Bộ 20 Đề thi giữa Học Kì 2 Ngữ Văn 7 - Kết Nối Tri Thức (Có đáp án)

pdf 177 trang Thúy Bình 22/07/2024 630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 20 Đề thi giữa Học Kì 2 Ngữ Văn 7 - Kết Nối Tri Thức (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 20 Đề thi giữa Học Kì 2 Ngữ Văn 7 - Kết Nối Tri Thức (Có đáp án)

Bộ 20 Đề thi giữa Học Kì 2 Ngữ Văn 7 - Kết Nối Tri Thức (Có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm):
HS đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
 Trái đất thân yêu của chúng ta đang nóng lên trong khoảng mấy thập kỉ gần đây. Sự ấm
nóng ấy đã, đang làm ảnh hưởng đến Đại dương và bầu Khí quyển bao la. Người ta ví Đại dương
giống như người mẹ vĩ đại và Khí quyển là người cha khổng lồ cao vời vợi. Đại dương và Khí quyển –
người mẹ, người cha thiên nhiên đó gắn bó thân thiết, thủy chung hàng triệu triệu năm không thể
tách rời. Nếu với con người “Biển cho ta cá như lòng mẹ/ Nuôi lớn đời ta tự thuở nào” (Huy Cận), thì
Khí quyển lại cho ta nguồn oxy quý giá vô cùng, chỉ vài phút thôi không có oxy, sự sống của con
người có thể không tồn tại. Người cha khổng lồ đã dang rộng vòng tay yêu thương, lấy thân mình che
chở Trái đất bớt đi những tia tử ngoại của Mặt trời để muôn loài được bình an. Vậy mà loài người
đang làm Đại dương và Khí quyển bị tổn thương nặng vì sự ấm nóng lên của Trái đất dẫn đến biến
đổi khí hậu
Những hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra khắp nơi không từ một đất nước, dân tộc nào, ảnh
hưởng tới nhiều mặt của cuộc sống muôn loài. Đó chính là do sự thay đổi của một vài yếu tố thiên
nhiên nhưng nguyên nhân chính vẫn là do các chất khí CO2, metan,  vào bầu khí quyển do các hoạt
động sản xuất, sinh hoạt của con người đang làm bề mặt Trái đất nóng lên, dẫn đến đại dương nóng
lên
(Trích sách “Luyện kĩ năng đọc hiểu theo đặc trưng thể loại” quyển 2 – Nguyễn
Thị Hậu chủ biên – NXBĐHQG Hà Nội, trang 79 và 81)
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì?
A. Nghị luận
B. Miêu tả
C. Tự sự
D. Biểu cảm
Câu 2. Nguyên nhân nào làm Trái đất nóng lên?
A. Con người thiếu oxy
B. Đại dương rộng lớn
C. Các chất khí CO2, metan, ... từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người vào bầu khí quyển
ĐỀ SỐ 1
Bộ 20 Đề thi giữa Học Kì 2 Ngữ Văn 7 - Kết Nối Tri Thức (Có đáp án) - DeThiVan.com
DeThiVan.com
D. Loài người đang làm Đại dương và Khí quyển bị tổn thương nặng
Câu 3. Theo em, nhan đề của văn bản trên là:
A. Con người với thiên nhiên
B. Mẹ thiên nhiên
C. Cần bảo vệ cuộc sống của em
D. Biến đổi khí hậu với đại dương và khí quyển
Câu 4. Văn bản trên bàn về vấn đề gì trong cuộc sống hiện nay?
A. Giá trị của thời gian
B. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng xấu đến trái đất
C. Giá trị của tri thức
D. Con người và thiên nhiên
Câu 5. Câu văn nào sử dụng phép so sánh trong văn bản trên?
A. Sự ấm nóng ấy đã, đang làm ảnh hưởng đến Đại dương và bầu Khí quyển bao la.
B. Trái đất thân yêu của chúng ta đang nóng lên trong khoảng mấy thập kỉ gần đây
C. Những hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra khắp nơi không từ một đất nước, dân tộc nào, ảnh
hưởng tới nhiều mặt của cuộc sống muôn loài.
D. Người ta ví Đại dương giống như người mẹ vĩ đại và Khí quyển là người cha khổng lồ cao vời
vợi.
Câu 6. Hai từ “Đại dương” và “Khí quyển” thể hiện phép liên kết câu nào?
A. Phép lặp
B. Phép thế
C. Phép nối
D. Tất cả đều sai
Câu 7. Bầu khí quyển giúp ích gì cho đời sống con người?
