Bộ 21 Đề thi HSG Văn 9 cấp Trường (Có đáp án)
PHẦN I
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
1. Kỷ luật rất khó, bởi sự mê hoặc của lười nhác quá lớn, nằm dài trên sô
pha xem phim truyền hình thật thoải mái biết bao, ôm điện thoại lướt Weibo' mới dễ chịu làm sao. Thế nhưng, niềm vui ngắn ngủi này thực chất lại là một loại trầm luân biến tướng, chỉ có thể mang đến sự chậm chạp trong tư duy, bệnh tật cho cơ thể và sự cằn cỗi cho tâm hồn.
2. Sống trong sự nhàn nhã lâu ngày, những người lười nhác sẽ ngày càng
trở nên tạm bợ, không có hoài bão, không có lý tưởng. Những người chần chừ sẽ quen với việc tìm muôn vàn cớ khác nhau để tự an ủi mình. Những người ăn uống không điều độ, không có thời gian làm việc và nghỉ ngơi nhất định, cuộc sống không có quy hoạch sẽ gặp rất nhiều sai sót trong công việc và phiền não trong cuộc sống.
3. George Bernard Shaw từng nói: "Biết tự kiểm soát bản thân là bản
năng của người mạnh mẽ nhất". Ngược lại, người không biết tự khống chế bản thân, cuối cùng sẽ mất đi cả thể giới này.
(Trích Càng kỷ luật, càng tự do, Ca Tây (Tuyết Mai dịch)
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. (0,5 điểm) Xác định phép liên kết câu về mặt hình thức trong hai câu sau ở đoạn văn (1).
Câu 3. (2,0 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn văn (2).
Câu 4. (1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về câu nói của George Bernard Shaw trong đoạn trích trên: "Biết tự kiểm soát bản thân là bản năng của người mạnh mẽ nhất".
PHẦN II
Câu 1. (4,0 điểm) Từ nội dung ở phần đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ, tương đương 20 – 25 dòng) nêu suy nghĩ của em về sự cần thiết của tính kỷ luật trong cuộc sống mỗi con người.
Câu 2. (12,0 điểm)
Bàn về thơ có ý kiến: “Bài thơ hay là bữa tiệc ngôn từ”. Trong khi đó lại có ý kiến cho rằng: “Gốc của thơ là tình cảm".
Em hiểu các ý kiến trên như thế nào? Hãy bình luận và làm sáng tỏ những nhận định trên qua một tác phẩm thơ mà em biết.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 21 Đề thi HSG Văn 9 cấp Trường (Có đáp án)

Bộ 21 Đề thi HSG Văn 9 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com DeThiVan.com Bộ 21 Đề thi HSG Văn 9 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com ĐỀ SỐ 1 TRƯỜNG TH&THCS ĐỀ KHẢO SÁT HSG LỚP 9 LẦN 1 HỒNG PHƯƠNG MÔN NGỮ VĂN (Thời gian làm bài :120 phút) Câu 1 (4 điểm): Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Những quả bóng bay Một cậu bé da đen đang chơi đùa trên bãi cỏ. Phía bên kia đường, một người đàn ông đang thả nhẹ những quả bóng lên bầu trời, những quả bong đủ màu sắc, xanh, đỏ, tím, vàng và có cả màu đen nữa. Cậu bé nhìn khoái chí, chạy tới chỗ người đàn ông, hỏi nhỏ: - Chú ơi, những quả bóng màu đen có bay cao được như những quả bóng khác không ạ? Người đàn ông quay lại, bất giác giấu đi những giọt nước mắt sắp lăn nhẹ trên đôi gò má, ông chỉ lên đám bóng bay lúc này chỉ còn những chấm nhỏ và trả lời cậu bé: - () Cậu bé nở nụ cười rạng rỡ cảm ơn người đàn ông và không quên ngắm nhìn những quả