Bộ 36 Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Văn TP.HCM (Có đáp án)

pdf 236 trang Thúy Bình 22/07/2024 2141
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 36 Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Văn TP.HCM (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 36 Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Văn TP.HCM (Có đáp án)

Bộ 36 Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Văn TP.HCM (Có đáp án)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****
(Đề thi gồm 02 trang)
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2024 – 2025
KHÓA NGÀY 06, 07 THÁNG 6 NĂM 2024
Môn thi: Ngữ văn
Ngày thi: 06 tháng 6 năm 2024
Thời gian làm bài: 120 phút (Không tính thời gian phát đề)
NHỊP TRÁI TIM KHÔNG CHỈ DÀNH CHO RIÊNG MÌNH
Câu 1. (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Những trái tim mang “nhịp đập khơi xa”
Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” năm 2024 do Trung ương Đoàn tổ chức
đã diễn ra vào thời điểm hết sức đặc biệt, kỉ niệm 49 năm Thống nhất đất nước và 70 năm
Chiến thắng Điện Biên Phủ. Với chủ đề “Tôi yêu Tổ quốc tôi”, chuyến hải trình vượt sóng
gió biển khơi đến với quân, dân huyện đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 đã làm rung lên nhịp
đập của những trái tim chan chứa yêu thương.
Đó là niềm xúc động của Y Việt Sa, người con vùng đất Tây Nguyên, khi trực tiếp chứng
kiến cuộc sống của những người lính đảo:
Những dòng này tôi viết ở Trường Sa
Giữa những chiến sĩ tuổi đời còn rất trẻ
Mang trong mình một tình yêu đẹp đẽ
Để vững vàng vượt sóng giữ bình yên
Là nỗi xốn xang khó tả của một người mẹ lần đầu đến đảo Sinh Tồn thăm con. Dù còn
bao lo lắng khi biết con, một người lính trẻ, phải đối mặt với những gian nan, thử thách
nhưng người mẹ ấy vẫn tự hào và tin tưởng con sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền
thiêng liêng của Tổ quốc.
Là niềm cảm phục của những người con đất liền trước câu chuyện người thầy gieo chữ
trên đảo Sinh Tồn. Vượt qua bao khó khăn, thiếu thốn, người thầy ấy đã thắp lên ngọn lửa
tri thức cho các em nhỏ nơi đảo xa.
Là sự rung động trước những vườn rau mướt xanh giữa khô cằn sỏi đá và những cây
bàng vuông nở hoa trong nắng gió. Mỗi đóa hoa khoe sắc, mỗi luống rau xanh tươi là thành
quả của biết bao giọt mồ hôi người lính đảo.
Hành trình đến với Trường Sa – vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc – đã để lại
nhiều cảm xúc cho tất cả thành viên trong đoàn. Những trải nghiệm trong chuyến đi ấy đã
vun đắp khát vọng cống hiến cho những người trẻ để từ đó họ hiểu sâu hơn về trách nhiệm
của chính mình đối với đất nước.
(Tổng hợp thông tin từ các bài viết về Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương”
trên báo Thanh Niên từ 04/5/2024 đến 13/5/2024)
Thực hiện các yêu cầu:
a. Theo văn bản, hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” năm 2024 diễn ra trong
thời điểm đặc biệt nào và có chủ đề gì? (0,5 điểm)
b. Chỉ ra một thành phần biệt lập trong đoạn cuối của văn bản. (0,5 điểm)
c. Đoạn thơ trong văn bản giúp em hiểu gì về những người lính ở quần đảo Trường Sa?
(1,0 điểm)
d. Nếu được tổ chức một hoạt động để khơi lên nhịp trái tim dành cho biển đảo quê
hương ở các bạn trẻ, em sẽ tổ chức hoạt động gì? Vì sao? Trả lời trong 4 - 6 dòng. (1,0 điểm)
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ SỐ 1
Bộ 36 Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Văn TP.HCM (Có đáp án) - DeThiVan.com
DeThiVan.com
Câu 2. (3,0 điểm)
Thông thường người ta nghĩ bằng khối óc – suy nghĩ, nhận thức, đánh giá, về con
người, cuộc sống bằng lí trí, trí tuệ, kiến thức, Nhưng trong quyển sách Một nghệ thuật
sống (NXB Trẻ, 2018), tác giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần lại khuyên: Biết nghĩ bằng con
tim.
Em có đồng ý với lời khuyên trên không? Hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) trình bày
suy nghĩ của em.
Câu 3. (4,0 điểm)
Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1
Cảm nhận của em về tình cảm của nhân vật bé Thu dành cho cha trong tác phẩm Chiếc
lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Từ đó liên hệ với thực tế cuộc sống hoặc với một
tác phẩm khác cũng viết về đề tài gia đình để thấy được ý nghĩa của tình cảm gia đình đối
với mỗi người.
Đề 2
Trong vai trò là một thành viên câu lạc bộ, em hãy viết bài văn đáp ứng các yêu cầu
của bạn trẻ trên.
.. HẾT ..
Họ và tên thí sinh:Số báo danh:......
Câu lạc bộ Bạn yêu thơ
Góc chia sẻ
Thân gửi các bạn thành viên câu lạc bộ,
Được biết chủ đề sinh hoạt tháng 6 của câu lạc bộ là “Những nhịp tim dành
riêng cho thơ”, mình mạnh dạn chia sẻ như sau:
Mình là một học sinh lớp 9. Dù không vô cảm với thơ nhưng mình thấy rất khó khăn
trong việc phân tích thơ. Mình mong muốn được các bạn chia sẻ một bài phân tích hay về
thơ. Các bạn có thể tự chọn một khổ thơ (hoặc đoạn thơ, bài thơ) để phân tích. Ví dụ phân
tích khổ cuối trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
Trong bài viết, mình muốn được các bạn chia sẻ thêm về những tình cảm sâu sắc mà
thơ ca khơi lên trong các bạn.
Các bạn giúp mình nhé. Mình cảm ơn các bạn rất nhiều!

