Bộ 29 Đề thi HSG Văn 9 cấp Tỉnh (Có đáp án)
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ 29 Đề thi HSG Văn 9 cấp Tỉnh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 29 Đề thi HSG Văn 9 cấp Tỉnh (Có đáp án)
Bộ 29 Đề thi HSG Văn 9 cấp Tỉnh (Có đáp án) - DeThiVan.com DeThiVan.com Bộ 29 Đề thi HSG Văn 9 cấp Tỉnh (Có đáp án) - DeThiVan.com HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. Nghị luận xã hội: 1 Giải thích: • "Khám phá": khơi gợi, đào sâu, tìm tòi và phát hiện những cái còn ẩn dấu, chìm sâu hay khuất lấp bên trong mỗi con người. • "Nét riêng biệt trời ban": nét độc đáo, cá thể làm nên đặc điểm nổi bật của cá thể vốn có trong mỗi cá nhân. ⇒ Nhận định của Martin Buber đang nhấn mạnh rằng ai cũng có giá trỉ, cá tính riêng vốn hiện hữu, vốn có sẵn trong mỗi con người mình. Và thiên chức của họ là vừa khơi gợi, vừa khẳng định nên cái riêng, bản sắc ấy bởi lẽ nét riêng của mỗi người chính là điều làm nên giá trị của chính mình. 2 Bàn luận: a) Bàn luận: LĐ1: Vì sao con người luôn có "nét riêng biệt trời ban"? • Con người sinh ra đều có một chuỗi ADN khác nhau, một dấu vân tay khác nhau - là kết tinh của cha mẹ, người thân, họ hàng. Mỗi con người là một thực thể tâm lý, có tính cách, có những cấu trúc tâm lý, nhận thức khác nhau cũng như có tính cá biệt và đặc thù. • Nét riêng biệt luôn hình thành trong cả quá trình sinh ra - lớn lên, sự nhào nặn bởi môi trường từ gia đình, giáo dục đến văn hóa. Đồng thời mỗi người cũng đều tự mình có những trải nghiệm cá nhân, đi qua những hành trình riêng, điều này tạo nên đặc trưng của con người. LĐ2: Vì sao "khám phá nét riêng biệt trời ban" có ý nghĩa quan trong?? • Khám phá "nét riêng biệt trời ban" là cách để con người tự khẳng định dấu ấn và màu sắc cá nhân, được sống một cuộc đời rực rỡ, tỏa sáng, không mờ nhạt. • "Người nào muốn chỉ huy dàn nhạc, người đó phải quay lưng lại với đám đông" (James Cook) → Nét riêng biệt đem đến những lối đi độc đáo, mới mẻ, thoát kho̊i quy chuẩn sáo mòn của đám đông. • Từ việc "khám phá nét riêng biệt trời ban", con người hiểu hơn về chính mình, nắm được điểm mạnh, điểm yếu. Ngay cả những điểu còn khuyết thiếu cũng là một nét riêng, qua khám phá, con người sẽ học cách yêu lấy những mảng tối bên trong tâm hồn mình. • Nhận thức được nét riêng, con người dễ dàng sống là chính mình, tìm thấy mục đích sống để sống tự tin, vượt lên những lời phán xét của người khác. • Vincent Van Gogh nhận định: "Sự bình thường là một con đường lát gạch. Đi thoải mái nhưng hoa không mọc trên nó". Do vậy, nếu không đi sâu khám phá "nét riêng DeThiVan.com Bộ 29 Đề thi HSG Văn 9 cấp Tỉnh (Có đáp án) - DeThiVan.com -> Nếu không có những yếu tố đó thì đối với người chắp bút chẳng khác gì sự tự sát cả, tự sát là hành động mang ý nghĩa tiêu cực, có nghĩa là tác phẩm anh sẽ chết, không để lại giá trị cho cuộc đời, sẽ biến mất khi đối diện với quy luật đào thải khắc nghiệt của văn chương. •⇒ Ý kiến nhấn mạnh vai trò của cá tính sáng tạo, khẵng định vai trò quan trọng của tư chất người nghệ sĩ. • 2. Bàn luận: • a. Cơ sở: • Đặc trưng nghệ thuật: "Tự tử với đời nghệ sĩ không phải là phát súng hay sợi dây thừng mà chính là khi ngồi vào bàn viết, không đem đến một cái gì đó mới mé" Ép-tu- sen-cô). Bản chất của nghệ thuật là không lặp lại, không dung chứa những gì viết lại lần hai. Đoc một ý thơ ở tác phẩm này, và tìm thấy ở trăm ngàn tác phẩm khác - đó là cái chết đau đớn và oái oăm nhất của số phận thi nhân, là sự tự sát của nghệ thuật, nếu không muốn nói là báo tử khi chưa kịp làm giấy khai sinh. Để kiến tạo nên những giá trị đơn nhất, đơn chiếc, không lặp lại thì cá tính sáng tạo có lẽ là yếu tố xứng đáng được ca tụng hàng đẩu, là yếu tố định hình tư chất và phong cách người nghệ sĩ. • Sáng tác văn học là hoạt động mang tính chất cá thể. Để sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị, nhà văn phải "cô đơn", phải dấn thân để sáng tạo. Dẫu tình cảm, suy tư, triết lý trong tác phẩm có phổ quát bao nhiêu, thì bao giờ nó cũng mang đậm hơi thở nồng nàn của tác giả. Người nghệ sĩ khi chắp bút nên một tác phẩm văn học, bao giờ cũng đứng trên một lập trường tư tưởng nhất định, từ đó, chi phối cách nhìn, cách cảm, cách viết. Nếu các ngành khoa học loại bỏ "cái tôi" trong những công trình nghiên cứu thì văn học lại lấy "cái tôi" làm điểm tựa cho sự sống. Có lẽ cũng chính vì lẽ đó, mà văn chương chỉ dung nạp những người biết "đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có" (Nam Cao). • Đến với văn học nghệ thuật, có lẽ không ai là không mong cầu một vị trí vững chãi trên văn đàn, nhu cầu được khẳng định mình. Nhà văn không thể ở mãi trong môt mô típ, mô hình khi nó đã không còn ý nghĩa, nó sẽ làm mucc ruỗng tinh thần người viết và kể cả người nhận. Phải liên tục "vong thân" để kiếm tìm những giá trị mới, đó là lương tâm của sáng tạo. Tức là nhà văn sở hữu cho mình môt nét chân dung tâm hồn trong quá trình đối thoại với độc giả. • Tư chất nhà văn: Để sáng tác nghệ thuật, nhà văn bao giờ cũng tìm đến những gì mình đã từng trải, từng thấu. Anh hồi quang lại những gì đã qua. Nhưng cái kinh nghiệm sống ấy bao giờ cũng là cái riêng tư, là độc bản, là duy nhất. Đó là những ẩn ức trào lộng trong lồng ngực, những ám ảnh ấu thơ, những thể nghiệm "được tạo ra từ cơn động kinh của tâm hồn, là cú đại địa chấn được dồn từ những biến cố, những ki niệm, có khi là từ những nỗi đau quặn lòng" (Puskin). Hàn Mặc Tử trải qua căn bệnh phong quái ác, F.Kafka đau đáu với sự bất an và nỗi cô đơn, sự mất cân bằng trong tâm trí; Dostoevsky bị kết án tử hình và sống trong nỗi đau của bệnh tâtt; hay kể cả E. Hemingway cũng phải vật lộn với căn bệnh trầm cảm, chứng nghiện rượu và những DeThiVan.com Bộ 29 Đề thi HSG Văn 9 cấp Tỉnh (Có đáp án) - DeThiVan.com 3 Phản biện: • Tuy đề cao cá tính của người nghệ sĩ trong hoạt động sáng tạo, ta cũng cần chấp nhận một sự thật rằng, không phải bất cứ ai cũng có khả năng tạo cho minh được một "dấu triện riêng". Chi những người được tôi luyện nên một nhân sinh quan, giá trị quan, thế giới quan khác biệt mới có khả năng ghi được tên tuồi mình trên văn đàn như một cá thể riêng biệt không lặp lại. • Cá tính sáng tạo là điều khẳng định tài năng của một nhà văn nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất làm nên một nhà văn hay hay một tác phẩm hay. Bên cạnh khả năng sáng tạo, nhà văn còn cần trí tường tượng phong phú, tâm hồn nhạy cảm với những biến động của thời cuộc,... Và cá tính ấy luôn có sự vận động theo thời đại, xã hội đương thời. • Một nhà văn