Bộ 22 Đề thi HSG Văn 12 cấp Tỉnh (Có đáp án)
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ 22 Đề thi HSG Văn 12 cấp Tỉnh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 22 Đề thi HSG Văn 12 cấp Tỉnh (Có đáp án)
Bộ 22 Đề thi HSG Văn 12 cấp Tỉnh (Có đáp án) - DeThiVan.com Câu 5: Suy nghĩ của anh/ chị về quan điểm: Các bạn hãy coi trọng từng giây, coi trọng từng phút, nỗ lực và nỗ lực không ngừng trong cuộc sống hiện nay. II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Trong Cuốn sách: Good luck - Bí mật của may mắn của tác giả Alechroviza và Fernando, bí mật đầu tiên của may mắn được nêu ra là: May mắn do chính chúng ta tạo ra. Anh/ chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm về cách tạo ra điều may mắn cho chính mình. Câu 2: (4,0 điểm) Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh cảm hứng về đất nước trong hai đoạn thơ sau: Tôi yêu đất nước này lầm than Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi Mẹ đốt củi trên rừng cha làm cá ngoài biển Gió rừng cao xào xạc lá đổ Ăn rau rìu rau éo rau trai Gió mù mịt những con đường bụi đỏ Nuôi lớn người từ ngày mở đất Những dòng sông ào ạt cánh buồm căng Chớm heo may trên những ngọn cau vàng Bốn ngàn năm nằm gai nếm mật Nồm nam thổi, khắp đồng bông gạo trắng Một tấc lòng cũng trứng Âu Cơ Người xa cách vẫn chung trời gió lộng Một tiếng nói cũng đầy hồn Thánh Gióng Thương vết bùn trên áo khô se. (...) () Tôi yêu đất nước này những buổi mai Dẫu đêm nay ngọn gió mùa hè Còn bề bộn một vùng gạch ngói Không ai cười không tiếng hát trẻ con Lịch sử quay những vòng xoáy gian nan Đất đá cỏ cây ơi Đất nước tôi như một con thuyền Lòng vẫn thương mẹ nhớ cha Lướt trên sóng những ngực buồm trắng xóa. Ăn quán nằm cầu Hai hàng nước mắt chảy ra Ước chi được hóa thành ngọn gió Mỗi đêm cầu trời khấn phật, tai qua nạn khỏi Để được ôm trọn vẹn nước non này Tôi yêu đất nước này áo rách Để thổi ấm những đỉnh đèo buốt giá Căn nhà dột phên không ngăn nổi gió Để mát rượi những mái nhà nắng lửa Vẫn yêu nhau trong từng hơi thở Để luôn luôn được trở lại với đời... Lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài Thắp đèn đêm ngồi đợi mặt trời mai Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi Tôi yêu đất nước này như thế Như yêu cây cỏ trong vườn (Trích: Gió và tình yêu thổi trên đất nước Như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương tôi, Lưu Quang Vũ, Tinh hoa thơ Việt, NXB Nuôi tôi thành người hôm nay. Hội nhà văn, 2007) (Trích: Bài thơ của một người yêu nước mình, 19/12/1967, Trần Vàng Sao) Chú thích 1. Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1941 mất năm 2018 ở Thừa Thiên Huế. Trần Vàng Sao là một con người sống trong sáng, giản dị, "Một nội lực, một trí thức có suy nghĩ riêng của mình, có nỗi đau nhưng biết biến nó thành cách sống". Một số tập thơ của ông đã được như: Gọi xác tìm đồng đội (NXB Hội nhà văn, 2012), Bài thơ của https://dethivan.com/ Bộ 22 Đề thi HSG Văn 12 cấp Tỉnh (Có đáp án) - DeThiVan.com HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm Các câu hỏi trong đề thi ra theo hướng mở, thí sinh được quyền trả lời theo ý hiểu của bản thân, nhưng cần đảm bảo sức thuyết phục. Giám khảo tham khảo các gợi ý sau để đánh giá, cho điểm. I ĐỌC HIỂU 4,0 1 Ý nghĩa nhan đề văn bản: 0,5 - Cỏ dại: hình ảnh của những sự vật bình thường trong thế giới muôn loài. - Đức hiếu sinh: sự quý trọng sinh mệnh, khát khao, nỗ lực hết mình để sống. - Nhan đề sử dụng cách diễn đạt giản dị gợi mở ý tưởng của văn bản: vạn vật trên cõi đời này đều biết trân quý cuộc sống và luôn nỗ lực hết mình để sống có ý nghĩa dù ở trong bất cứ hoàn cảnh khắc nghiệt nào. Đây là khát vọng nhân văn giàu ý nghĩa. Hướng dẫn