bóng đang bay trên bầu trời rộng lớn. (Chuyên mục Phong cách của báo điện tử ngoisao.net, ngày 22/10/2013) Theo em người đàn ông đã nói gì với chú bé? Trên cơ sở câu trả lời đó, em hãy viết một bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện trên. Câu 2 (6 điểm) Nhà thơ Bằng Việt cho rằng: "Tiêu chuẩn vĩnh cửu của thơ ca là cảm xúc". Bằng hiểu biết và trải nghiệm văn học, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. ==Hết== DeThiVan.com Bộ 21 Đề thi HSG Văn 9 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 (4 điểm) a. Mở bài (0,5 điểm) - Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề nghị luận Câu chuyện Quả bóng đen - Trích dẫn nội dung nghị luận b. Thân bài (3,0 điểm) Ý 1: Phân tích câu chuyện, rút ra bài học - Câu chuyện đưa ra cuộc đối thoại của hai nhân vật người đàn ông và cậu bé da đen về những quả bóng bay. Người đàn ông có thể trả lời cậu bé rằng: Những quả bóng màu đen cũng sẽ bay cao như những quả bóng màu khác. - Màu đen, màu vàng, màu đỏ... cho dù là màu gì thì cũng đều là quả bóng bay. Và con người cũng vậy, giá trị của mỗi cá nhân được nhìn nhận từ bên trong chứ không phải ở những thứ phù phiếm bên ngoài. Bạn là quả bóng màu gì không quan trọng. Quan trọng là bạn có những tố chất tốt đẹp của một quả bóng để được bay thật cao. =>Ý nghĩa được rút ra từ câu chuyện là niềm tin vào khả năng, năng lực bên trong của con người. Con người có thể thành công hay thất bại, điều đó không phụ thuộc vào vẻ bề ngoài, vào sự khác biệt của hình thức. Ý 2: Bàn luận, chứng minh Luận điểm 1: Tại sao con người phải vượt qua sự khác biệt về xuất thân, giống nòi hay ngoại hình bên ngoài và tin tưởng vào những khả năng thực sự bên trong. + Ngoại hình chỉ là cái bên ngoài ta, không quyết định đến cái bên trong. Con người dù thuộc giống nòi nào, mang đặc điểm, dáng hình ta sao thì đều có trí tuệ và nhân phẩm. màu da, tiếng nói, hay những khác biệt về ngoại hình không quyết định đến phẩm chất và năng lực của con người đó. + Khả năng thực sự và phẩm chất bên trong mới khẳng định bạn là ai, bạn có thể bay cao, bay xa tới đâu. Làm nên thành công thực sự của con người không phải là ngoại hình hay những xuất thân mà quan trọng là phẩm chất và năng lực mà con người đó có. + Vượt lên những mặc cảm tự ti về bản thân, con người có thể chiến thắng được những thử thách khác. Trên con đường bay đến chân trời mơ ước, con người có thể gặp phải nhiều khó khăn thử thách. Nỗi mặc cảm tự ti bản thân chỉ là thử thách ban đấu. Nếu ngay từ đầu con người đã quỳ gối đầu hàng thì không thể vươn tới những điều mơ ước. Dẫn chứng: Lịch sử nhân loại đã chứng minh có nhiều người da màu là những người làm nên kỳ tích lớn lao, có đóng góp lớn cho sự phát triển cung của loài người. Có nhiều người mang sự khác biệt về ngoại hình nhưng cũng đã chinh phục cả thế giới bằng chính khả năng, phẩm chất bên trong của mình. Sự khác DeThiVan.com Bộ 21 Đề thi HSG Văn 9 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com biết không là rào cản mà là bước đệm, giúp họ có nghị lực để bay