Bộ 22 Đề thi HSG Văn 12 cấp Trường (Có đáp án)

Người thợ mộc mà tôi thuê để giúp tu sửa lại căn nhà cũ nát, chấm dứt một ngày làm việc đầu tiên với không ít phiền muộn và bực dọc. Đầu tiên là cái mái ngói nhà đã khiến anh ta loay hoay mất cả giờ đồng hồ, sau đó đến trò “đình công” của cái máy cưa và chiếc xe tải cũ kỹ. Khi tôi lái xe đưa anh ta về nhà, anh ngồi im như thóc, chẳng buồn cười nói suốt cả chặng đường. Đến nơi, anh mời tôi ghé thăm gia đình anh.

Khi chúng tôi đến gần cửa, anh đột nhiên dừng chân bên cạnh một thân cây thấp bé và đưa cả hai tay vuốt nhẹ lên đầu ngọn cây. Lúc cánh cửa nhà bật mở, tôi ngạc nhiên thấy anh biến đổi hẳn thành một người khác. Gương mặt sạm nắng của anh rạng rỡ nụ cười. Anh siết chặt hai đứa con nhỏ vào lòng và dịu dàng hôn vợ. Sau một hồi hàn huyên, anh đưa tôi ra xe trở về nhà. Khi chúng tôi đi ngang qua cây thấp bé gần cửa, sự tò mò thôi thúc tôi đã khiến tôi buột miệng hỏi về hành động ban nãy của anh.

“Ồ! Đó là cây phiền muộn của tôi”. Anh ta vui vẻ đáp. “Tôi biết mình không sao tránh khỏi những phiền toái trong công việc và chắc chắn rằng không nên đem về nhà những phiền toái ấy để gây khó chịu cho vợ con, những người đã đợi tôi cả một ngày dài. Vì vậy, mỗi buổi chiều về nhà, tôi đã đem hết nỗi buồn phiền và bực dọc của mình gửi lên ngọn cây rồi sáng hôm sau khi đi làm tôi lại mang chúng đi”.

“Nhưng anh biết không, thật buồn cười”, người thợ mộc kể tiếp:“Khi tôi ra ngoài vào mỗi buổi sáng để mang chúng đi thì dường như chúng đã vơi đi khá nhiều so với lúc tôi gửi chúng lên ngọn cây đêm hôm trước”

(Theo Mỗi ngày một câu chuyện, Vietbao.vn, ngày 07-10-2007)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Người thợ mộc đã chấm dứt một ngày làm việc đầu tiên với tâm trạng, thái độ thế nào?

Câu 2. Tìm những chi tiết miêu tả sự thay đổi thái độ của người thợ mộc khi bước vào nhà.

Câu 3. Anh/Chị hãy lí giải ý nghĩa của “cây buồn phiền”.

Câu 4. Theo anh/ chị vì sao người thợ mộc nhận thấy những nỗi buồn được nhận lại vào buổi sáng hôm sau “dường như chúng đã vơi đi khá nhiều » so với lúc anh gửi chúng lên ngọn cây đêm hôm trước ?

Câu 5. Câu chuyện gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về cách con người cần làm khi đối mặt với những buồn phiền trong cuộc sống?

docx 127 trang Thúy Bình 18/04/2025 830
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ 22 Đề thi HSG Văn 12 cấp Trường (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 22 Đề thi HSG Văn 12 cấp Trường (Có đáp án)

