Bộ 21 Đề thi cuối Học Kì 1 Ngữ Văn 10 - Kết Nối Tri Thức (Có đáp án)

docx 110 trang Thúy Bình 05/08/2024 3000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 21 Đề thi cuối Học Kì 1 Ngữ Văn 10 - Kết Nối Tri Thức (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 21 Đề thi cuối Học Kì 1 Ngữ Văn 10 - Kết Nối Tri Thức (Có đáp án)

Bộ 21 Đề thi cuối Học Kì 1 Ngữ Văn 10 - Kết Nối Tri Thức (Có đáp án)
 Bộ 21 Đề thi cuối Học Kì 1 Ngữ Văn 10 - Kết Nối Tri Thức (Có đáp án) - 
 DeThiVan.com
 DeThiVan.com Bộ 21 Đề thi cuối Học Kì 1 Ngữ Văn 10 - Kết Nối Tri Thức (Có đáp án) - 
 DeThiVan.com
 Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
 Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.
 Từng đàn con trẻ chạy xum xoe,
 Mưa tạnh, giời quang, nắng mới hoe.
 Lá nõn, nhành non, ai tráng bạc
 Gió về từng trận, gió bay đi...
 (Trích Xuân về - Nguyễn Bính, Đến với thơ Nguyễn Bính,
 NXB Thanh Niên 1998. Tr 221)
 DeThiVan.com Bộ 21 Đề thi cuối Học Kì 1 Ngữ Văn 10 - Kết Nối Tri Thức (Có đáp án) - 
 DeThiVan.com
 + Học sinh trả lời như đáp án: 0.75 điểm.
 + Học sinh trả lời được 2 ý: 0,5 điểm
 + Học sinh trả lời được 1 ý: 0,25 điểm
 + Câu trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm.
 ( Chấp nhận diễn đạt tương đồng.)
 7 Câu 7. Gia cảnh đói khổ và nghèo túng của nhà bác Lê 0.5
 Hướng dẫn chấm:
 + Học sinh trả lời đúng: 0.5 điểm.
 + Trả lời sai hoặc không trả lời:0 điểm
 ( Chấp nhận diễn đạt tương đồng.)
 8 Câu 8. Học sinh có suy nghĩ riêng, không trái với chuẩn mực đạo 1.0
 đức và pháp luật.
 Gợi ý:
 - Ngoài đời thực vẫn còn những con người có hoàn cảnh khó khăn, 
 bất hạnh. 
 - Cuộc sống hiện nay dù vẫn còn mảnh đời bất hạnh nhưng không đến 
 mức như nhà mẹ Lê. Vì xung quanh vẫn còn những nhà hảo tâm, tấm 
 lòng thiện nguyện.
 Hướng dẫn chấm:
 + Học sinh trả lời như đáp án: 0.75 điểm.
 + Câu trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm.
 ( Chấp nhận diễn đạt tương đồng.)
II PHẦN VIẾT 5.0
 Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá đoạn thơ trong bài thơ Xuân về.
 a Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một đoạn thơ 0.5
 b Xác định đúng kiểu bài, vấn đề nghị luận 0.5
 Hướng dẫn chấm:
 - Học sinh xác định đúng: 0,5 điểm.
 - Học sinh xác định chưa đúng: không cho điểm
 c Triển khai vấn đề 3.0
 Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương 
 thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, đánh giá nội dung và 
 hình thức nghệ thuật của đoạn thơ trong bài thơ Xuân về.
 Giới thiệu khái quát về đoạn thơ 0.5
 + Học sinh giới thiệu được khái quát tên tác giả, tên tác phẩm, đoạn 
 thơ cần nghị luận: 0,5 điểm.