không thể lặp lại mình hay người khác để tạo nên cá tính riêng nhưng cá tính ấy bao giờ cũng phải in dấu ấn của tinh thần dân tộc, thời đại. • Trong hành trình lao động nghệ thuật, mỗi một cá tính của một nhà văn là một cá thể riêng biệt không lặp lại ai và lao động nghệ thuật là lao động cá thể. Nhưng thực tế văn học đã ghi nhận những truờng hợp ngoại lệ, khi những văn nghệ sĩ đó, những người cùng chung chí hướng và quan niệm sáng tác tập hợp lại thành một tập thể để sáng tạo văn chương (Nhóm Tự lực văn đoàn,..) • Có một thời văn học triệt tiêu cái tôi của người nghệ sĩ, để cất lên tiếng nói chung của thời chiến, nơi tình yêu đất nước, tinh thần kháng chiến, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh được đặt lên hàng đầu. Tất cả những tình cảm ủy mị, cá nhân hay tình cảm đôi lứa bị khước từ nhu "Màu tím hoa sim" (Hữu Loan). 4 Mở rộng - nâng cao: • Khẳng định lại vấn đề. • Tầm vóc của nhà văn được biểu hiện qua cá tính sáng tạo, giọng điệu riêng, tiếng nói riêng. Nhưng cái riêng ấy phải được chuyển tải bằng một hình thức nghệ thuật tương ứng, nhưng phương thức, phương tiện nghệ thuật đặc thù. Chỉ khi đó, nhà văn mới tạo nên được một chỉnh thể hoàn hảo, tác phẩm nghệ thuật khi ấy mới thật sự có giá trị và khẳng định được tầm vóc lớn lao. • Yêu cầu đối với nhà văn: để có được cá tính sáng tạo cũng như khẳng định được tầm vóc của mình, đòi hỏi nhà văn phải có trải nghiệm, vốn sống phong phú, giàu bản lĩnh, sự khổ luyện,... để có thể tạo nên giọng điệu riêng, tiếng nói riêng. Đồng thời phải nhìn đời bằng toàn bộ trái tim và tâm huyết của mình, phát hiện ra vê đẹp của con người và cuộc sống. • Yêu cầu với độc giả: Độc giả đến với văn chương cần bao dung, thấu hiểu nhưng cũng cần có sự tỉhh táo, đủ nhận thức, vốn sống phong phú để có thể thẩm mã tác phẩm ở nhiều chiều kích khác nhau, phát hiện những nét riêng trong ngòi bút của người nghệ sĩ, hướng đến đồng sáng tạo với tác giả. DeThiVan.com Bộ 29 Đề thi HSG Văn 9 cấp Tỉnh (Có đáp án) - DeThiVan.com ĐỀ SỐ 2 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THCS TỈNH QUẢNG NAM NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn thi: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Khóa thi ngày: 12/4/2024 I. Đọc hiểu (4,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau: Trời đã không mưa cho tới buổi chiều nay, Các em đẹp bất ngờ buổi sáng ngày bế giảng Cái khoảnh khắc em cầm sen tạo dáng Thướt tha áo dài điệu múa ở đằng xa. [...] Và giấc mơ theo điệu múa cháy lên Cô ở lại, cánh chim bay đi nhé Lau nước mắt đi những tâm hồn rất trẻ Ngoài cửa sổ này, chân trời mới đợi em. (Hà Thị Hạnh, Điều cô chưa nói, Báo Văn học và Tuổi trẻ, số 5, 2014, tr 64) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. (2,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong câu thơ: “Ngoài cửa sổ này, chân trời mới đợi em”. Câu 2. (2,0 điểm) Theo em, người cô trong đoạn thơ trên muốn nhắn nhủ đến học trò điều gì? II. Làm văn (16,0 điểm) Câu 1. (6,0 điểm) Trong câu chuyện “Ngụ ngôn dành cho những người mẹ”, khi thấy cậu con trai loạng choạng, vấp ngã trước khó khăn, người mẹ đến bên cậu rồi dịu dàng nói:“Con hãy đứng lên, ngẩng cao đầu và vững DeThiVan.com
File đính kèm:
- bo_29_de_thi_hsg_van_9_cap_tinh_co_dap_an.docx