Bộ 21 Đề thi HSG Văn 6 cấp Trường (Có đáp án)
Phần 1. Đọc, hiểu (8 điểm)
Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi:
Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi, bưng bát cơm đầy.
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần
(ca dao)
Câu 1. Bài ca dao được làm theo thể thơ nào? Nêu đặc điểm?
Câu 2. Tại sao trong bài ca dao tác giả lại miêu tả công việc cày đồng vào thời điểm ban trưa?
Câu 3. Chỉ ra cái hay trong cách sử dụng từ láy và biện pháp tu từ trong câu:
mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Câu 4. Viết đoạn văn (từ 13 đến 15 câu) nêu cảm nghĩ của em Về hai câu thơ sau:
Ai ơi, bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
Phần II: Viết (12 điểm)
Một dòng nước nhỏ trong mát được đi qua những mảnh đất tươi đẹp và cả những mảnh đất khô cằn do khan hiếm nước ngọt.
Hãy tưởng tượng mình là dòng nước nhỏ ấy kể lại những trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 21 Đề thi HSG Văn 6 cấp Trường (Có đáp án)

Bộ 21 Đề thi HSG Văn 6 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com DeThiVan.com Bộ 21 Đề thi HSG Văn 6 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com ĐỀ SỐ 1 PHÒNG GD&ĐT HUYỆN CẨM THỦY ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CỤM CM THCS CỤM CM LIÊN TRƯỜNG THCS Môn: NGỮ VĂN 6 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I. ĐỌC – KHÁM PHÁ VĂN BẢN (10,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi Không có gì tự đến đâu con Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa Mùa bội thu trải một nắng hai sương. Không có gì tự đến, dẫu bình thường Phải bằng cả đôi tay và nghị lực. Như con chim suốt ngày chọn hạt Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kỳ. (Không có gì tự đến đâu con - Nguyễn Đăng Tấn) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. A.Tự sự B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Miêu tả Câu 2. Bài thơ được viết theo thể thơ A.Bốn chữ. B. Năm chữ C. Bảy chữ D. Tự do Câu 3 Bài thơ là lời nhắn nhủ của ai nói với ai? A. Cha mẹ dành cho con cái B. Ông bà dành cho con, cháu C. Anh chị em dành cho nhau D. Thầy cô dành cho học trò Câu 4. Trong câu thơ “Mùa bội thu trải một nắng hai sương”. Thành ngữ “Một nắng hai sương” có ý nghĩa gì? A. Sự lao động vất vả, dãi nắng dầm sương của người làm nghề nông. B. Muốn mùa bội thu phải trải qua những nhọc nhằn, vất vả C. Niềm hạnh phúc của người nông dân khi mùa màng tươi tốt D. Sự đúc kết kinh nghiệm về thời tiết của người nông dân. Câu 5. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Như con chim suốt ngày chọn hạt” A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nói quá D. Điệp ngữ Câu 6 Em hiểu như thế nào về câu thơ: “Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa” ? A. Muốn có được quả ngon, ngọt thì cần phải trải qua những ngày tháng vất vả, chăm sóc cây mới có được thành quả. Muốn có quả ngọt, thành công, chúng ta cần có sự kiên trì, bền bỉ, quyết tâm để thực hiện lý tưởng, mục tiêu của mình. B. Quả ngọt sẽ xuất hiện khi chúng ta vun bồi C. Trải qua thời gian con người sẽ trưởng thành D. B và C đúng. Câu 7.(1,0 điểm) Hai câu thơ sau khẳng định điều gì? Không có gì tự đến, dẫu bình thường DeThiVan.com Bộ 21 Đề thi HSG Văn 6 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com Phải bằng cả đôi tay và nghị lực. Câu 8. (2,0 điểm) Em có cảm nhận gì về nỗi lòng của cha mẹ được gửi gắm qua đoạn thơ? (Viết đoạn văn khoảng 5- 7 câu) Câu 9: (4,0 điểm). Có ý kiến cho rằng: “Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và là nơi tình yêu không bao giờ kết thúc”. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của gia đình đối với mỗi con người. II. Phần viết (10,0 điểm). Đàn chim se sẻ Dòng sông trong vắt Hót trên cánh đồng Trườn lên bãi xa Bạn ơi biết không Một chuyến đò qua Hè về rồi đó. Mang theo lũ bướm Chiều nay bạn gió Cánh diều bay lượn Mang nồm về đây Thênh thang lúa đồng Ôi mới đẹp thay! Bạn ơi thích không? Phượng hồng mở mắt Hè về rồi đó! (Hè về - Nguyễn Lãm Thắng) Từ nội dung bài thơ trên, em hãy miêu tả vẻ đẹp của mùa hè trên quê hương em. DeThiVan.com Bộ 21 Đề thi HSG Văn 6 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm 1 Biểu cảm 0.5 2 Tự do 0.5 3 Cha mẹ dành cho con cái 0.5 4 Sự lao động vất vả, dãi nắng dầm sương của người làm nghề nông. 0.5 5 So sánh 0.5 Đọc - 6 Muốn có được quả ngon, ngọt thì cần phải trải qua những ngày tháng 0.5 khám vất vả, chăm sóc cây mới có được thành quả. Muốn có quả ngọt, phá thành công, chúng ta cần có sự kiên trì, bền bỉ, quyết tâm để thực hiện lý tưởng, mục tiêu của mình. 7 Hai câu thơ:. Không có gì tự đến, dẫu bình thường Phải bằng cả đôi tay và nghị lực. Khẳng định: Để có được những điều tốt đẹp trong cuộc đời mỗi 1.0 người phải có ý chí nghị lực, sự vươn lên, vượt qua khó khăn, thử thách. - Trình bày bằng một đoạn văn (có độ dài khoảng 5-7 câu) - Có thể trình bày một số điều sau: 2.0 8 Qua những lời thơ nhẹ nhàng như một bài hát du dương, gợn chạm vào tâm hồn người đọc để qua đó cũng là những lời răn dạy con, nhẹ nhàng và sâu lắng của cha mẹ. + Cha mẹ khuyên con hãy rèn luyện đức tính kiên trì, bền bỉ, mạnh mẽ, quyết tâm, nghị lực trong hành trình trưởng thành của mình. Có trải qua gian lao, khổ cực, thử thách mới có được thành công, cuộc sống sẽ mỉm cười với con, cho con “ qủa ngọt” nếu con chịu khó tôi luyện, vun trồng, chăm sóc. + Chính con là người tạo nên thành quả chứ thành quả không tự đến với con. + Bất cứ điều gì cũng cần thời gian, cần những sự cố gắng vun đắp nên từng chút một, thành công không đến trong phút chốc hay tự nhiên mà có được. + Lời khuyên, lời nhắn nhủ của cha mẹ chân thành, đúng đắn đã định hướng cho con những phẩm chất tốt đẹp. Qua đó ta thấy được tình yêu thương, lòng bao dung, ân cần, sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái. DeThiVan.com Bộ 21 Đề thi HSG Văn 6 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com 9 * Yêu cầu hình thức: - Bài viết có bố cục rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt trôi chảy; văn phong trong sáng, có cảm xúc... 1,0 * Yêu cầu nội dung: Đảm bảo được mộ số nội dung cơ bản sau. - Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội; Xác định đúng vấn đề cần nghị luận; Vận dụng tốt các thao tác lập luận kết hợp chặt chẽ lý lẽ, dẫn chứng; Không sai các lỗi cơ bản về chính tả, dùng từ, câu, 1,0 - Định hướng về nội dung: + Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của gia đình đối với mỗi con người + Vai trò của gia đình: . Gia đình là nơi những con người cùng huyết thống chung sống dưới một mái nhà, là nơi con người khôn lớn, phát triển cả về thể chất, tâm 1,0 hồn,.. . Tình cảm trong gia đình là những tình cảm tốt đẹp nhất của con người, giúp con người rèn luyện những đức tính tốt đẹp, 1,0 . Gia đình là cái nôi đầu tiên nâng đỡ con người, + Mở rộng: Trong cuộc sống vẫn còn có những người chưa nhận thức được tầm quan trọng của gia đình, sống vô tâm, thờ ơ, đối xử không tốt với ông bà, cha mẹ, anh em, cần phê phán + Bài học cho bản thân: Hãy luôn yêu thương những thành viên trong gia đình, dù ở bất cứ nơi đâu vẫn luôn hướng về gia đình, I. Mở bài: 1.0 - Giới thiệu chung về mùa hè về trên quê hương em II. Thân bài: Tả cảnh mùa hè 1.0 (Dựa vào nội dung bài thơ và tên bài thơ tập trung miêu tả cảnh hè về quê hương em) *Tả bao quat mùa hè về. 1.0 - Bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9 II. - Bầu trời cao xanh, mây trắng xốp như bông Phần - Phượng nở báo hiệu mùa hè đến. viết - Ve kêu rộn rã - Nắng chối chang trùm lên cảnh vật. *Tả chi tiết về mùa hè. 2.0 - Con người: + Học sinh nghỉ hè, nô đùa vui nhộn nơi đường làng, góc phố.... + Mọi người tập thể dục lúc sáng sớm tại nơi công cộng Tả cảnh buổi sáng mùa hè. + Sáng sớm, gió thổi