A. Không giúp ích gì cả
B. Cung cấp nước
C. Che chở Trái đất bớt đi những tia tử ngoại của mặt trời
D. Giúp ta học hành, vui chơi
Câu 8. Bầu khí quyển rất quan trọng với con người vì cho ta nguồn oxy quý giá vô cùng, chỉ vài phút
thôi không có oxy, sự sống của con người có thể không tồn tại. Nhận định này đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.
Câu 9. Em hiểu gì về tác hại của biến đổi khí hậu đến cuộc sống con người ngày nay?
Câu 10. Từ văn bản trên, em nhận thấy mình cần phải làm gì để bảo vệ môi trường em đang sống?
Bộ 20 Đề thi giữa Học Kì 2 Ngữ Văn 7 - Kết Nối Tri Thức (Có đáp án) - DeThiVan.com
DeThiVan.com
II. VIẾT (4.0 điểm)
Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm.
------------- Hết -------------
Bộ 20 Đề thi giữa Học Kì 2 Ngữ Văn 7 - Kết Nối Tri Thức (Có đáp án) - DeThiVan.com
DeThiVan.com
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Môn: Ngữ văn lớp 7
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6.0
1 A 0.5
2 C 0.5
3 D 0.5
4 B 0.5
5 D 0.5
6 A 0.5
7 C 0.5
8 A 0.5
9 Học sinh lí giải hợp lí, thuyết phục. Dưới đây là gợi ý:
Biến đổi khí hậu làm trái đất nóng lên, băng tan, nước biển dâng cao.
Ảnh hưởng xấu đến con người.
- Khô hạn kéo dài, bão lũ, sóng thần, động đất
- Sinh vật biển hao hụt
- Thời tiết khắc nghiệt, cháy rừng
- Hao hụt lương thực, chỗ ở bị thu hẹp
- Sức khỏe suy giảm
1.0
10 HS trả lời những việc làm của bản thân để bảo vệ môi trường mình
đang sống. Sau đây là định hướng:
- Tiết kiệm điện.
- Sử dụng các vật dụng tái chế, hạn chế dùng bao nylon.
- Bỏ rác đúng nơi quy định.
- Thường xuyên vệ sinh phòng và nhà ở.
- Giữ gìn cây xanh.
(HS trả lời đúng 2 ý được 0,5 đ, đúng từ 3 ý trở lên được 1,0 đ)
1.0
II VIẾT 4.0
a. Đảm bảo bố cục bài văn tự sự gồm 3 phần: MB, TB, KB. 0,25
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Nghị luận về một vấn đề trong đời sống 0,25
c. Nêu ý kiến, quan điểm của bản thân.
HS trình bày ý kiến về vấn đề mình quan tâm, cần đảm bảo các ý sau:
3,0
Bộ 20 Đề thi giữa Học Kì 2 Ngữ Văn 7 - Kết Nối Tri Thức (Có đáp án) - DeThiVan.com
DeThiVan.com
- Giải thích những từ ngữ, khái niệm quan trọng
- Trình bày được quan điểm, ý kiến của em
+ Khẳng định ý kiến tán thành hoặc phản đối
+ Đưa ra lý lẽ và bằng chứng để thuyết phục mọi người về quan điểm
của mình.
+ Nhắn gửi thông điệp về vấn đề trong đời sống
- Khẳng định lại ý kiến và nêu bài học nhận thức của bản thân
0,5
2,0
0.5
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0.25
e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn
chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục.
0.25
Bộ 20 Đề thi giữa Học Kì 2 Ngữ Văn 7 - Kết Nối Tri Thức (Có đáp án) - DeThiVan.com
DeThiVan.com
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
[]
- Thưa ngài giáo sư, ngài hãy nhìn xem biển có phải là một sinh vật không? Biển
lúc thì giận dữ, khi thì dịu hiền. Ban đêm biển cũng ngủ như chúng ta và giờ đây
đang tỉnh dậy, khoan khoái sau một giấc ngủ ngon! Nê-mô chẳng chào hỏi gì.