cao, bay xa hơn trong cuộc sống. Dẫn chứng: Hellen Killer, Nick_Vujicic, Tổng thống Mỹ Obama, Tổng thư ký liên hiệp quốc Cophi Anan Luận điểm 2: Làm thế nào để chúng ta tin tưởng vào những khả năng thực sự bên trong? - Nhận thức được sự khác biệt trong vẻ bề ngoài, con người ta cần phải rèn luyện bản thân và phấn đấu không ngừng để không bị người khác quy chụp hay nghĩ xấu về mình. Ý 3: Mở rộng và nâng cao vấn đề - Phê phán: Có kẻ lợi dụng sự khác nhau để tạo khoảng cách giữa mình và mọi người, tự tin quá đáng vào chính bản thân mình. Cũng có kẻ vì sự khác biệt mà trở nên kiêu ngạo coi thường người khác. Ngày nay, có không ít những kẻ mắc phải căn bệnh phân biệt vùng miền, quy chụp và nghĩ xấu về người khác Những kẻ như vậy thường không chịu rèn luyện bản thân, chỉ quan tâm đến bề mặt, vì vậy mà không bao giờ đạt được những điều cao quý. Đất nước chỉ toàn những người như vậy sẽ không thể đoàn kết và phát triển được. Ý 4: Bài học về nhận thức và hành động - Câu chuyện về cậu bé da màu đã nhắc nhở chúng ta về sự tự tin vào bản thân.Mỗi người dù khác biệt về nguồn gốc, dáng vẻ bên ngoài nhưng việc con người ấy vươn tới chân trời nào lại phụ thuộc vào cái tâm và cái tài của chính người đó. - Phải biết tự nhìn nhận, đánh giá lại bản thân mình để có những định hướng tốt, rèn luyện phẩm chất, năng lực để có thể vươn cao bay xa trong cuộc sống. c. Kết bài (0,5 điểm) - Khẳng định, khái quát lại ý nghĩa của vấn đề nghị luận được rút ra tư câu chuyện - Cảm xúc của bản thân về vấn đền nghị luận Câu 2: (6 điểm) A . Mở bài: (0,5 điểm) - Dẫn dắt vấn đề: “Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm” (Lev Tonstoy). Đúng vậy, thơ là một loại hình nghệ thuật diễn tả tất cả những cung bậc tình cảm của con người. Khi trong lòng có những nỗi niềm như buồn, vui, cô đơn hay tuyệt vọng đều tìm đến với thơ. - Nêu vấn đề: Bàn về thước đo giái trị của tác phẩm thơ, nhà thơ Bằng Việt cho rằng: "Tiêu chuẩn vĩnh cửu của thơ ca là cảm xúc". - Phạm vi dẫn chứng: Điều đó được thể hiện cụ thể qua nhiều sáng tác thơ ca. B. Thân bài: (5 điểm) 1. Giải thích: -Tiêu chuẩn: là thước đo, chuẩn mực đánh giá một đối tượng. Có nhiều loại tiêu chuẩn khác nhau và tiêu chuẩn có thể thay đổi theo thời gian. DeThiVan.com Bộ 21 Đề thi HSG Văn 9 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com -Tiêu chuẩn vĩnh cửu: là thước đo, chuẩn mực có giá trị bất biến, đúng với mọi thời đại, không bao giờ thay đổi. Tiêu chuẩn vĩnh cửu ấy không phải là những gì xa lạ mà nó chính là cảm xúc tâm trạng của người viết được tung lên trên từng trang giấy. -Cảm xúc: Những cung bậc tình cảm, tâm trạng con người. => Ý kiến của Bằng Việt khẳng định: Thước đo giá trị của tác phẩm thơ ca ở mọi thời đại là yếu tố tình cảm, cảm xúc. 2. Bàn luận: Ý kiến của Bằng Việt đúng đắn, xác đáng. -Vậy tại sao Bằng Việt lại cho rằng “Tiêu chuẩn vĩnh cửu của thơ ca là cảm xúc"? + Xuất phát từ đặc trưng thơ ca: Văn học phản ánh đời sống con người, với thơ ca cuộc sống không chỉ là hiện thực xã hội bên ngoài mà còn là đời sống tâm