Bộ 22 Đề thi HSG Văn 12 cấp Trường (Có đáp án)
 Bộ 22 Đề thi HSG Văn 12 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com
 DeThiVan.com Bộ 22 Đề thi HSG Văn 12 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com
 ĐỀ SỐ 1
 KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 CHƯƠNG TRÌNH THPT - TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ
 Môn: NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) 
Đọc văn bản sau:
(1) Đã tới lúc chúng ta cần tách ra khỏi đám đông, khước từ chuyên chế của nó. Người ta chỉ có thể lắng 
nghe tiếng nói bên trong mình nếu bỏ được ra ngoài sự ồn ào xung quanh. Chúng ta cần đứng riêng để tìm 
ra mình, để bảo vệ tư duy độc lập và nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm. Trong một loạt thí nghiệm nổi tiếng 
của Solomon Asch cách đây 60 năm, người tham gia thí nghiệm ngồi cùng với một số người khác (thực chất 
là những người đồng mưu với Asch). Mọi người trong nhóm được yêu cầu so sánh độ dài của một số đường 
thẳng - một bài tập cho trẻ con. Tuy nhiên, nếu những người đồng mưu nhất loạt cùng chọn một câu trả lời 
rõ ràng là sai thì tới 30% trường hợp người tham gia thí nghiệm sẽ từ bỏ đánh giá cá nhân của mình để vào 
hùa với đám đông. Trạng thái một mình là cần thiết để phát triển bản sắc và nuôi dưỡng sự sáng tạo. Ralph 
Waldo Emerson, nhà thơ lớn người Mỹ ở thế kỉ XIX viết: “Người gây cảm hứng vầ dẫn đường cần tách khỏi 
những người khác, để không phải sống, thở, đọc và viết hằng ngày dưới gông cùm những ý kiến của họ.”
(2) Đứng một mình không dễ. Không những nó có thể làm ta không được ưa thích, khi một mình, nhà văn 
Đan Mạch Dorthe Nors viết, chúng ta phải đối diện với cảm xúc của ta, quá khứ của ta, cuộc đời của ta, 
những vấp váp, sai lầm của ta, ta sẽ cảm thấy mình nhỏ bé. Cần lòng dũng cảm để không lẩn tránh 
chúng. Đổi lại, điều ta nhận được là một sự vững vàng mà không phải bám víu vào sự tung hô của người 
khác. Một mình nhưng không cô đơn. Triết gia thế kỉ 19 Henry David Thoreau viết: “Tôi không cô đơn 
hơn một cây mao nhị hay bồ công anh trên một đồng cỏ, hay một lá đậu, hay một cây chua me đất, hay 
một con mòng, hay một con ong nghệ. Tôi không cô đơn hơn ngôi sao Bắc đẩu, hay một ngọn gió Nam, 
hay một cơn mưa tháng Tư, hay băng tan tháng Giêng"
(3) Cuối cùng, một mình không có nghĩa là phải tách khỏi người khác một cách vật lí. Một mình là một 
quan điểm sống, một trạng thái tinh thần độc lập, nó không được đo bởi khoảng cách vật lí giữa một cá 
nhân và những người xung quanh. Các ẩn sĩ hiện đại không cần thiết phải lên núi. Họ vẫn ở trong xã hội, 
yên lặng, quan sát và tìm hiểu thế giới. Họ tự do trước các con sóng của đám đông để có thể quan tâm tới 
cộng đồng một cách sâu sắc hơn, đóng góp cho cộng đồng một cách hiểu biết hơn. Vẻ đẹp của người 
đứng một mình là vẻ đẹp tự tại, với một niềm vui tự thân. Một niềm vui mà như nhà tu hành David 
Steindl-Rast diễn tả, không phụ thuộc vào những điều đang xảy ra.
 (Trích Vẻ đẹp của người đứng một mình, Đặng Hoàng Giang, in trong Bức xúc không làm ta vô can, 
 NXB Hội Nhà văn, 2016, tr.79-80)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra những bằng chứng khách quan về việc cần tách ra khỏi đám đông được sử dụng trong đoạn 
(1)
Câu 2. Theo nội dung văn bản, vì sao chúng ta cần đứng một mình ?
Câu 3. Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn trích sau:
 DeThiVan.com Bộ 22 Đề thi HSG Văn 12 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com
Tôi không cô đơn hơn một cây mao nhị hay bồ công anh trên một đồng cỏ, hay một lá đậu, hay một cây 
chua me đất, hay một con mòng, hay một con ong nghệ. Tôi không cô đơn hơn ngôi sao Bắc đẩu, hay một 
ngọn gió Nam, hay một cơn mưa tháng Tư, hay băng tan tháng Giêng
Câu 4. Nhận xét về mức độ phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề văn bản Vẻ đẹp của người đứng 
một mình.
Câu 5. Từ nội dung đoạn trích, anh/chị rút ra thông điệp mà mình tâm đắc nhất và lý giải? 
II. PHẦN VIẾT (16,0 điểm)
Câu 1. (6,0 điểm)
“... Tôi thích hình ảnh ngọn hải đăng. Những ngọn hải đăng đứng yên, đêm đêm sáng lên, để người lái 
tàu nào cũng có thể nhìn thấy từ ngoài biển khơi và biết đó là bờ, biết đó là đích đến. Người ta cần có 
một ngọn hải đăng trong tâm hồn mình. Ngọn hải đăng của tôi là niềm tin cậy vào cuộc đời có trước có 
sau, trao yêu thương để nhận yêu thương, chân thành, tha thiết, hết lòng.”
 (Đỗ Bích Thúy, Than đỏ dưới tro tàn, NXB Hội nhà văn, HN 2023, tr 
7)
Từ những chia sẻ của Đỗ Bích Thúy, anh/chị hãy viết đoạn văn nghị luận với chủ đề: Người ta cần có 
một ngọn hải đăng trong tâm hồn mình.
Câu 2. (10,0 điểm)
Nhà phê bình Chu Văn Sơn từng nhận định: “Thơ là phần người được gửi vào ngôn ngữ, là phận người 
cất thành tiếng, thậm chí, là mệnh người kí trú trong lời. Thơ đòi người thơ phải chưng cất chất người 
trong mình mà tinh luyện thành ngôn từ”. (Trích “Sống ở thế gian bằng lục bát” – báo Nhân dân, ngày 
30/01/2010; https://nhandan.vn/song-o-the-gian-bang-luc-bat)
Anh/Chị hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ nhận định qua thi phẩm Xuân không mùa của 
Xuân Diệu: 
Một ít nắng, vài ba sương mỏng thắm, Nếu vườn nào cây nhẳng bỗng ra hương,
Mấy cành xanh, năm bảy sắc yêu yêu. Là xuân đó. Tôi đợi chờ chi nữa?
Thế là xuân. Tôi không hỏi chi nhiều. Bình minh quá, mỗi khi tình lại hứa, 
Xuân đã sẵn trong lòng tôi lai láng, Xuân ơi xuân vĩnh viễn giữa lòng ta
Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng; Khi những em gặp gỡ giữa đường qua
Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ, Ngừng mặt lại, để trao cười bỡ ngỡ.
Chim trên cành há mỏ hót ra thơ; Ấy là máu báo tin lòng sắp nở
Xuân là lúc gió về không định trước. Thêm một phen khi đã mấy lần tàn.
Đông đang lạnh, bỗng một hôm trở ngược, Ấy là hồn giăng rộng khắp không gian
Mây bay đi để hở một khung trời. Để đánh lưới những duyên hờ mới mẻ.
Thế là xuân. Ngày chỉ ấm hơi hơi, Ấy những cánh chuyển trong lòng nhẹ nhẹ
Như được nắm một bàn tay son sẻ... Nghe xôn xao rờn rợn đến hay hay...
Xuân ở giữa mùa đông khi nắng hé; Ấy là thư hồi hộp đón trong tay; 
Giữa mùa hè khi trời biếc sau mưa; Ấy dư âm giọng nói đã lâu ngày
Giữa mùa thu khi gió sáng bay vừa Một sớm tím bỗng dịu dàng đồng vọng...
Lùa thanh sắc ngẫu nhiên trong áo rộng. Miễn trời sáng, mà lòng ta giợn sóng,
 DeThiVan.com Bộ 22 Đề thi HSG Văn 12 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com
Nếu lá úa trên cành bàng không rụng, Thế là xuân. Hà tất đủ chim hoa,
Mà hoa thưa ửng máu khác ngày thường. Kể chi mùa, thời tiết , với niên hoa,
 Tình không tuổi, và xuân không ngày tháng 
 (Trích: Xuân Diệu Thơ và Đời, NXB Văn học)
 --------------------- Hết -------------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
 DeThiVan.com Bộ 22 Đề thi HSG Văn 12 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com
 HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần Câu Yêu cầu cần đạt Điểm
I ĐỌC HIỂU 4,0
 1 Những bằng chứng khách quan về việc cần tách ra khỏi đám đông được sử 0,5
 dụng trong đoạn (1): 
 - Thí nghiệm nổi tiếng của Solomon Asch 
 - Câu nói của Ralph Waldo Emerson, nhà thơ lớn người Mỹ.
 2 Theo nội dung văn bản, chúng ta cần “đứng một mình” vì: 0,5
 Để lắng nghe tiếng nói bên trong mình, để tìm ra mình, để bảo vệ tư duy độc 
 lập và nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm, để phát triển bản sắc và nuôi dưỡng sự 
 sáng tạo
 3 - Biện pháp nghệ thuật: so sánh hoặc liệt kê 1,0
 - Tác dụng:
 + Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt; làm cho diễn đạt trở nên sinh 
 động, có nhịp điệu.
 + Nhấn mạnh, làm nổi bật vai trò của việc đứng một mình, giúp người đọc 
 nhận ra việc đứng một mình không hề cô đơn và đáng sợ.
 4 Mức độ phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề văn bản Vẻ đẹp của 1,0
 người đứng một mình: Nội dung nghị luận và nhan đề của văn bản có mối 
 quan hệ chặt chẽ vì nhan đề khái quát được nội dung chính của văn bản, tất 
 cả các thông tin chính của văn bản đều được trình bày để hướng đến việc 
 làm rõ “vẻ đẹp của người đứng một mình”.
 5 HS rút ra bài học mà mình tâm đắc nhất, không vi phạm pháp luật, chuẩn 1,0
 mực đạo đức và có sự lý giải hợp lý. Sau đây là một số gợi ý:
 - Chúng ta cần tách khỏi đám đông để biết tư duy độc lập.
 - Muốn tách khỏi đám đông cần phải dũng cảm.
 - Vẻ đẹp của người đứng một mình là sự an nhiên, tự tại
II PHẦN VIẾT 16,0
 Viết đoạn văn nghị luận với chủ đề: Người ta cần có một ngọn hải đăng 6,0
 trong tâm hồn mình.
 a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn 0,25
 Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn (khoảng 200 
 chữ) của đoạn văn. Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, 
 quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích, song hành.
 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Người ta cần có một ngọn hải đăng 0,5
 trong tâm hồn mình.
 c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: Xác định 
 được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: 
 * Giải thích 
 DeThiVan.com Bộ 22 Đề thi HSG Văn 12 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com
 - Ngọn hải đăng: Hình ảnh ngọn đèn biển, chỉ dẫn bằng ánh sáng cho mọi 1,0
 tàu thuyền không lạc lối giữa mênh mông biển cả, từ đó có thể tìm đúng 
 đường về đất liền. 
 - Ngọn hải đăng trong tâm hồn: ẩn dụ cho những điều có ý nghĩa cao đẹp, 
 tỏa sáng trong tâm hồn của mỗi người, giúp cho họ luôn biết hướng thượng. 
 => Những chia sẻ của Đỗ Bích Thúy nhắc nhủ mỗi chúng ta cần có ngọn 
 hải đăng để soi sáng tâm hồn mình, kiên định với lí tưởng sống đúng đắn, 
 đẹp đẽ; để trong đời không lâm vào những lạc lối, u mê đáng tiếc. 
 * Bàn luận: 2,5
 - Cuộc sống vốn nhiều phức tạp và cám dỗ, dễ khiến con người bị lung lạc 
 tinh thần. Vì thế, con người cần một ngọn hải đăng chiếu sáng tâm hồn để 
 không bị mất phương hướng trong cuộc đời, không bị những cám dỗ làm 
 cho lầm lạc. 
 - Ngọn hải đăng soi đường giúp con người kiên định với những điều đúng 
 đắn trong đời. Mặt khác, ánh sáng từ ngọn hải đăng đó sẽ khiến tâm hồn con 
 người hướng thượng, biết hướng đến những điều cao đẹp, tốt lành. 
 - Ngọn hải đăng vừa có tính chất soi sáng cho con đường riêng của mỗi 
