yêu cầu về kỹ năng – Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ quan điểm riêng. – Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ; diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; vận dụng tốt các thao tác lập luận; dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở hiểu ý nghĩa nhận định, bài làm của thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải có căn cứ xác đáng. Thí sinh được tự do bày tỏ quan điểm của mình nhưng phải có thái độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Sau đây là một số định hướng: Giải thích (1,0 điểm) – Đời ngắn: là sự hữu hạn của cuộc đời mỗi con người. – Ngủ dài: chỉ giấc ngủ dài, ngủ lâu; cũng chỉ việc ngủ quên, quên cuộc đời, quên chính mình. -> Nhan đề cuốn sách là một nhắc nhở mỗi chúng ta về việc sống có ích, có ý nghĩa, không nên lãng phí cuộc đời. Bình (5,0 điểm) – Mỗi chúng ta chỉ có một cuộc đời. Thời gian cuộc đời là hữu hạn, nó qua đi là không bao giờ lấy lại được nữa. Trong quỹ thời gian ngắn ngủi đó của cuộc đời, chúng ta có và cần làm rất nhiều việc quan trọng và ý nghĩa. – Nếu chúng ta ngủ dài, chúng ta sẽ: + Lãng phí thời gian cuộc đời mình, không thực hiện được những việc chúng ta cần và mong muốn trong cuộc đời. Đến khi không còn đủ thời gian nữa thì chúng ta lại hối tiếc, ân hận. Cuộc đời có nhiều lần Giá như là cuộc đời vô ích, nhàm chán. + Trở thành những con người lười biếng, chậm chạp, trây lì, trở thành sống không có lý tưởng, mục tiêu, tự buông thả bản thân mình và trở thành gánh nặng của gia đình, xã hội. + Bỏ phí những cơ hội, dịp may để thay đổi cuộc đời, làm mới cuộc đời và tương lai sẽ là bóng tối mù mịt, u ám. + Bị xã hội lên án, mọi người xa lánh, coi thường, tẩy chay. – Nếu chúng ta biết sống có ích, có ý nghĩa, chúng ta sẽ: DeThiVan.com
File đính kèm:
bo_19_de_thi_hsg_van_10_cap_truong_co_dap_an.docx