mát rượi. Ai cũng muốn hít căng lồng ngực mùi hương của hoa cỏ, gió mát lành... + Mặt trời lên từ rất sớm, những tia nắng đã chiếu xuống khắp mặt 2.0 đất, nhảy nhót tinh nghịch trên những tán cây bàng, cây phượng.... DeThiVan.com Bộ 21 Đề thi HSG Văn 6 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com + Dòng sông hiền hoà, gió từ mặt sông thổi lên mát rượi... + Cây cối dường như được hồi sinh qua một đêm nên lại tươi xanh. + Những chú chim hót ríu ran + Những chú ve kêu rộn rã 1.0 Tả cảnh buổi trưa hè + Trời nắng gắt hơn lúc sáng. Khắp không gian vàng rực màu nắng. Cánh đồng lúa ngả màu vàng chín, sóng lúa xô vờn đuôi nhau... + Cái nắng rất chói chang và oi bức. Người đi đường vội vã như chạy trốn. + Cây cối đang đứng hiên ngang dưới nắng + Những chú ve dường như thấy moit vì trưa hè oi nóng. Chùm hoa phượng như rực rỡ chói chang hơn, tựa như đang thắp lửa trên cây. Tả cảnh buổi chiều hè. + Mặt trời dần tắt, nắng bớt dần 1.0 + Thời tiết bắt dầu dịu lại + Nhưng chú chim nhảy nhót chuyền cành + Mọi người tụ tập hóng gió phía đầu làng, bên hồ nước, nơi công viên, tán lá cây xanh chuyện trò... + Trên đường làng, ngoài bãi đất rộng, trên cánh đồng, nhưng đứa trẻ chơi trò chơi vui vẻ. Nhưng cánh diều sáo vi vu chao liệng trên bầu trời cao. III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của e về mùa hè. Mùa hè mang lại sức 1.0 sống mới, những niềm vui cho tâm hồn. DeThiVan.com Bộ 21 Đề thi HSG Văn 6 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com ĐỀ SỐ 2 PHÒNG GD & ĐT BÌNH XUYÊN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 6 TRƯỜNG TH&THCS QUẤT LƯU MÔN NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Phần 1. Đọc, hiểu (8 điểm) Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi: Cày đồng đang buổi ban trưa, Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi, bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần (ca dao) Câu 1. Bài ca dao được làm theo thể thơ nào? Nêu đặc điểm? Câu 2. Tại sao trong bài ca dao tác giả lại miêu tả công việc cày đồng vào thời điểm ban trưa? Câu 3. Chỉ ra cái hay trong cách sử dụng từ láy và biện pháp tu từ trong câu: mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Câu 4. Viết đoạn văn (từ 13 đến 15 câu) nêu cảm nghĩ của em Về hai câu thơ sau: Ai ơi, bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần. Phần II: Viết (12 điểm) Một dòng nước nhỏ trong mát được đi qua những mảnh đất tươi đẹp và cả những mảnh đất khô cằn do khan hiếm nước ngọt. Hãy tưởng tượng mình là dòng nước nhỏ ấy kể lại những trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. Phần Câu Nội dung Điểm DeThiVan.com Bộ 21 Đề thi HSG Văn 6 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com - Bài ca dao làm theo thể thơ lục bát - Đặc điểm: 1 + Là thể thơ mà các dòng được sắp xếp theo từng cặp, một dòng sáu 1 tiếng và một dòng 8 tiếng. + Vần: tiếng cuối của dòng 6 gần với tiếng 6 của dòng 8: tiếng cuối của dòng 8 lại vần với tiếng cuối của dòng 6 tiếp theo. +Thanh điệu: tiếng thứ sáu, thứ tám là thanh bằng còn tiếng thứ tư là thanh trắc + Nhịp điệu: thường ngắt nhịp chẵn (2/2/2, 4/4. ..) Đọc, 2 - Vì đó là lúc nắng gắt, không khí vô cùng oi bức, nóng nực từ đó: 1,5 hiểu + Gợi tả sự bận rộn của công việc nhà nông. (8 + Nhấn mạnh nỗi vất vả cực nhọc của công việc cày đồng. điểm) + Sự chăm chỉ, chịu thương chịu khó của người nông dân * Lưu ý: Học sinh có thể có nhiều cách cảm nhận khác nhau nhưng phải hợp lí. Giám khảo cần tôn trọng sự sáng tạo của học sinh. 3 * Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng tập chung 1,5 làm nổi bật những nội dung sau: - Từ láy thánh thót giàu sức gợi: Trong không gian tĩnh lặng của buổi trưa hè êm ả, dường như ta nghe rõ tiếng từng giọt, từng giọt mồ hôi đang rơi thánh thót xuống ruộng cày. - Nghệ thuật so sánh cùng phép nói quá: Những giọt mồ hôi thi nhau rơi xuống được ví như