hồn, tình cảm phong phú của chình nhà thơ. Thơ là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc, nếu không có cảm xúc thì người nghệ sĩ không thể sáng tạo nên những vần thơ hay,những câu thơ chỉ là xác chữ vô hồn trên trang giấy, nói như Ngô Thì Nhậm, thi sĩ phải: xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần. Cảm xúc trong thơ cũng không phải là thứ cảm xúc nhàn nhạt. Đó phải là tình cảm ở múc độ mãnh liệt nhất thôi thúc người nghệ sĩ cầm bút sáng tạo. Nhà thơ phải sống gắn bó với cuộc đời mới có thể viết lên những vần thơ có giá trị của sự trải nghiệm, cảm xúc đạt tới độ phổ quat nhân loại. Tình cảm, cảm xúc trong thơ phải được truyền tải bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo, mang tính thẩm mỹ. Điều đó đem lại cho thơ vẻ đẹp hoàn mĩ. + Xuất phát từ quy luật tiếp nhận văn học, trong đó có thơ ca: Bạn đọc tìm đến vớ thơ là tìm đến tiếng nói đồng điệu, đi tìm hồn mình trên trang viết của nhà thơ, nói như Tố Hữu: Thơ là một điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu. Vì vậy, nếu những tình cảm, cảm xúc được bộc lộ trong thơ không chân thành, sâu sắc, ám ảnh thì sẽ không thể tạo nên sự đồng cảm ở độc giả, cũng có nghĩa là thơ sẽ thiếu sức sống. Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu và “Sang thu” của Hữu Thỉnh là những thi phẩm thể hiện tình cảm cảm xúc. 3. Chứng minh ý kiến: 3.1 . Chứng minh qua bài “Khi con tu hú” của Tố Hữu a, Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Tố Hữu (1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. Quê ở Thừa Thiên – Huế. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước. Từ thời thanh niên, ông đã sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng của Đảng, luôn hoạt động hăng say, luôn kiên quyết đấu tranh trong nhà tù thực dân. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, ông được giữ nhiều chức vụ trong bộ máy lãnh đạo của Đảng. Tố Hữu đã vinh dự được phong tặng nhiều danh hiệu và giải thưởng khác nhau. DeThiVan.com Bộ 21 Đề thi HSG Văn 9 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com Bài thơ “Khi con tu hú” được sáng tác vào tháng 7 năm 1939, khi nhà thơ trong bước đường hoạt động cách mạng đang bị địch bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ - Huế. Bài thơ phản ánh tâm trạng ngột ngạt của một người cộng sản trẻ tuổi sôi nổi yêu đời bị giam cầm. b, Cảm xúc được thể hiện ở nội dung: Bài thơ thể hiện cảm xúc, niềm khát khao tự do cháy bỏng của nhà thơ Tố Hữu trong hoàn cảnh tù đày. * Luận điểm 1: Cảm xúc, niềm khát khao tự do của nhà thơ được thể hiện trước hết ở nhan đề của bài thơ: Bài thơ với tựa đề "Khi con tu hú", tác giả muốn khẳng định đây là một thứ âm thanh mở ra mạch cảm xúc của toàn bài thơ. Tác động của âm thanh này đặt vào tâm cảnh của nhà thơ càng trở nên tha thiết và thôi thúc hướng đến tự do. * Luận điểm 2: Cảm xúc mãnh liệt, niềm khát khao tự do, niềm yêu cuộc sống thiết tha của nhà thơ được thể hiện khi người tù hình dung ra trong tâm tưởng bức tranh mùa hè vô cùng sôi động: “Khi con tu hú