chấm - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm - Học sinh trả lời ý nghĩa chung của nhan đề: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không đúng hoặc không làm bài: không cho điểm 2 - Thế giới tự nhiên khi đối diện với những khó khăn muốn tồn tại phải nhờ 0,5 vào sự nỗ lực của từng nhánh. - Hình ảnh trong tự nhiên gợi liên tưởng đến cuộc sống của con người: Mọi thành quả lớn lao, tốt đẹp đều được tạo ra từ sự nỗ lực nhỏ bé. Hướng dẫn chấm - Học sinh trả lời như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,5 điểm - Học sinh trả lời được 01 ý: 0,25 điểm - Học sinh trả lời không đúng hoặc không làm bài: không cho điểm 3 Tác dụng của việc sử dụng phổ biến kiểu câu cầu khiến trong văn 0,5 bản: - Các câu cầu khiến được sử dụng trong văn bản: Vạn vật trên cõi đời này đều phải nỗ lực hết mức để tồn tại/ Để sống còn, tất cả đều phải nỗ lực hết mình/ Các bạn hãy coi trọng từng giây, coi trọng từng phút, nỗ lực và nỗ lực không ngừng. - Tác dụng: + Tạo giọng điệu, (bổ sung tác dụng về nghệ thuật) tác động đến nhận thức của người đọc giúp cho việc truyền đạt thông tin chính xác, rõ ràng. + Tăng tính khẳng định trong văn bản nghị luận: vạn vật cũng như con người muốn thành công phải biết quý trọng thời gian và phải luôn nỗ lực hết mình. https://dethivan.com/ Bộ 22 Đề thi HSG Văn 12 cấp Tỉnh (Có đáp án) - DeThiVan.com hoà nhập với xu thế phát triển của xã hội hiện đại. Hướng dẫn chấm - Học sinh trả lời đủ ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương:1,25 điểm - Học sinh hiểu được quan điểm: 0,5 điểm - Học sinh nêu được suy nghĩ đúng đắn về quan điểm trong xã hội ngày nay: 0,75 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm. VIẾT 6,0 1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm 2,0 về cách tạo ra điều may mắn cho chính mình. a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: viết đoạn văn nghị luận xã hội. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: bày tỏ quan điểm cá nhân về 0,25 cách tạo ra điều may mắn cho chính mình. c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận. 0,5 Thí sinh có thể chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải thể hiện được quan điểm về cách tạo ra điều may mắn cho chính mình. Có thể triển khai theo hướng: -Giải thích: May mắn là khái niệm dùng để chỉ những điều tốt đẹp, tích cực, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho con người. Trong hành trình cuộc sống con người phải biết cách tự tạo ra những điều kiện để may mắn đến với mình. - Cách tạo ra điều may mắn : + Xây dựng cho mình niềm tin, tâm thế chủ động tìm kiếm, nắm giữ cơ hội mà cuộc sống trao tặng. + Duy trì thái độ sống tích cực (Có ước mơ, khát vọng, nhiệt huyết, đam mê, sáng tạo...) dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào. + Dám nghĩ, dám hành động, sẵn sàng bước ra khỏi vùng an toàn để tạo ra cái mới, sự khác biệt. + Sống nhân văn để tạo lập những mối quan hệ tốt đẹp nhất với cộng đồng, lan tỏa điều tốt đẹp đến cộng đồng. d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau 0,5 - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lý lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và bằng chứng https://dethivan.com/ Bộ 22 Đề thi HSG Văn 12 cấp Tỉnh (Có đáp án) - DeThiVan.com không ngăn nổi gió ). Tác giả bày tỏ tình yêu tha thiết với đất nước (Tôi yêu đất nước này như thế...) + Đoạn thơ của tác giả Lưu Quang Vũ: cảm hứng về đất nước luôn được gợi lên từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi thân thương thấm đẫm hương vị đất đai, sông nước, hoa lá quê nhà (Con đường, dòng sông, ngọn cau). Tác giả khao khát mang tình yêu để xoa dịu mọi nỗi nhọc nhằn của đất nước (Ước chi được