Bộ 21 Đề thi giữa Học Kì 1 Ngữ Văn 7 - Kết Nối Tri Thức (Có đáp án)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 21 Đề thi giữa Học Kì 1 Ngữ Văn 7 - Kết Nối Tri Thức (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 21 Đề thi giữa Học Kì 1 Ngữ Văn 7 - Kết Nối Tri Thức (Có đáp án)
I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: GIÁ TRỊ CỦA HÒN ĐÁ Có một học trò hỏi thầy mình rằng: - Thưa thầy, giá trị của cuộc sống là gì ạ? Người thầy lấy một hòn đá trao cho người học trò và dặn: - Con đem hòn đá này ra chợ nhưng không được bán nó đi, chỉ cần để ý xem người ta trả giá bao nhiêu. Vâng lời thầy, người học trò mang hòn đá ra chợ bán. Mọi người không hiểu tại sao anh lại bán một hòn đá xấu xí như vậy. Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng. Người học trò mang hòn đá về và than thở: - Hòn đá xấu xí này chẳng ai thèm mua. Cũng may có người hỏi mua với giá một đồng thầy ạ. Người thầy mỉm cười và nói: - Tốt lắm, ngày mai con hãy mang hòn đá vào tiệm vàng và bán cho chủ tiệm, nhớ là dù chủ cửa hàng vàng có mua thì cũng không được bán. Người học trò rất bất ngờ khi chủ tiệm vàng trả giá hòn đá là 500 đồng. Anh háo hức hỏi thầy tại sao lại như vậy. Người thầy cười và nói: - Ngày mai con hãy đem nó đến chỗ bán đồ cổ. Nhưng tuyệt đối đừng bán nó, chỉ hỏi giá mà thôi. Làm theo lời thầy dặn, sau một hồi xem xét thì anh vô cùng ngạc nhiên khi chủ hiệu trả giá hòn đá là cả gia sản hiện có. Anh vẫn nhất quyết không bán và vội về kể lại với thầy. Lúc này người thầy mới chậm rãi nói: - Hòn đá thực chất chính là một khối ngọc cổ quý giá, đáng cả một gia tài, và giá trị cuộc sống cũng giống như hòn đá kia, có người hiểu và có người không hiểu. Với người không hiểu và không thể cảm nhận thì giá trị cuộc sống chẳng đáng một xu, còn với người hiểu thì nó đáng giá cả một gia tài. Hòn đá vẫn vậy, cuộc sống vẫn thế, điều duy nhất tạo nên sự khác biệt là sự hiểu biết của con và cách con nhìn nhận cuộc sống. Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: A. Biểu cảm B. Miêu tả C. Tự sự TRƯỜNG THCS VĨNH YÊN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN 7 KẾT NỐI TRI THỨC (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 Bộ 21 Đề thi giữa Học Kì 1 Ngữ Văn 7 - Kết Nối Tri Thức (Có đáp án) - DeThiVan.com DeThiVan.com D. Nghị luận Câu 2. Chủ đề của văn bản trên là: A. Giá trị cuộc sống B. Lòng biết ơn C. Đức tính trung thực D. Lòng hiếu thảo Câu 3. Câu chuyện trong tác phẩm là lời kể của ai? A. Người học trò B. Người kể chuyện C. Hòn đá D. Người thầy Câu 4. Vì sao người thầy trong câu chuyện lại yêu cầu học trò của mình mang hòn đá xấu xí đi hỏi giá mà lại không bán? A. Để người học trò hiểu được giá trị to lớn của hòn đá. B. Để người học trò biết được hòn đá là một viên ngọc quý, tuyệt đối không được bán. C. Để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá thông qua cách định giá của những người hiểu và không hiểu về nó, từ đó rút ra bài học về cách nhìn nhận về cuộc sống. D. Để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá. Tuy bề ngoài xấu xí nhưng thực chất nó là một khối ngọc quý đáng giá cả một gia tài. Câu 5. Những từ nào sau đây là từ láy bộ phận? A. Xem xét, nhìn nhận, xấu xí B. Than thở, xem xét, háo hức C. Háo hức, xem xét, nhìn nhận D. Xấu xí, than thở, háo hức Câu 6. Chi tiết tiêu biểu trong văn bản trên là: A. Hòn đá B. Người học trò C. Người thầy D. Chủ tiệm đồ cổ Câu 7. Cụm từ ngồi cả ngày trong câu