gọi bầy”. Đó là cái thời điểm thiết tha và thiếu thốn khi nghe con tu hú gọi bầy, tiếng gọi trở về với bạn bè, đồng đội. Tiếng chim gọi bầy càng tăng thêm nỗi cô đơn của nhà thơ giữa bốn bức tường lạnh lẽo. Tố Hữu bị bắt giam giữa lúc nhiệt tình cách mạng của tuổi thanh xuân đang sục sôi, muốn đem tất cả nhiệt huyết để cống hiến cho cách mạng. Tiếng chim tu hú gọi bầy đã thức dậy một nỗi nhớ sâu xa trong Tố Hữu. Trong thế giới tăm tối của ngục tù, nhà thơ đã huy động nhiều giác quan để hình dung, tưởng tượng đồng quê thân thuộc ngoài kia: “Lúa chiêm đương chín trái cây ngọt dần Vường râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào.” Một bức tranh đựơc “vẽ" trong tâm tưởng bằng nỗi nhớ da diết. Nhịp sống của đồng quê thật rộn rã và tràn đầy sức sống. “Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần”, sự vật đang vận động tiến dần đến sự hoàn thiện, hoàn mĩ (đang chín, ngọt dần). Một mùa hè đã báo hiệu, một mùa hè với những cảnh vật, âm thanh, màu sắc, ánh nắng quen thuộc. -> Phải là một người tha thiết yêu cuộc sống, gắn bó máu thịt với quê hương mới có nỗi nhức nhối không nguôi đến như thế! Trí tưởng tượng của nhà thơ được chắp cánh đến với bầu trời khoáng đạt: “Trời xanh càng rộn càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không.” Cũng là bầu trời xanh thân thiết của tuổi thơ với “đôi con diều sáo lộn nhào từng không”. Giữa khoảng trời bao la, cao, rộng vài con sáo nhào lộn như nét chấm nhỏ nhoi giữa cái mênh mông của đất trời. Hình ảnh con diều sáo lộn nhào giữa từng không cũng là niềm khát vọng được tự do của người chiến sĩ cách mạng bị giam cầm. DeThiVan.com Bộ 21 Đề thi HSG Văn 9 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com -> Cảm xúc, niềm khát khao yêu tự do của nhà thơ phải mãnh liệt đến như thế nào thì thế giới tự do bên ngoài hiện về trong tâm tưởng nhà thơ mới tươi đẹp và rộn ràng đến thế. * Luận điểm 3: Cảm xúc mãnh liệt, niềm khát khao tự do cháy bỏng của nhà thơ được thể hiện trực tiếp qua tâm trạng, hành động muốn thoát khỏi nhà lao của nhà thơ: Tâm trạng ấy càng trở nên bức xúc khi nhà thơ hướng tâm hồn mình đến với bầu trời tự do ở bên ngoài. Đặc biệt giữa không gian tự do ấy bỗng vang ngân tiếng chim tu hú gọi bầy. Với âm thanh da diết đó, nỗi ngột ngạt, u uất còn dồn nén và biến thành niềm khát vọng tự do cháy bỏng không thể kìm hãm nổi: “Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi Ngột làm sao chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”. Đó là tâm trạng đau khổ, bực bội, ngột ngạt nhưng không hề có vẻ bi quan, chán trường, tuyệt vọng của một tâm hồn yếu đuối dễ bị quỵ ngã trước hoàn cảnh. Đó là khát khao cháy bỏng muốn thoát khỏi ngục tù của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi khi đang phơi phới trên con đường hoạt động cách mạng bỗng bị bắt. -> Như vậy, cảm xúc trong bài thơ “Khi con tu hú” thể hiện qua niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng đồng thời cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi. Người chiến sĩ gang thép đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống. c. Cảm xúc được thể hiện ở nghệ thuật - Nghệ thuật miêu tả và trí tưởng tượng của nhà thơ: • Cách tưởng tượng của nhà thơ cho thấy sức sống và sinh khí của mùa hè đang trỗi dậy mãnh liệt, • Không hề thấy bóng dáng của người tù bị giam cầm trong nhà lao mà chỉ thấy hình ảnh con người đứng giữa trời đất bao la, khoáng đạt tận hưởng không gian rộng lớn. - Nghệ thuật kết hợp không gian: • Dưới ngòi bút và sự tưởng tượng của nhà thơ, bức tranh mùa hè có tiếng ve râm ran, có sân ngô phơi vàng, bầu trời xanh cao rộng và tiếng sáo diều vi vu. • Đó là một bức tranh có cảnh gần - xa, cảnh cao - thấp và tràn ngập màu sắc, âm thanh. Đó quả là những vần thơ đẹp, đầy mộng tưởng tình tứ. -Nghệ thuật: đối lập giữa sáu câu đầu với 4 câu cuối (bức tranh mùa hè tràn đầy sức sống với tâm trạng ngột ngạt, uất ức của người chiến sĩ cách mạng trong bốn bức tường) -Nghệ thuật: đầu cuối tương ứng qua hình ảnh chim tu hú - Thể thơ lục bát tạo nên âm điệu nhịp nhàng, tha thiết thể hiện sâu sắc cảm xúc của nhà thơ Tố Hữu. 3.2. Chứng minh qua bài “sang thu” của Hữu Thỉnh DeThiVan.com Bộ 21 Đề thi HSG Văn 9 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com a, Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Hữu thỉnh là một trong những gương mặt tiêu biểu thuộc lớp nhà thơ chiến sĩ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước .Ông viết nhều viết hay về những con người ở nông thôn , về mùa thu. Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo, đang biến chuyển nhẹ nhàng. Có nhiều tập thơ, trường ca nổi tiếng. Bài thơ “sang thu” được Hữu Thỉnh sáng tác vào gần cuối năm 1977 khi đất nước vừa bước từ chiến tranh sang hòa bình, in lần đầu trên báo văn nghệ. Bài thơ được rút từ tập “Từ chiến hào đến thành phố”. b. Cảm xúc được thể hiện ở nội dung: Bài thơ giàu cảm xúc từ những cảm nhận tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm trước sự biến đổi của thiên nhiên tạo vật vào lúc giao mùa ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Thông qua đó biểu lộ sâu kín tình yêu thiên nhiên , cuộc đời tha thiết với sợ yên bình của quê hương, đất nước. * Luận điểm 1: Cảm xúc của nhà thơ Hữu Thỉnh về cảnh giao mùa từ hạ sang thu: “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về” - Mùa thu đến với những tín hiệu đặc trưng: hương ổi, ngọn gió se, sương chùng chình +Hương ổi: gợi hương thơm ngọt mát, gợi sắc vàng tươi của mùa ổi chín rộ nơi vườn quê (vùng Bắc Bộ) vào những ngày cuối hạ đầu thu. Từ bỗng đi liền với “hương ổi” diễn tả cảm giác bất ngờ, đột ngột , ngỡ ngàng. Hương ổi trong bài thơ là một tứ thơ mới, đậm đà màu sắc dân dã được cảm nhận bằng khứu giác. + Ngọn gió se: là tín hiệu thứ hai ->ngọn gió heo may đặc trưng của mùa thu đất Bắc . Một chút gió se lạnh của mùa thu. Làn gió se làm dịu đi cái nắng oi ả, gay gắt của mùa hạ , động từ phả đầu câu thơ “phả” là lan tỏa và khiến cho làn hương ổi như sánh lại và trở nên ngọt ngào hơn. Hình ảnh thơ “ngọn gió se” được cảm nhận bằng xúc giác. +Sương chùng