Bộ 22 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Lớp 6 môn Văn (Có đáp án)
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ 22 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Lớp 6 môn Văn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 22 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Lớp 6 môn Văn (Có đáp án)
Bộ 22 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Lớp 6 môn Văn (Có đáp án) - DeThiVan.com DeThiVan.com Bộ 22 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Lớp 6 môn Văn (Có đáp án) - DeThiVan.com HƯỚNG DẪN CHẤM I. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: (4 điểm) 1. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn sau: Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. CN: mái đình, mái chùa cổ kính VN: thấp thoáng - Học sinh xác định đúng các thành phần của câu được 1,0 điểm - Học sinh xác định đúng một thành phần của câu được 0,5 điểm 2. Ghi lại câu văn có sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá trong đoạn văn trên. Học sinh xác định câu văn có sử dụng phép tu từ nhân hóa: - Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. - Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp. Học sinh xác định đúng mỗi câu được 0,5 điểm 3. Xác định các từ láy trong đoạn văn trên? - Học sinh xác định đúng 4 từ láy được 1.0 điểm: âu yếm, thấp thoáng, đời đời, kiếp kiếp - Học sinh xác định đúng mỗi từ được 0,25 điểm. 4. Kết hợp biện pháp nhân hoá cùng những từ ngữ được nhắc lại nhiều lần trong đoạn văn giúp em hiểu được điều gì về mối quan hệ giữa cây tre với con người Việt Nam? Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhưng cần nêu được các ý sau:( Mỗi ý được 0,5 điểm.) - Mối quan hệ của con người đối với cây tre: Tre đã gắn bó từ lâu trong đời sống của người dân Việt Nam. Tre có mặt trong những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích Việt Nam. - Tre gần gũi với người dân. Tre cũng là biểu tượng của dân tộc, đất nước, con người Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp. II. LÀM VĂN: (6 điểm) Trong bài “Về thăm nhà Bác”, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu viết: 2,0 Câu 1 Ngôi nhà thuở Bác thiếu thời Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa Chiếc giường tre quá đơn sơ Võng gai ru mát những trưa nắng hè. Em hãy cho biết: Đoạn thơ trên giúp ta cảm nhận được điều gì đẹp đẽ, thân thương? (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu). a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn. 0,5 - Hình thức một đoạn văn. - Viết đủ số lượng câu b. Nội dung: Học sinh có thể trình bat theo hướng sau: 1,5 - Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được sự đơn sơ, giản dị của ngôi nhà Bác Hồ đã sống thuở niên thiếu. Cũng như bao ngôi nhà khác của các làng quê Việt Nam, ngôi nhà của Bác cũng “nghiêng nghiêng mái lợp” (Mái được lợp bằng lá), cũng dãi nắng dầm mưa, cũng mộc mạc với chiếc giường tre, chiếc “võng gai ru mát những trưa nắng hè”. - Song trong ngôi nhà đó, Bác Hồ đã được lớn lên trong tình cảm yêu thương tràn đầy của gia đình. Có thể nói, ngôi nhà đơn sơ mà đầy tình yêu thương đó chính là chiếc nôi ấm áp nuôi dưỡng tâm hồn, nuôi dưỡng tuổi thơ của Bác. - Chính ngôi nhà đó đã góp phần tạo nên con người Bác, một vị lãnh tụ có tấm lòng nhân ái bao la. Câu 2 Ngôi trường Tiểu học đã cùng em gắn bó suốt bao năm qua. Em hãy viết bài văn tả 4,0 quang cảnh trường em trước giờ vào học. a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn miêu tả: có đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài. 0,5 DeThiVan.com Bộ 22 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Lớp 6 môn Văn (Có đáp án) - DeThiVan.com ĐỀ SỐ 2 PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG HƯNG ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM TRƯỜNG THCS QUANG DƯƠNG Môn Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bà: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: SỰ TÍCH CÂY NGÔ Năm ấy, trời hạn hán. Cây cối chết khô vì thiếu nước, bản làng xơ xác vì đói khát. Nhiều người phải bỏ bản ra đi tìm nơi ở mới. Ở nhà nọ chỉ có hai mẹ con. Người mẹ ốm đau liên miên và cậu con trai lên 7 tuổi. Cậu bé tên là Aưm, có nước