mưa ruộng cày nhấn mạnh và tô đậm về sự vất vả cực nhọc của người nông dân trong công việc cày đồng. Ẩn chứa đằng sau mỗi câu chữ còn là nỗi xót xa, thương cảm sâu sắc của những người cùng cảnh ngộ. 4 * Về hình thức 1,0 -Viết dưới hình thức đoạn văn đảm bảo về số câu, bố cục chặt chẽ: cảm xúc chân thành, sâu sắc: diễn đạt mạch lạc: không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Bố cục đủ 3 phần: MĐ,TĐ, KĐ. * Về nội dung 3,0 - Học sinh bộc lộ được cảm xúc của bản thân: thấu hiểu nỗi vất vả của những người lao động, phải trân trọng, biết ơn những thành quả có được từ sự vất vả, cực nhọc đó. Lưu ý: Học sinh có thể những cách diễn đạt khác nhau, giáo viên cần vận dụng linh hoạt, Tôn trọng sự sáng tạo của học sinh. A. Về kỹ năng DeThiVan.com Bộ 21 Đề thi HSG Văn 6 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: Mở bài: giới thiệu nhân vật và sự việc được kể Thân bài: kể diễn biến sự việc Viết Kết bài: nêu kết thúc sự việc và cảm nghĩ của bản thân Bài viết biết lựa chọn và xây dựng được những tình huống truyện hấp dẫn. vận dụng ngôi kể, Trình bày các sự việc theo một trình tự hợp lí, câu chuyện được kể một cách tự nhiên, chân thực, diễn đạt trôi chảy, văn viết có cảm xúc. B. Về kiến thức - Xác định đúng sự việc được kể: Dòng nước nhỏ kể về những trải nghiệm của mình khi đi qua những vùng đất tươi đẹp và khô cằn vì thiếu nước ngọt. I. Mở bài: giới nhân và sự việc được kể 1 II. Thân bài - Kể về những trải nghiệm khi đi qua những vùng đất tươi đẹp 5 - Kể về những trải nghiệm khi đi qua những vùng đất khô cằn vì thiếu nước ngọt. * Lưu ý: trong quá trình kể chuyện học sinh phải tạo ra được tình 5 huống hấp dẫn, sử dụng được các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm có tác dụng làm nổi bật được chủ đề của truyện. III. Kết bài: kết thúc câu chuyện, Nêu cảm nghĩ của bản thân. 1 DeThiVan.com Bộ 21 Đề thi HSG Văn 6 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com ĐỀ SỐ 3 PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LỚP 6 TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Chủ đề: GIA ĐÌNH THƯƠNG YÊU I/ ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Tết Tết năm kia bố mẹ già tất bật nhặt lá mai, trang hoàng nhà cửa đón chờ con cháu. Chợt xe bưu phẩm dừng trước cửa, người ta ôm vào đủ loại quà kèm bưu thiếp ghi: “Bố mẹ ăn tết vui vẻ, sang năm chúng con sẽ về”. Tết năm sau lại hăm hở dọn nhà. Lại xe đỗ cửa. Lại quà ngổn ngang. Và lời chúc quen thuộc. Tết năm này con cháu về, thấy nhà mình thiếu tết. Cây mai nguyên lá. Mái nhà xanh rêu. Quà năm cũ còn nguyên, vương bụi. Thế mà bố mẹ rưng rưng nói: “Năm nay có tết rồi!”. (Trần Hoàng Trúc, https://tuoitre.vn). Câu 1: (1,0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính và ngôi kể của văn bản trên. Câu 2: (1,0 điểm) a/ Tìm các từ láy có trong văn bản. b/ Nêu công dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản trên. Câu 3: (1,0 điểm). Nêu ý nghĩa của chi tiết: Tết năm nay con cháu về, thấy nhà mình thiếu tết. Cây mai nguyên lá. Mái nhà xanh rêu. Quà năm cũ còn nguyên, vương bụi. Thế mà bố mẹ rưng rưng nói: " Năm nay có tết rồi!". Câu 4: (1,0 điểm). Cho biết một thông điệp có ý nghĩa em rút ra sau khi đọc văn bản trên . II/ VIẾT (6,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm). Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu , em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 10 câu) nêu suy nghĩ của em về tình cảm gia đình. Câu 2: (4,0 điểm). Bằng tất cả tình yêu và sự kính trọng đối với mẹ (hoặc bố), em hãy viết bài văn kể lại một kỉ niệm sâu sắc, đáng nhớ của em với mẹ (hoặc bố). ---------------Hết--------------- (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh:................................................................... Số báo danh:.................. DeThiVan.com
File đính kèm:
bo_21_de_thi_hsg_van_6_cap_truong_co_dap_an.docx