chình: được nhân hóa gợi làn sương mỏng manh mềm mại giăng mắc nơi đầu thôn ngõ xóm. Điều này làm cho khí thu mát mẻ, cảnh thu thơ mộng, huyền ảo, thong thả, bình yên. Từ láy “chùng chình” đã diễn tả bước đi chầm chậm của thời gian của mùa thu đã về. Như cố ý làm chậm lại để kéo dài thời gian. Hình ảnh thơ được cảm nhận bằng thị giác. +Các từ : bỗng, phả, hình như thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc ngạc nhiên của nhà thơ trước cảnh giao mùa. Hình như chứ không phải chắc chắn. Một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng chưa thật rõ ràng =>Sự biến đổi của đất trời sang thu nơi làng quê không chỉ cảm nhận bằng giác quan mà còn cảm nhận bằng cả tâm hồn nữa. Đó là một tâm hồn nhạy cảm gắn bó nơi làng quê của nhà thơ. Đó cũng là cái hay tạo nên sự khác biệt cho mùa thu * Luận điểm 2: Cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ Hữu Thỉnh đựơc thể hiện quang cảnh đất trời sang thu: DeThiVan.com Bộ 21 Đề thi HSG Văn 9 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com “Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu” -Không gian nghệ thuật của bức tranh thu được mở rộng: cả chiều cao, độ rộng và chiều dài của bầu trời với cánh chim bay, đám mây trôi và dòng sông thu -Các hình ảnh dòng sông, chim và mây đều được nhân hóa làm cho khúc giao mùa trở nên hữu tình. +Dòng sông: dềnh dàng. Nước sông vẫn đầy chứ không cạn như mùa đông và mùa xuân. Dòng sông trôi lững lờ khoan thai chứ không cuồn cuộn như mùa hạ. sông như thảnh thơi được nghỉ ngơi +Cánh chim: vội vã bay về phương Nam tránh rét. Nhưng mới chỉ” bắt đầu” thời gian thu mới chớm nở, mới sang, không gian trở nên xôn xao. N.T đối được tác giả sử dụng một cách nhịp nhàng, tài tình qua “dềnh dàng” với “vội vã” làm nổi bật hình ảnh thiên nhiên trái ngược trong khoảnh khắc giao mùa. Trong thơ Huy Cận thì cánh chim cô đơn, mong manh “Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa” còn trong thơ Hữu Thỉnh bầu trời như nhỏ lại ấm áp hơn theo mạch vận động của cánh chim. +Hình ảnh đám mây: thật đặc biệt, một hình ảnh sáng tạo đầy chất thơ • Mang trên mình cả hai mùa (hạ và thu) • Nhà thơ đã lấy cái hữu hình để diễn tả cái vô hình. Hữu Thỉnh dùng động từ “vắt” mây như kéo dài ra bé dần rồi hết rồi nhuốm sắc thu. Đó là hình ảnh liên tưởng thú vị, giàu chất thơ. Thời khắc giao mùa được sáng tạo độc đáo bởi hồn thơ tinh tế nhạy cảm của ông. Hình ảnh đám mây như một dải lạu mềm mại, thảnh thơi, duyên dáng một nửa ở mùa hạ và một nửa vắt mình sang thu. =>Đây là hai câu thơ hay nhất của thi sĩ trong khoảnh khắc giao mùa . Giống như bức tranh thu vĩnh hằng được tạc bằng ngôn ngữ. Hình ảnh (dòng sông, chim mây) là những thi liệu mà Hữu Thỉnh đã làm mới cho thi liệu về mùa thu. * Luận điểm 3: Cảm xúc trong “sang thu” thể hiện những suy ngẫm của nhà thơ về sự biến chuyển của trời đất sang thu: “ Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi” -Nắng, mưa, sấm là những hiện tượng thiên nhiên trong thời điểm giao mùa . Hữu Thỉnh đã nhìn cái mưa nắng hàng ngày một sự