 + Học sinh không giới thiệu được: 0 điểm
 DeThiVan.com Bộ 21 Đề thi cuối Học Kì 1 Ngữ Văn 10 - Kết Nối Tri Thức (Có đáp án) - 
 DeThiVan.com
 ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản: 
 Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng
 Vua trên trời là Ngọc Hoàng có hai con gái đẹp. Ngọc Hoàng yêu quý hai nàng lắm 
nên cho các nàng hàng ngày luân phiên nhau đi xem xét mọi việc của hạ giới để báo lại cho 
nhà Trời. Cô gái đầu tên là Mặt Trời được ngồi kiệu hoa có bốn người khiêng. Bốn người 
này chia làm hai tốp: một tốp già và một tốp trẻ. Tốp các cụ già khiêng kiệu luôn luôn lo làm 
tròn phận sự, chăm chỉ vào công việc nên cô Mặt Trời thường đi một vòng rất nhanh. Còn 
tốp trẻ bản tính la cà nên những lần được phân công khiêng kiệu thường về muộn. Vì thế, mỗi 
lần Mặt Trời đi với tốp trẻ thì ngày dài, và đi với tốp già thì ngày lại ngắn.
 Mặt Trăng là cô em tính tình nóng nảy còn hơn cả cô chị. Sức nóng của cô đã làm hại 
cho người và muôn vật khá nhiều. Ấy thế mà cô vẫn cứ chỏng lỏn 1, đi đâu cũng sà vào khiến 
cho nhân dân vô cùng kinh hãi. Trần gian khổ sở vì cô Mặt Trăng, họ đã kêu ca rất nhiều, 
tiếng thấu lên Thượng giới khiến cho bà mẹ đã định lấy tro mà bôi lên mặt cô để giảm bớt 
sức nóng đi. Nhưng Ngọc Hoàng chiều con, nên không để cho vợ làm việc ấy.
 Bấy giờ ở dưới trần có một chàng trai tên là Quải. Quải là con mồ côi nhưng lại có một 
thân thể cực kỳ to lớn và sức khỏe tuyệt vời. Trước những hành động tai ác của cô Mặt 
Trăng, Quải quyết tâm trị cho một mẻ. Anh ta đón đường cô Trăng trên một đỉnh núi cao và 
trữ sẵn một đống cát thật lớn. Hôm ấy, cô Mặt Trăng vẫn quen thói cũ vừa đi vừa sà xuống 
để nhìn muôn vật, Quải chờ cho cô ta đến gần rồi bất thình lình bốc cát ném túi bụi vào mắt, 
vào mặt mũi cô. Cô Trăng đang rong chơi, bị tấn công đột ngột, nhắm mắt lại nhưng đất đã 
dính đầy mặt và chui cả vào trong mắt. Cô ta hốt hoảng vội vụt bay lên cao, lảng ra xa chỗ 
Quải đứng.
 Từ đó trở đi cô không dám sà xuống gần mặt đất nữa. Mặt mũi cô bị cát dính chặt nên 
không còn sáng được như xưa. Sau này tính tình của cô trở nên dịu dàng, hiền lành hơn, ở 
dưới trần ai cũng thích. Người ta nói mỗi lần cô ngoảnh mặt xuống nhân gian thì lúc đó là 
trăng rằm, cô quay lưng tức là ba mươi, mùng một, còn cô trở sang trái, sang phải tức là thời 
kỳ trăng hạ huyền 2 hoặc thượng huyền 3. Còn những khi trăng quầng, ấy là lúc cát bụi trát 
mặt bị gió thổi bay tung ra.
 Lại nói chuyện chồng của hai nữ thần này. Đó là một con gấu rất to khoẻ. Không rõ 
gấu từ đâu đến và Ngọc Hoàng đã gả các cô con gái của mình cho gấu từ bao giờ. Chỉ biết 
rằng gấu rất hay ghen nên theo dõi sự đi lại của hai vợ mình rất chặt chẽ. Mỗi lần gấu đến 
với vợ là lúc ở dưới trần gian thường gọi là nhật thực hay nguyệt thực. Gặp những ngày này, 
1 Chỏng lỏn: (cách ăn nói) cụt lủn và với vẻ hỗn xược, gây khó chịu.
2 Hạ huyền: thời gian vào khoảng đầu tuần cuối cùng của tháng âm lịch, Mặt Trăng đã khuyết thành hình bán 
nguyệt (thường là ngày 22 hoặc 23 âm lịch).