Hình như con người bí hiểm này đang tiếp tục một câu chuyện bị bỏ dở. Ông ta
nói:
- Giáo sư nhìn xem: đại dương tỉnh giấc dưới ánh nắng dịu hiền. Nó bắt đầu cuộc
sống ban ngày. Thật kỳ thú khi quan sát những biểu hiện đầy sức sống của cơ thể
nó! Biển có tim, có mạch máu, và tôi hoàn toàn đồng ý với nhà bác học Mô-ri,
người đã phát hiện ra rằng nước ở đại dương cũng tuần hoàn, hệt như sự tuần
hoàn của máu trong cơ thể sống. Nê-mô chẳng đợi trả lời, và tôi cũng thấy nếu
ngắt lời ông ta bằng nhiều câu “vâng”, “tất nhiên”, “rất đúng” trống rỗng thì thật
là thừa. Ông ta như tự nói với mình và sau mỗi câu lại im lặng hồi lâu.
[] Và cuộc sống thật sự là ở đây, chỉ ở đây thôi! Tôi tin là có khả năng xây
dựng những thành phố ngầm, những tòa nhà ngầm dưới biển cứ mỗi sáng lại nổi
lên mặt nước để dự trữ không khí trong lành giống như tàu Nau-ti-lux. Những
thành phố độc lập, những thành phố tự do
(Trích Hai vạn dặm dưới đáy biển, Giuyn Véc-nơ)
Câu 1. Đoạn trích trên được kể theo ngôi kể nào?
A. Ngôi thứ nhất
ĐỀ SỐ 2
Bộ 20 Đề thi giữa Học Kì 2 Ngữ Văn 7 - Kết Nối Tri Thức (Có đáp án) - DeThiVan.com
DeThiVan.com
B. Ngôi thứ ba
C. Đan xen ngôi thứ nhất và thứ ba
D. Không xác định được ngôi kể
Câu 2. Cuộc trò chuyện trong đoạn trích là của các nhân vật nào?
A. Nhân vật Mê-mô và Mô-ri
B. Nhân vật giáo sư và Nê-mô
C. Nhân vật Mô-ri và giáo sư
D. Nhân vật Nê-mô và Nau-ti-lux
Câu 3. Hai vạn dặm dưới đáy biển của Giuyn Véc-nơ là Truyện khoa học viễn
tưởng, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 4. Thuyền trưởng Nê-mô trong đoạn trích được gọi là gì?
A. Người hoang tưởng
B. Người thiên tài
C. Người bí hiểm
D. Người nói nhiều
Câu 5. Đề tài mà đoạn trích (phần ngữ liệu) trong Hai vạn dặm dưới đáy biển
của Giuyn Véc-nơ phản ánh là gì?
Bộ 20 Đề thi giữa Học Kì 2 Ngữ Văn 7 - Kết Nối Tri Thức (Có đáp án) - DeThiVan.com
DeThiVan.com
A. Công nghệ tương lai
B. Khám phá đại dương
C. Người ngoài hành tinh
D. Khám phá lòng đất
Câu 6. Nhà bác học Mô-ri đã phát hiện ra điều gì sau đây?
A. Biển cũng phải là một sinh vật
B. Biển lúc thì giận dữ, khi thì dịu hiền
C. Nước ở đại dương cũng tuần hoàn
D. Ban đêm biển cũng ngủ như chúng ta
Câu 7. Dấu ngoặc kép trong câu: Nê-mô chẳng đợi trả lời, và tôi cũng thấy nếu
ngắt lời ông ta bằng nhiều câu “vâng”, “tất nhiên”, “rất đúng” trống rỗng thì
thật là thừa. Ông ta như tự nói với mình và sau mỗi câu lại im lặng hồi lâu. Có
tác dụng gì?
A. Dấu ngoặc kép thường được dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật
hoặc của người nào đó
B. Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai
C. Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý
nghĩa đặc biệt
D. Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn
học, tờ báo, tập san  dẫn trong câu văn
Bộ 20 Đề thi giữa Học Kì 2 Ngữ Văn 7 - Kết Nối Tri Thức (Có đáp án) - DeThiVan.com
DeThiVan.com
Câu 8. Tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển của Giuyn Véc-nơ ra đời năm
1870, cách nay hơn 150 năm, từ lúc đó nhân vật giáo sư đã tin vào điều gì của
con người mà hiện nay đã và đang trở thành hiện thực?
A. Con người có khả năng đặt chân lên mặt trăng, bay vào vũ trụ
B. Có khả năng xây dựng những thành phố ngầm, những tòa nhà ngầm dưới
biển
C. Có khả năng tạo ra các phương tiện, thiết bị đạt tốc độ siêu nhanh
D. Có khả năng khai thác năng lượng từ sức gió, ánh sáng mặt trời

File đính kèm:

  • pdfbo_20_de_thi_giua_hoc_ki_2_ngu_van_7_ket_noi_tri_thuc_co_dap.pdf