hụt vơi, dấu hiệu của sự chuyển mùa từ hạ sang thu. -Nắng vẫn còn vàng tươi nhưng nắng thu trong và dịu hơn cái nắng chói chang của mùa hạ -Mưa cũng vẫn còn nhưng đã vơi dần so với mưa mùa hạ DeThiVan.com Bộ 21 Đề thi HSG Văn 9 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com -Sấm đã bớt dần đi tiếng sấm bất ngờ và dữ dội. Các từ: vẫn còn, bao nhiêu, vơi, bớt được sắp xếp theo trình tự giảm dần cho thấy dấu hiệu của mùa hạ đang nhạt dần và những dấu hiệu mùa thu ngày một đậm nét hơn. -Hai câu kết bài thơ không chỉ mang nghĩa tả thực mà còn mang nghĩa ẩn dụ +Sấm là những vang động bất thường của ngoại cảnh +Hàng cây đứng tuổi chỉ những con người đã từng trải sẽ vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh của cuộc đời. Câu thơ là sự chiên nghiệm về đời người.. Nhìn cảnh vật biến chuyển nhà thơ nghĩ ngay đến cuộc đời đã đứng tuổi. Phải chăng mùa thu đời người đã khép lại những tháng ngày sôi nổi với những bất thường của tuổi trẻ và mở râ một mùa thu mới, một không gian mới, yên tĩnh, trầm lắng chín chắn trước những chấn động của cuộc đời. sang thu đâu chỉ là chuyển giao của đất trời mà còn là sự chuyển giao cuộc đời mỗi con người. c. Cảm xúc trong “Sang thu” được thể hiện ở hình thức nghệ thuật: - Nhan đề: Sang thu trước hết gợi lên khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên, khi đất trời chuyển từ hạ sang thu..Gợi khoảnh khắc chuyển giao giữa tuổi trẻ sang độ tuổi trưởng thành vững vàng, từng trải - Thể thơ năm chữ - Phương thức biểu đạt: BC+MT -Hình ảnh thơ chọn lọc mang nét đặc trưng của sự giao mùa -Nhiều từ có giá trị gợi tả, gợi cảm sâu sắc -Biện pháp tu từ: nhân hóa “sương chùng chình qua ngõ”-> diễn tả bước đi của thời gian. Không chỉ vậy: nhân hóa ở đoạn 2 (sông dềnh dàng, chim vội vã, mây vắt nửa mình). Đối lập: sông dềnh dàng> < chim vội vã. Đoạn 3 hình ảnh ẩn dụ: sấm cũng bớt bất ngờ/trên hàng cây đứng tuổi- sấm là những vang động bất thường của ngoại cảnh, hàng cây đứng tuổi chỉ những con người đã từng trải sẽ vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh của cuộc đời.. -Các từ láy: chùng chình, dềnh dàng, vội vã -Các từ: bỗng, phả, hình như góp phần tạo nên khoảnh khắc giao mùa. =>Bài thơ diễn tả cảm xúc của nhà thơ Hữu Thỉnh từ những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời khi sang thu. Từ đó thấy tình yêu thiên nhiên tha thiết của thi sĩ. 4. Nhận xét, đánh giá -Ý kiến trên đã đề cao vai trò của tình cảm, cảm xúc trong thơ. Song Bằng Việt chỉ đề cao chứ không tuyệt đối hóa vai trò của cảm xúc, coi nhẹ tài năng của người người cầm bút. Mặt khác phải thấy thơ không chỉ cần cảm xúc mà cần cả lí trí. Đó là chiều sâu của nhận thức. Nếu thơ chỉ thiên về cảm xúc, bài thơ sẽ thiếu chất trí tuệ, thiếu sự suy tưởng triết lí mang tính khái quát về cuộc sống. -Bài học cho người nghệ sĩ: phải biết đề cao yếu tố tình cảm, cảm xúc trong việc sáng tác thơ. Bằng tài năng và tâm huyết để viết lên những tác phẩm thơ tràn đầy cảm xúc. DeThiVan.com
File đính kèm:
bo_21_de_thi_hsg_van_9_cap_truong_co_dap_an.docx