da đen nhẫy và mái tóc vàng hoe. Tuy còn nhỏ nhưng Aưm đã trở thành chỗ dựa của mẹ. Hằng ngày, cậu dậy sớm vào rừng kiếm măng, hái nấm, hái quả mang về cho mẹ. Nhưng trời ngày càng hạn hán hơn. Có những lần cậu đi cả ngày mà vẫn không tìm được thứ gì để ăn.Một hôm, vừa đói vừa mệt cậu thiếp đi bên bờ suối. Trong mơ, cậu nhìn thấy một con chim cắp quả gì to bằng bắp tay, phía trên có chùm râu vàng như mái tóc của cậu. Con chim đặt quả lạ vào tay Aưm rồi vỗ cánh bay đi. Tỉnh dậy Aưm thấy quả lạ vẩn ở trên tay. Ngạc nhiên, Aưm lần bóc các lớp vỏ thì thấy phía trong hiện ra những hạt màu vàng nhạt, xếp thành hàng đều tăm tắp. Aưm tỉa một hạt bỏ vào miệng nhai thử thì thấy có vị ngọt, bùi. Mừng quá, Aưm cầm quả lạ chạy một mạch về nhà. Mẹ của cậu vẫn nằm thiêm thiếp trên giường. Thương mẹ mấy ngày nay đã đói lả, Aưm vội tỉa những hạt lạ đó mang giã và nấu lên mời mẹ ăn. Người mẹ dần dần tỉnh lại, âu yếm nhìn đứa con hiếu thảo. Còn lại ít hạt, Aưm đem gieo vào mảnh đất trước sân nhà. Hằng ngày, cậu ra sức chăm bón cho cây lạ. Nhiều hôm phải đi cả ngày mới tìm được nước uống nhưng Aưm vẫn dành một gáo nước để tưới cho cây. Được chăm sóc tốt nên cây lớn rất nhanh, vươn những lá dài xanh mướt. Chẳng bao lâu, cây đã trổ hoa, kết quả. Mùa hạn qua đi, bà con lũ lượt tìm về bản cũ. Aưm hái những quả lạ có râu vàng hoe như mái tóc của cậu biếu bà con để làm hạt giống. Quý tấm lòng thơm thảo của Aưm, dân bản lấy tên câu bé đặt tên cho cây có quả lạ đó là cây Aưm, hay còn gọi là cây ngô. Nhờ có cây ngô mà từ đó, những người dân Pako không còn lo thiếu đói nữa. (Theo Truyện cổ tích Việt Nam - Nguồn truyencotich.vn) Lựa chọn đáp án đúng nhất: Câu 1. Truyện Sự tích cây ngô thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyền thuyết D. Thần thoại Câu 2. Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy? A.Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ hai D. Cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba Câu 3. Trong câu chuyện, em bé cứu sống được mẹ là nhờ tìm được thầy lang giỏi, theo em đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 4. Theo em, cây ngô biểu tượng cho điều gì của dân làng Pako? A. Biểu tượng cho sự sống và lòng hiếu thảo B. Biểu tượng cho sự sống và tình yêu thương C. Biểu tượng cho sự sống ấm no của dân làng D. Biểu tượng cho sự sống và ước mơ cao đẹp Câu 5. Vì sao em bé lại đem giống ngô cho mọi người? A. Vì em nghĩ mọi người đều thương yêu em B. Vì em bé muốn mẹ được khỏe mạnh C. Vì em thích loại giống lạ mới thấy lần đầu D. Vì em có lòng tốt muốn chia sẻ cho dân làng Câu 6. Chủ đề nào sau đây đúng với truyện Sự tích cây ngô? DeThiVan.com Bộ 22 Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Lớp 6 môn Văn (Có đáp án) - DeThiVan.com HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 B 0,5 3 B 0,5 4 C 0,5 5 D 0,5 6 B 0,5 7 C 0,5 8 A 0,5 9 - Học sinh nêu được cụ thể bài học, ý nghĩa của bài học. 1,0 - Lí giải được lí do nêu bài học ấy. - Ví dụ: Câu chuyện ca ngợi lòng hiếu thảo của cậu Aưm và lòng tốt của cậu khi biết chia sẻ những hạt giống cho dân làng. Qua đó, ta rút ra được bài học hãy làm những việc tốt trong cuộc sống hằng ngày ta sẽ nhận lại được những điều may mắn. 10 - Học sinh tự rút ra trách nhiệm về nhận thức và hành động của bản thân đối với 1,0 cha mẹ và cộng đồng. Ví dụ: Qua câu chuyện trên, em thấy bản thân cần có trách nhiệm hiếu thảo, chăm lo cho cha mẹ khi đau ốm hay già yếu và biết chia sẻ, giúp đỡ mọi người để cùng nhau vượt qua khó khăn, cùng nhau phát triển II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em. c. Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em. 2.5 Học sinh có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: a. Mở bài: - Giới thiệu câu chuyện truyền thuyết, cổ tích mà em sẽ kể. b. Thân bài - Sử dụng ngôi kể phù hợp. - Giới thiệu được nhân vật chính, các sự kiện chính trong truyền thuyết: Sự việc mở đầu - diễn biến - cao trào - kết thúc. - Ý nghĩa của truyện truyền thuyết. c. Kết bài: - Suy nghĩ, đánh giá của em về ý nghĩa của câu chuyện d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5 DeThiVan.com
File đính kèm:
- bo_22_de_thi_khao_sat_chat_luong_dau_nam_lop_6_mon_van_co_da.docx