Bộ 36 Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Văn TP.HCM (Có đáp án) - DeThiVan.com
DeThiVan.com
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2024 – 2025
KHÓA NGÀY: 06/6/2024
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
Câu Nội dung Điểm
1
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu 
3,0
a. Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” năm 2024 diễn ra trong thời điểm
đặc biệt: kỉ niệm 49 năm Thống nhất đất nước và 70 năm Chiến thắng Điện Biên
Phủ
Chủ đề của hành trình ấy: “Tôi yêu Tổ quốc tôi”
0,5
b. Thành phần phụ chú: vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc 0,5
c. Đoạn thơ trong văn bản giúp em hiểu về những người lính ở quần đảo Trường
Sa: tuổi đời còn rất trẻ; có tình yêu biển, đảo (hoặc tình yêu Tổ quốc); mạnh mẽ,
bản lĩnh vượt qua gian lao, thử thách để bảo vệ chủ quyền của biển, đảo quê
hương.
* Học sinh có thể dùng từ, diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, miễn sao hợp lí.
1,0
d. Học sinh cần nêu rõ tên một hoạt động; giải thích cụ thể, rõ ràng để thấy được
hoạt động đó đã khơi lên những cảm xúc, tình cảm cụ thể dành cho biển, đảo quê
hương ở các bạn trẻ; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ
pháp.
1,0
2
Viết bài văn (khoảng 500 chữ) thể hiện quan điểm, suy nghĩ về lời khuyên:
Biết nghĩ bằng con tim.
3,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài
triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
0,5
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận; triển khai vấn đề nghị luận thành các
luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn
chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.
Đây là dạng đề mở, tùy vào hiểu biết và suy ngẫm riêng, HS có thể đồng ý/
không đồng ý/ đồng ý một phần với ý kiến trong đề. Khi bàn luận vấn đề, HS cần
đưa ra quan điểm cụ thể của mình và có những lí giải hợp lí cũng như bảo đảm
các bước làm bài.
Sau đây là gợi ý một số nội dung theo các hướng giải quyết đề bài:
HS đồng ý với lời
khuyên
HS không đồng ý với lời
khuyên
HS đồng ý một phần với
lời khuyên
Giải thích
- Con tim: biểu tượng cho thế giới tinh thần bên trong, cho cảm xúc của con
người; nghĩ bằng con tim: suy nghĩ, nhận thức, đánh giá,... về cuộc sống và con
2,0
Bộ 36 Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Văn TP.HCM (Có đáp án) - DeThiVan.com
DeThiVan.com
người bằng sự thấu hiểu, cảm thông, khoan dung,...
- Lời khuyên đề cao sức mạnh của việc đánh giá, nhìn nhận mọi việc xung
quanh bằng cảm xúc, bằng cách đi vào chiều sâu của thế giới nội tâm chứ
không chỉ dừng lại ở sự lí trí, chính xác và khoa học.
Bàn luận
- Cuộc sống không chỉ là
những vấn đề khoa học,
đòi hỏi tính chính xác.
Việc nghĩ bằng con tim
giúp con người nhìn
nhận, đánh giá mọi việc