3 Thượng huyền: thời gian vào khoảng giữa của nửa đầu tháng âm lịch, khi Mặt Trăng có hình bán nguyệt 
(thường là các ngày 7, 8, 9 âm lịch).
 DeThiVan.com Bộ 21 Đề thi cuối Học Kì 1 Ngữ Văn 10 - Kết Nối Tri Thức (Có đáp án) - 
 DeThiVan.com
 HƯỚNG DẪN CHẤM 
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) 
Câu 1: (1,0 điểm)
- Văn bản trên thuộc thể loại thần thoại suy nguyên. (0,5 điểm)
- Không gian: thiên đình, hạ giới (0,25 điểm), thời gian: thuở xa xưa. (0,25 điểm)
Câu 2: (1,0 điểm)
- Người kể chuyện trong truyện“Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng” đại diện cho tác giả để kể lại 
câu chuyện. (0,5 điểm)
- Người kể chuyện này xuất hiện ở ngôi thứ ba (ẩn sau câu chuyện). (0,5 điểm)
Câu 3: (1,0 điểm)
Nội dung chính:
- Truyện“Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng” giải thích nguồn gốc, đặc điểm, quy luật của các 
hiện tượng tự nhiên. (0,5 điểm)
- Truyện còn thể hiện khát vọng chế ngự, chinh phục tự nhiên của con người thời cổ. (0,5 điểm)
Câu 4: (1,0 điểm) 
- Trong truyện, nữ thần Mặt Trời, Mặt Trăng được Ngọc Hoàng giao cho nhiệm vụ “hàng ngày 
luân phiên nhau đi xem xét mọi việc của hạ giới để báo lại cho nhà Trời”. (0,5 điểm)
- Qua hai nhân vật này, tác giả dân gian lí giải các hiện tượng tự nhiên: độ dài của ngày thay đổi 
theo mùa, hiện tượng trăng thượng huyền, hạ huyền, nhật thực, nguyệt thực,... (0,5 điểm) 
Câu 5: (1,0 điểm)
- Trong truyện, nhân vật Quải được miêu tả là người to lớn và can đảm, sẵn sàng đối đầu với sự 
tai ác của cô em Mặt Trăng. (0,5 điểm)
- Hành động Quải tìm cách ném cát vào Mặt Trăng là chi tiết được tác giả dân gian xây dựng 
nhằm mục đích mô tả mối xung đột giữa con người với tự nhiên, đồng thời thể hiện ước mơ chế 
ngự tự nhiên của con người trong thời đại thần thoại. (0,5 điểm)
Câu 6: (1,0 điểm)
- Thời xa xưa, con người sống với niềm tin “vạn vật hữu linh” (mọi vật đều có linh hồn). Chính 
niềm tin đó giữ cho con người thái độ tôn kính, đối xử công bằng, yêu thương thế giới xung 
quanh. Niềm tin đó còn giúp trí tưởng tượng của con người sáng tạo ra biết bao câu chuyện thú 
vị để lí giải cuộc sống. (0,5 điểm)
- Niềm tin ấy vẫn còn sức hấp dẫn với con người hiện đại, bằng chứng là con người ngày nay 
vẫn đặt niềm tin vào thế giới siêu hình như thần thánh, ma quỷ, ông trời, thượng đế, số kiếp,... 
thông qua các hoạt động như lễ hội, phong tục thờ thần, cầu trời khấn Phật, xem bói... Tuy 
nhiên, con người cần biến những niềm tin ấy trở thành động lực, là nơi dựa cho sức mạnh tinh 
thần chứ không phải là nỗi lo sợ, mê tín hay ám ảnh về tâm trí. (0,5 điểm)
II. LÀM VĂN (4,0 điểm) 
1. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ: (0,25 điểm) 
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: (0,5 điểm)
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập 
luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm nổi bật được chi tiết kì ảo: (2,5 
điểm)
 DeThiVan.com Bộ 21 Đề thi cuối Học Kì 1 Ngữ Văn 10 - Kết Nối Tri Thức (Có đáp án) - 
 DeThiVan.com
 ĐỀ SỐ 3
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
 SỰ TRUNG THỰC CỦA TRI THỨC
 Theo nghĩa truyền thống, kẻ sĩ là một người có học. Có học nên biết lẽ phải trái để “tu 
thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Cái dũng của họ không phải cái dũng chém tướng đoạt 
thành mà là hệ quả của cái trí, nhằm làm sáng tỏ đạo thánh hiền. Đó là một công việc khó 
khăn, thậm chí nguy hiểm.