 người, vừa là cột mốc tin cậy để con người tìm về sau những lầm lạc, u mê 
 trong cuộc đời. 
 - Mỗi chúng ta cần có một ngọn hải đăng trong tâm hồn, một ngọn hải đăng 
 của riêng mình như: tình yêu thương, khát vọng cao đẹp, lòng can đảm, 
 niềm tin yêu ... để sống một cuộc đời đẹp đẽ nhất. 0,5
 ( Thí sinh cần chọn dẫn chứng phù hợp, lập luận thuyết phục.)
 * Bài học nhận thức, hành động
 - Để ánh sáng của ngọn hải đăng luôn tỏa rạng trong tâm hồn, trở thành 
 nguồn sáng có ý nghĩa, bản thân mỗi cá nhân phải luôn có ý thức suy nghĩ 
 và hành động đúng đắn, kiên định theo những chỉ dẫn của ngọn hải đăng.
 - Kiên định hướng theo ánh sáng của ngọn hải đăng tâm hồn mình không có 
 nghĩa là cá nhân khép mình trước ánh sáng những ngọn hải đăng của người 
 khác, hãy biết rộng mở tâm hồn đón nhận những nguồn ánh sáng tốt lành, 
 đẹp đẽ để bản thân ngày càng trở nên hoàn thiện hơn.
 d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: 0,5
 - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để 
 triển khai vấn đề nghị luận.
 - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
 - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù 
 hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng.
 đ. Diễn đạt 0,25
 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong 
 đoạn văn. 
 DeThiVan.com Bộ 22 Đề thi HSG Văn 12 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com
 e. Sáng tạo 0,5
 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diện đạt mới mẻ.
2 Nhà phê bình Chu Văn Sơn từng nhận định: 10,0
 “Thơ là phần người được gửi vào ngôn ngữ, là phận người cất thành tiếng, 
 thậm chí, là mệnh người kí trú trong lời.Thơ đòi người thơ phải chưng cất 
 chất người trong mình mà tinh luyện thành ngôn từ”.
 (Trích “Sống ở thế gian bằng lục bát” – báo Nhân dân, ngày 30/01/2010; 
 https://nhandan.vn/song-o-the-gian-bang-luc-bat)
 Anh/Chị hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ nhận định qua 
 thi phẩm Xuân không mùa của Xuân Diệu.
 * Yêu cầu về kĩ năng 
 - Có kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học, biết huy động các kiến thức lí 
 luận, kiến thức về tác giả, tác phẩm để làm bài. 
 - Vận dụng tốt các thao tác lập luận; lí lẽ xác đáng; trình bày khoa học; văn 
 viết có cảm xúc, giọng điệu riêng; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, 
 dùng từ, đặt câu.
 * Yêu cầu về kiến thức 
 Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau song cần đạt được những nội 
 dung cơ bản sau:
 2.1. Giải thích 1,0
 - người thơ: con người thi sĩ, nhà thơ, tồn tại với tư cách là một cái tôi mang 
 cảm xúc cá thể, với sứ mệnh kiếm tìm những trải nghiệm cái đẹp.
 - phần người, phận người, mệnh người, chất người: tình cảm, cảm xúc, rung 
 động sâu xa của con người, khi con người tự ý thức, đào sâu vào bản thể. 
 Đó là phần nhân tính nhất, mang tính riêng biệt, cá thể nhưng cũng có sức 
 lan tỏa, phổ quát.
 - chưng cất chất người: đặc trưng quá trình lao động sáng tạo của nhà thơ là 
 sự chắt lọc, đào sâu cảm xúc, suy nghĩ, nghiền ngẫm; là khát vọng được 
 thành thực, được sống chân thành, trọn vẹn đến tận cùng cái tôi của mình.
 - ngôn ngữ, tiếng, lời, ngôn từ: chất liệu của thơ ca, có cấu tạo, tổ chức đặc 
 biệt để gây ấn tượng thẩm mĩ với người đọc.
 - tinh luyện ngôn từ: là quá trình nhà thơ chọn lọc, sắp xếp, cấu trúc các yếu 