một cách đa chiều trong
sự cảm thông, gắn kết
giữa người với người.
Nhờ đó chúng ta có thể
ứng xử nhân văn hơn.
- Tuy nhiên nếu chỉ nghĩ
bằng con tim mà không
dùng đến lí trí, con
người sẽ bị tình cảm chi
phối, trở nên mù quáng,
thậm chí gây ra những
hậu quả khó lường.
- Việc nghĩ bằng lí trí
khiến con người đánh
giá tỉnh táo và phát hiện
đúng bản chất của sự
vật, hiện tượng mà
không bị tình cảm chi
phối, kiểm soát. Từ đó
chúng ta có những ứng
xử khách quan, phù hợp
với chuẩn mực xã hội.
- Tuy nhiên nếu chỉ
nghĩ bằng lí trí mà
không dùng đến con tim,
con người sẽ trở nên khô
khan, cứng nhắc, máy
móc, thậm chí có thể
đánh mất nhân tính.
- Thế giới muôn mặt và
cuộc sống không đơn
giản. Có những lúc cần
đề cao trí óc để bảo đảm
tính chính xác, khoa học
nhưng cũng có việc phải
sử dụng con tim để tránh
tác động tiêu cực làm
tổn thương nhau. Do đó
cần dung hòa giữa lý trí
và cảm xúc để việc đánh
giá, suy xét những vấn
đề của cuộc sống và con
người được toàn diện, đa
chiều, thấu tình đạt lý.
- Không đồng tình với: những người quá lí trí khiến cuộc sống khô khan, cứng
nhắc; những người quá cảm tính, luôn bị cảm xúc chi phối dẫn đến thiếu khách
quan khi nhìn nhận, đánh giá con người và cuộc sống.
Bài học nhận thức và hành động
- Ý thức được giá trị, ý
nghĩa của việc nghĩ
bằng con tim. Không
ngừng rèn luyện bản
thân để đủ khả năng chia
sẻ, thấu cảm với mọi
người, mọi việc.
- Ý thức được tầm quan
trọng của việc nghĩ bằng
lí trí. Không ngừng rèn
luyện bản thân để đủ khả
năng xem xét, nhìn nhận
các vấn đề cuộc sống
một cách tỉnh táo, khách
quan.
- Ý thức được cần dung
hòa giữa hai việc nghĩ
bằng con tim và nghĩ
bằng lí trí. Không
ngừng rèn luyện bản
thân để có thể linh hoạt
trong nhận thức và đánh
giá vấn đề, bằng khối óc
và con tim.
* Lưu ý: Học sinh cần phân tích các dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề.
c. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo; thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị
luận.
0,25
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25
3 Đề 1
Bộ 36 Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Văn TP.HCM (Có đáp án) - DeThiVan.com
DeThiVan.com
Cảm nhận về tình cảm của nhân vật bé Thu dành cho cha trong tác phẩm
Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Từ đó liên hệ với thực tế
cuộc sống hoặc với một tác phẩm khác cũng viết về đề tài gia đình để thấy
được ý nghĩa của tình cảm gia đình đối với mỗi người.
4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài
triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
0,5
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận; triển khai vấn đề nghị l

File đính kèm:

  • pdfbo_36_de_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_van_tp_hcm_co_dap_an.pdf