văn: Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng là thành phần mở rộng câu bởi? A. Trạng ngữ B. Cụm danh từ C. Cụm động từ Bộ 21 Đề thi giữa Học Kì 1 Ngữ Văn 7 - Kết Nối Tri Thức (Có đáp án) - DeThiVan.com DeThiVan.com D. Cụm tính từ Câu 8. Tác dụng của điệp từ bán, mua trong văn bản trên có tác dụng gì? A. Thể hiện công việc mà người học trò phải làm theo lời dặn của thầy, qua đó phê phán sự thiếu chủ động, thiếu tích cực trong cách sống, cách làm việc của cậu học trò. B. Thể hiện công việc của người học trò làm theo lời dặn của thầy để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá, từ đó rút ra bài học về cách nhìn nhận cuộc sống C. Thể hiện sự thiếu chủ động, tích cực của người học trò trong học tập và cuộc sống. D. Thể hiện công việc của người học trò làm theo lời dặn của thầy, qua đó nhấn mạnh giá trị của hòn đá. Câu 9. Thông điệp mà em tâm đắc nhất sau khi đọc văn bản trên là gì? II. VIẾT (4,0 điểm) Em hãy trình bày ý kiến về việc thực hiện tốt 5K trong thời đại dịch Covid 19? ----Hết---- ĐÁP ÁN I. ĐỌC - HIỂU Câu 1. C Câu 2. A Câu 3. B Câu 4. C Câu 5. D Câu 6. A Câu 7. C Câu 8. B Câu 9. HS viết đoạn văn 8-10 dòng nêu được cụ thể thông điệp, lí do chọn thông điệp. HS có thể lựa chọn những thông điệp sau: - Mỗi người có một cách “định giá” khác nhau về thành công hay hạnh phúc. Hãy tôn trọng sự lựa chọn của mỗi người và làm cho đời mình trở nên giá trị theo cách của mình. Chỉ có bạn mới quyết đinh được cuộc sống của bạn. - Hãy trân trọng những gì mình đang có bởi cuộc sống tốt đẹp hay không là do cách bạn suy nghĩ và cảm nhận. II. VIẾT a. Hình thức: Viết đúng hình thức bài văn nghị luận, đủ bố cục 3 phần, trình bày sạch đẹp, khoa học, diễn đạt lưu loát. Bộ 21 Đề thi giữa Học Kì 1 Ngữ Văn 7 - Kết Nối Tri Thức (Có đáp án) - DeThiVan.com DeThiVan.com b. Nội dung: * Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: việc thực hiện tốt 5K trong thời đại dịch Covid 19. * Thân bài: Lần lượt trình bày ý kiến theo một trình tự hợp lí. HS có thể trình bày những ý kiến sau: - Ý kiến 1: Tình hình dịch bệnh Covid 19 hiện nay và việc thực hiện 5K của người dân. + Lí lẽ 1.1: Tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp Dẫn chứng: (...) + Lí lẽ 1.2: Thực trạng về việc thực hiện 5K của người dân: Giải thích 5K là gì. Dẫn chứng (.) - Ý kiến 2: Tác dụng của việc thực hiện tốt 5K + Lí lẽ: Thực hiện tốt 5K sẽ giúp phòng tránh dịch bệnh cho bản thân và những người xung quanh. + Dẫn chứng: Phòng tránh dịch bệnh cho bản thân: Phòng tránh dịch bệnh cho những người xung quanh: - Ý kiến 3: Tác hại của việc không thực hiện tốt 5K + Lí lẽ: gây ra tình trạng dịch bệnh lây lan cho bản thân và những người xung quanh => tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường,... + Dẫn chứng: - Ý kiến 4: Nguyên nhân của việc không thực hiện tốt 5K + Lí lẽ: Ý thức của mỗi người chưa tốt khi thực hiện theo khuyến cáo của Bộ y tế. + Dẫn chứng: => Bày tỏ suy nghĩ của bản thân. * Kết bài: - Khẳng định lại tầm quan trọng của việc thực hiện tốt 5K trong thời đại dịch Covid 19. - Liên hệ bản thân. Bộ 21 Đề thi giữa Học Kì 1 Ngữ Văn 7 - Kết Nối Tri Thức (Có đáp án) - DeThiVan.com DeThiVan.com I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: CÂU CHUYỆN RÙA VÀ THỎ Một buổi sáng trời mát mẻ, bên bờ hồ trong xanh, Rùa đang hì hục tập chạy. Thỏ đi qua, nhìn thấy vậy thì phá lên cười, nhạo báng: - Cậu nên thôi cái việc vô ích ấy đi. Khắp cả khu rừng này, ai chả biết