 tố ngôn ngữ (âm điệu, vần điệu, thanh điệu, thể thơ,..) một cách công phu, 
 khổ nhọc. Kết quả tạo ra là ngôn từ thơ ca với vẻ đẹp tự thân: nhạc điệu, âm 
 vang, khơi gợi hình ảnh mới lạ, bất ngờ.
 => Ý kiến đặt ra yêu cầu cao về quá trình sáng tạo thơ ca. Một mặt thơ ca 
 đòi hỏi người nghệ sĩ đào sâu nội tâm, khai thác cái cá thể riêng biệt nhưng 
 vẫn có sức cộng hưởng, đồng vọng, phổ quát. Mặt khác, nhà thơ cần tìm 
 kiếm ngôn từ đẹp đẽ phù hợp nhất để truyền tải nội dung. Nội dung và hình 
 DeThiVan.com Bộ 22 Đề thi HSG Văn 12 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com
 thức trong thơ phải có sự thống nhất cao độ với nhau. 
2.2. * Bàn luận: 3,0
 Đây là ý kiến đúng đắn, khẳng định được đặc trưng của thể loại thơ ca và 
 quá trình lao động sáng tạo thơ ca. 
 - Thơ ca là loại hình nghệ thuật đặc biệt, kết tinh vẻ đẹp của cảm xúc thăng 
 hoa và vẻ đẹp ngôn từ hàm súc, giàu sức gợi. 
 - Đặc trưng của thể loại thơ ca: Đó là tiếng nói nội tâm sâu sắc, mãnh liệt 
 của nhà thơ trước con người và cuộc đời, có khả năng chạm tới cái chung 
 của cõi người tạo nên sự tri âm, đồng cảm để từ đó là phận người cất thành 
 tiếng, là mệnh người kí trú trong lời. Người thi sĩ khi sáng tác cũng là lúc 
 được sống với những cảm xúc, tình cảm, tư tưởng, cá tính riêng, sống với 
 thế giới ý thức và cả tiềm thức, vô thức sâu kín nhất của mình, do đó, thơ là 
 một hình thức thể hiện bản thể của chính nhà thơ, đòi người thơ phải chưng 
 cất chất người trong mình 
 - Bên cạnh đó, thơ ca cũng đòi hỏi nhà thơ phải in dấu ấn riêng của mình 
 trong quá trình tinh luyện ngôn từ. Thông qua cách tổ chức ngôn từ đặc biệt, 4,0
 giàu tính thẩm mĩ (ngôn ngữ hàm súc, giàu tính biểu cảm, giàu hình ảnh) 
 để tạo nên sức sống lâu bền của thơ ca. 
 * Chứng minh:
 Thí sinh phân tích bài thơ Xuân không mùa (Xuân Diệu), quá trình phân 
 tích, bình giá cần chọn lọc dẫn chứng tiêu biểu và phân tích dẫn chứng cần 
 tập trung làm sáng tỏ ý kiến, sau đây là một số gợi ý:
 - Phần người, phận người, mệnh người, chất người trong bài thơ được bộc 
 bạch qua tình cảm, cảm xúc mãnh liệt, thăng hoa và sự tự chiêm nghiệm, tự 
 ý thức về cái tôi của Xuân Diệu.
 + Thi sĩ giao hòa, đắm say ngắm nhìn, ghi lại từng vi mạch của sự sống, 
 những khoảnh khắc trở mình bất chợt của tạo vật... để hân hoan sống, đón 
 nhận sức sống đang bừng lên trong màu nắng, làn gió, áng mây 
 + Tâm hồn nghệ sỹ nhạy cảm, tài hoa tha thiết, đắm say trong khát vọng 
 giao hòa với thiên nhiên, đất trời, con người và cuộc sống. Trái tim Xuân 
 Diệu trẻ trung, yêu đời, khát sống luôn căng mở mọi giác quan để đón nhận 
 những chuyển giao của đất trời, tạo vật và lòng người. 
 + Bài thơ là sự chưng cất chất người của một cái tôi Xuân Diệu với quan 
 niệm sống tích cực và nhân văn: Hãy sống lạc quan, yêu đời, sống hết mình 
 để giao hòa cùng thiên nhiên vũ trụ, để cảm nhận những biến chuyển, những 
 tín hiệu diệu kỳ của sự sống; hãy luôn sống tích cực, khát khao cảm với 
 cuộc đời, gắn bó với quê hương đất nước để có xuân không mùa, xuân vĩnh 
 viễn trong tâm hồn, trái tim mình.
 - Cá tính sáng tạo với những cách tân giàu tính nghệ thuật trong quá trình 
 tinh luyện ngôn từ của thi nhân (ngôn ngữ, thể thơ, hình ảnh thơ, giọng 
 DeThiVan.com Bộ 22 Đề thi HSG Văn 12 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com
 điệu...): Thể thơ tự do, nhịp thơ linh hoạt; hình ảnh, ngôn từ chọn lọc giàu 