hoá thành ngọn gió) - Yếu tố tạo nên điểm tương đồng và khác biệt: sự đồng điệu của tâm hồn thi nhân với đất nước; sự sáng tạo thuộc về phong cách tác giả, đặc trưng thơ ca, xu hướng thời đại * Kết thúc vấn đề nghị luận: - Khẳng định ý nghĩa của việc so sánh, đánh giá 2 đoạn thơ viết về đất nước. - Nêu cảm nhận chung, ấn tượng của bản thân về các đoạn thơ. d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: 1,5 - Triển khai ít nhất 02 luận điểm (tương đồng, khác biệt) - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Khi phân tích điểm khác biệt của mỗi đoạn thơ cần chú ý đặt trong quan hệ đối sánh để làm nổi bật đóng góp riêng. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng (Bằng chứng cụ thể, đa dạng, có chọn lọc từ hai đoạn trích) Lưu ý: học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với nội dung văn bản. đ. Diễn đạt 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng việt, liên kết văn bản. e. Sáng tạo: 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Biết sử dụng kiến thức lí luận văn học, ý kiến, nhận định tăng sức hấp dẫn thuyết phục cho bài viết. Tổng điểm 10,0 Hết. https://dethivan.com/ Bộ 22 Đề thi HSG Văn 12 cấp Tỉnh (Có đáp án) - DeThiVan.com HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU NỘI DUNG/YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂM 1 Suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa được gợi ra từ câu chuyện 8.0 1. Yêu cầu chung - Về kỹ năng: Thí sinh phải có năng lực đọc hiểu và rút ra vấn đề cần nghị luận. Bài viết phải có bố cục chặt chẽ, lập luận, lý lẽ, dẫn chứng rõ ràng thuyết phục; Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn và lôi cuốn. - Về kiến thức: Xác định đúng vấn đề, thể hiện được quan điểm, góc nhìn của cá nhân về ý nghĩa được rút ra trong câu chuyện; triển các vấn đề một cách rõ ràng và thuyết phục. 2. Những yêu cầu cụ thể Học sinh trình bày bài viết dưới góc nhìn, quan điểm cá nhân; cán bộ chấm thi tôn trọng quan điểm riêng, không áp đặt máy móc và ghi nhận sự sáng tạo của học sinh. a. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 0.5 b. Giải thích - Cái hang: Không gian sống bị hạn chế tượng trưng lối mòn tư duy, cách nhìn, cách nghĩ theo thói quen, bảo thủ, định kiến... - Cộng đồng lớn sống trong cái hang đó: Là tập thể người bị chi phối bởi lối mòn tư duy, bảo thủ, định kiến (gia đình, tổ chức, xứ sở...) - Nhìn từ phía Người ra ngoài hang: + Ban đầu bị lóa mắt, có thể chưa thích ứng đến khi thích ứng rồi yêu thích từ đó mở rộng tầm nhìn và cảm nhận đa chiều về thế giới xung quanh: Tượng trưng cho những người tiên phong, dũng cảm, chịu áp lực để thay đổi mình. + Trở về ra sức thuyết phục, tìm cách đưa mọi người rời hang nhưng không có kết quả: Khát vọng thay đổi cộng đồng, xã hội theo hướng mới, tích cực, từ bỏ lối mòn tư duy, góc nhìn cũ nhưng thất bại -> Ý nghĩa: Muốn đổi mới tư duy, cách nghĩ của mình đã khó, thay đổi tư duy của người khác, của tập thể còn khó hơn gấp bội - Nhìn từ cộng đồng trong hang: + Không tin, giết chết người đã rời hang trở về: Thể hiện sự chủ quan, bảo thủ, tầm nhìn hạn hẹp, không chịu bước khỏi thế giới bé nhỏ của mình + Lí do không thay đổi: vì lo sợ cuộc sống bị rối loạn, cuộc sống êm ấm, hạnh phúc bị đe dọa -> Ý nghĩa: Cộng đồng tượng trưng cho những người bảo thủ, luôn tin vào niềm tin có sẵn, lâu đời và tư duy ngại thay đổi -> Tóm lại, ý nghĩa của câu chuyện là vấn đề góc nhìn, góc nhìn hẹp hay rộng sẽ quy định tư duy của mỗi người đối với thế giới và cuộc sống xung quanh. Vì vậy, muốn thay đổi tư duy trước hết phải thay đổi góc nhìn và mở rộng không gian sống. https://dethivan.com/
File đính kèm:
- bo_22_de_thi_hsg_van_12_cap_tinh_co_dap_an.pdf