 Không phải lúc nào cũng có một Chu Văn An trước sự lộng hành của đám sủng thần, dám 
dâng thất trảm sớ và sau khi bị khước từ, kiên quyết từ quan về dạy học.
 Không phải lúc nào cũng có anh em thái sử Bá thời Xuân Thu. Thôi Trữ sau khi giết vua 
Tề, ra lệnh cho thái sử Bá phải ghi vào sử: “Tề Trang Công bị bạo bệnh mà chết”. Bá ghi: 
“Năm Ất Hợi, tháng Năm, Thôi Trữ giết vua”. Thôi Trữ nổi giận, lôi Bá ra chém. Bá có ba 
người em. Hai người noi gương anh đều bị chém. Người em út vẫn điềm nhiên viết: “Năm Ất 
Hợi, tháng Năm, Thôi Trữ giết vua”. Trữ quát: “Ba anh ngươi đều đã bị chém, ngươi không 
sợ sao?” Người này nói: “Việc của quan thái sử là ghi lại sự thật, nếu xuyên tạc thà bị chết 
chém còn hơn”.
 Nhưng không hiểu sao tôi vẫn không thích từ “kẻ sĩ” lắm. Có lẽ do màu sắc hơi “hoài cổ” 
của nó chăng? Đạo thánh hiền quả là cao quý và đáng trân trọng nhưng nó là một cái gì đã có. 
Kẻ sĩ thời nay chính là những trí thức do tính rộng mở của từ này. Nhất là vào thời đại nền 
kinh tế tri thức phát triển với sự bùng nổ của khoa học, đặc biệt ngành tin học. Người trí thức 
không những tôn trọng thánh hiền mà còn là kẻ dám mày mò vào cõi không biết, đấu tranh 
với những định kiến của hiện tại để phát hiện những sự thật cho tương lai.
 Một nước đang phát triển như nước ta cần nhanh chóng đào tạo một đội ngũ trí thức đông 
đảo để khỏi tụt hậu. Muốn vậy chúng ta phải lập cho được một môi trường lành mạnh trên 
nền tảng sự trung thực trí thức. Ít lâu nay báo chí nói nhiều đến nạn bằng giả. Đó là một hiện 
tượng xã hội nghiêm trọng, cần phải loại bỏ. Nhưng theo tôi, nó không nghiêm trọng bằng 
hội chứng “bằng thật, người giả” vì hội chứng này có nguy cơ gây sự lẫn lộn trong hệ giá trị 
và làm ô nhiễm môi trường đạo đức một xã hội trung thực, trong đó thật/ giả phải được phân 
định rạch ròi và minh bạch. Chúng ta thường nói nhiều đến tài năng và trí thức. Nhưng tài 
năng và trí thức chỉ có thể phát triển lâu dài và bền vững trên nền tảng một xã hội trung thực.
 (Trích từ Đối thoại với đời & thơ, Lê Đạt, NXB Trẻ, 2008, tr.14-15)
Câu 1 (1 điểm): Xác định loại văn bản và phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2 (1 điểm): Nêu nhận xét khái quát về mạch lạc và liên kết trong văn bản.
Câu 3 (1 điểm): Vì sao tài năng chỉ có thể phát triển lâu dài và bền vững trên nền tảng một 
xã hội trung thực?
Câu 4 (1 điểm): Anh/chị nêu hai biểu hiện cụ thể về phẩm chất trung thực cần có của người 
trí thức.
 DeThiVan.com

File đính kèm:

  • docxbo_21_de_thi_cuoi_hoc_ki_1_ngu_van_10_ket_noi_tri_thuc_co_da.docx