 gợi hình, gợi cảm, đặc sắc; phép liệt kê, điệp từ, điệp ngữ sử dụng uyển 
 chuyển, tinh tế...
2.3. * Đánh giá: 1,5
 - Ý kiến là góc nhìn về thơ của một nhà phê bình nhưng cũng là sự khẳng 
 định đúng đắn về đặc trưng của thể loại thơ ca và quá trình sáng tạo thơ ca. 
 Những cảm xúc, tình cảm mãnh liệt chân thành, mang tính thẩm mĩ được 
 gửi gắm trong sự sáng tạo về hình thức biểu hiện sẽ làm nên sức sống đích 
 thực, lâu bền cho thơ.
 - Bài học sáng tạo và tiếp nhận:
 + Nhà thơ cần có cảm xúc mãnh liệt, chân thành được chắt lọc, đào sâu gửi 
 gắm vào ngôn ngữ được trau chuốt, tinh luyện.
 + Người đọc cần tiếp cận tác phẩm trên nhiều phương diện: hình thức đến 
 nội dung để đồng điệu với cảm xúc của người nghệ sĩ và thâm nhập vào thế 
 giới vi diệu, bí ẩn của thơ ca.
 * Sáng tạo 0,5
 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị 
 luận.
 TỔNG ĐIỂM TOÀN BÀI 20,0
 DeThiVan.com Bộ 22 Đề thi HSG Văn 12 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com
 ĐỀ SỐ 2
 KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 CHƯƠNG TRÌNH THPT - TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ
 Môn: NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
 Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
“Nghe quan họ đêm rằm anh bật khóc Giờ biết lấy cớ gì anh dối mẹ Quan họ quên... 
Lời chênh vênh uốn lượn mái chùa rơi dọc tháng ngày
Vịn câu hát anh lần về cội gốc Sợi tóc rụng như lá vườn lặng lẽ
Chợt thấy mình có lỗi với làng xưa... Mẹ không còn và mắt anh cay
Bao mưa nắng đời anh chưa hiểu hết Cứ ẩn hiện dáng đời trong câu hát
Giờ xót xa thương mẹ nhớ làng Lòng mẹ ta nhân hậu vô vàn
Mẹ cho của hồi môn là câu hát Vẻ thanh thoát nét hào hoa của trúc
Để con rời quê kiểng(1)có hành trang Cũng nói lên cốt cách của làng
Mẹ thường bảo làng ta giàu cổ tích Đêm nay ngồi nghe em thay mẹ hát
Có bà tiên ông bụt giúp người Trăng tròn người thẹn nón đầu che
Nhưng mẹ vẫn một đời áo rách Chờ em hát đến “người ơi người ở...”
Cố giữ lành câu quan họ thôi Hẳn lòng anh tủa rễ tựa cây đề”
Người để lại chiếc khăn hoa lý
Em nhớ cho đời mẹ xưa nghèo, (“Nhớ mẹ và làng quan họ”, Trương Nam 
Vẫn thơm thảo mùi hương quả thị Hương,Thơ Việt Nam thế kỉ XX, NXB Giáo 
Với câu thề quán dốc trăng treo Dục, 2004)
Chú thích: 
 -(1)”Quê kiểng” ( phương ngữ, ít dùng): có vẻ dân dã, mộc mạc. 
 - Bài thơ từng đoạt giải B (không có giải A) cuộc thi thơ Tạp chí “Văn nghệ quân đội” năm 1989-1990.
Câu 1. Chỉ ra dấu hiệu để xác định thể thơ của văn bản trên.
Câu 2. Xác định những hình ảnh thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ. 
Câu 3. Những ý nghĩa nào được gợi ra từ hai dòng thơ: “Mẹ cho của hồi môn là câu hát/ Để con rời quê 
kiểng có hành trang” ?
Câu 4. Đánh giá hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ: “Nhưng mẹ vẫn một đời 
áo rách/ Cố giữ lành câu quan họ thôi.” 
Câu 5. Lời của người mẹ trong bài thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa quê hương và đời 
sống tâm hồn con người.
II. PHẦN VIẾT (16,0 điểm)
Câu 1 (6,0 điểm)
“Con sâu bò cả ngày thì có thể di chuyển được 1 mét, nếu trước khi chết, nó muốn đi được 10 kilômét thì 
phải làm thế nào đây? Phải gồng mình mà bò quyết liệt hơn? Không phải vậy. Phải biến thành bướm và 
vỗ cánh bay đi”. (Theo Rando, “Trưởng thành sau ngàn lần tranh đấu”, NXB Hà Nội, 2016)
 DeThiVan.com

File đính kèm:

  • docxbo_22_de_thi_hsg_van_12_cap_truong_co_dap_an.docx