họ nhà cậu là giống loài chậm chạm nhất. Rùa ngẩng lên, đáp: - Tôi tập chạy cho khỏe. Thỏ nói: - Tôi nói thật đấy! Dù cậu có dành cả đời tập chạy, cũng không bao giờ theo kịp được tôi. Rùa bực mình vì vẻ ngạo mạn của Thỏ, trả lời lại: - Nếu vậy tôi với anh thử chạy thi xem ai trong chúng ta sẽ về đích trước. Thỏ phá lên cười, bảo rằng: - Sao cậu không rủ Sên thi cùng ấy. Chắc chắn cậu sẽ thắng! Rùa nói chắc nịch: - Anh đừng có chế giễu tôi. Chúng ta cứ thử thi xem sao. Chưa biết ai thua cuộc đâu! Thỏ nhíu mày, vểnh đôi tai lên tự đắc: - Được thôi! Tôi sẽ cho cậu thấy Rùa và Thỏ quy ước lấy gốc cây cổ thụ bên kia hồ làm đích rồi cả hai vào vạch xuất phát. Thỏ vẫn ngạo nghễ: - Tôi chấp cậu chạy trước nửa đường luôn đấy! Biết mình chậm chạm, Rùa không nói gì, chỉ tập trung dồn sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo mỉm cười, vỗ tay cổ vũ Rùa. Thỏ nghĩ: “Giờ mà chạy có thắng cậu ta cũng chả vẻ vang gì. Để lúc nào Rùa gần tới nơi, mình phóng lên cán đích trước càng khiến cậu ta nể phục.” Thế là Thỏ nhởn nhơ gặm cỏ, đuổi theo vui đùa cùng lũ bướm ven đường. Mải chơi, Thỏ quên mất cả cuộc thi. Thỏ đang khoan thai nằm lim dim ngắm bầu trời trong xanh, mây trôi nhè nhẹ. Bỗng bật dậy nhớ tới cuộc thi. Ngước đầu lên thì Rùa đã gần tới đích. Thỏ cắm đầu cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã cán đích trước Thỏ một đoạn đường dài. (Câu chuyện Rùa và Thỏ - Truyện ngụ ngôn La Phông-ten - NXBVan học) Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 8 Câu 1. Nhân vật chính trong câu chuyện trên là những nhân vật nào?(Nhận biết- Nhận diện được nhân vật) ĐỀ SỐ 2 Bộ 21 Đề thi giữa Học Kì 1 Ngữ Văn 7 - Kết Nối Tri Thức (Có đáp án) - DeThiVan.com DeThiVan.com A. Thỏ và Cáo B. Cáo và Rùa C. Thỏ và Sên D. Thỏ và Rùa Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai? (Nhận biết - Ngôi kể) A. Lời của nhân vật Rùa. B. Lời của người kể chuyện. C. Lời của nhân vật Thỏ. C. Lời của nhân vật Sên. Câu 3. Trong văn bản Câu chuyện Rùa và Thỏ, Rùa đang tập chạy ở đâu ? (Nhận biết - Không gian) A. Bên bờ suối B. Bên bờ hồ C. Bên bờ sông D. Bên bìa rừng Câu 4: Trong văn bản Câu chuyện Rùa và Thỏ, Thỏ chấp Rùa chạy trước bao nhiêu quãng đường? (Nhận biết - Thời gian) A. 1/2 quãng đường B. 1/3 quãng đường C. 1/4 quãng đường D. 1/5 quãng đường Câu 5. Tìm phó từ trong câu sau: “Một buổi sáng trời mát mẻ, bên bờ hồ trong xanh, Rùa đang hì hục tập chạy.” (Nhận biết - Phó từ) A. Thỏ thích ngăm cảnh đẹp trên đường C. Thỏ ngạo mạn, coi thường Rùa B. Rùa có ý chí, kiên trì, biết nỗ lực, biết cố gắng D. Thỏ nhường Rùa thắng Câu 8. Trong câu: “Rùa bực mình vì vẻ ngạo mạn của Thỏ”, từ ngạo mạn có nghĩa là gì? (Thông hiểu - Nghĩa của từ trong ngữ cảnh) A. Tự tin, biết tự lượng sức mình B. Nhiệt tình, biết chừng mực C. Khiêm tốn, tự tin về bản thân D. Kiêu ngạo, tự tin thái quá về bản thân Câu 9. Bài học em rút ra từ câu chuyện Rùa và Thỏ là gì? (Vận dụng - Rút ra bài học) Câu 10. Nếu em là nhân vật Thỏ trong câu chuyện trên, em sẽ tham gia cuộc thi chạy với Rùa như thế nào? Vì sao em lựa chọn như thế? (Viết câu trả lời khoảng 3 - 5 câu văn) (Vận dụng - Thể hiện thái độ) II. VIẾT (4.0 điểm) B. Thỏ thích thể hiện mình D. Rùa muốn Thỏ nhường mình A. Rùa luôn tỉnh táo, không ham chơi C. Rùa may mắn hơn Thỏ Bộ 21 Đề thi giữa Học Kì 1 Ngữ Văn 7 - Kết Nối Tri Thức (Có đáp án) - DeThiVan.com
File đính kèm:
- bo_21_de_thi_giua_hoc_ki_1_ngu_van_7_ket_noi_tri_thuc_co_dap.pdf