Bộ 38 Đề thi HSG Văn 6 cấp Huyện (Có đáp án)
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ 38 Đề thi HSG Văn 6 cấp Huyện (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 38 Đề thi HSG Văn 6 cấp Huyện (Có đáp án)
Bộ 38 Đề thi HSG Văn 6 cấp Huyện (Có đáp án) - DeThiVan.com DeThiVan.com Bộ 38 Đề thi HSG Văn 6 cấp Huyện (Có đáp án) - DeThiVan.com HƯỚNG DẪN CHẤM I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần nắm vững được nội dung, yêu cầu của đề bài để đánh giá một cách tổng quát năng lực của học sinh: Năng lực nhận biết, thông hiểu, vận dụng, sáng tạo và khả năng tạo lập văn bản; - Chủ động vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, cân nhắc từng trường hợp cụ thể để cho điểm: Nếu học sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản hoặc có những kiến giải sáng tạo, mới mẻ, thuyết phục thì vẫn cho điểm tối đa; tránh việc đếm ý cho điểm; - Khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo, giàu chất văn, có lối tư duy phản biện; kết cấu chặt chẽ, mạch lạc; - Những bài mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp và kiến thức thì tùy vào mức độ để cho điểm. II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Yêu cầu về nội dung kiến thức Điểm Phần I Đọc hiểu 10,0 Câu 1 Ngôi kể của đoạn trích là ngôi thứ nhất 1,0 Câu 2 Trong đoạn trích có các nhân vật: Người mẹ Dế Mèn, Dế Mèn 1,0 Câu 3 Các sự việc chính trong đoạn trích: Tuỳ học sinh chia sự việc, có thể thành 2 1,5 hoặc 3 sự việc: - Mẹ con Dế Mèn gặp nhau - Cuộc trò chuyện của mẹ con Dế Mèn - Tâm trạng của Dế Mèn sau cuộc trò chuyện với mẹ Câu 4 Nhan đề đoạn trích: Tùy học sinh, có thể đặt là: Cuộc trò chuyện của mẹ con 1,0 Dế Mèn. Câu 5 Các từ ngữ chỉ không gian cuộc trò chuyện của mẹ con Dế Mèn: Cái 1,0 hang bỏ hoang, đằng cuối bãi, cửa hang Câu 6 Nghe Dế Mèn kể chuyện, người mẹ của Dế Mèn đã thể hiện những cảm 1,0 xúc: vui mừng, sung sướng, cảm động (học sinh có thể chọn những từ đồng nghĩa vẫn cho điểm tối đa) Câu 7 Mẹ Dế Mèn cảm thấy không cần lo lắng về con nữa vì con đã rèn được 1,5 tấm lòng chín chắn Câu 8 Yêu cầu học sinh viết đúng hình thức đoạn văn, thể hiện suy nghĩ về 2,0 người mẹ Dế Mèn: Yêu thương con, lo lắng cho con, muốn con DeThiVan.com Bộ 38 Đề thi HSG Văn 6 cấp Huyện (Có đáp án) - DeThiVan.com ĐỀ SỐ 2 UBND THỊ XÃ THUẬN THÀNH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ XÃ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN Ngữ văn - Lớp 6 (TRỌNG ĐIỂM) Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I . PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC PHANH XE Trong một giờ học Vật lý, thầy giáo bỗng hỏi cả lớp: - Tại sao trong ô tô của chúng ta lại cần có phanh? Câu hỏi dường như quá đơn giản nên một học sinh đã xung phong trả lời: - Thưa thầy, em nghĩ là để dừng xe ạ. - Theo em là để giảm và kiểm soát tốc độ của xe. Một học sinh khác có ý kiến. - Để tránh va chạm ạ. Một học sinh nữa đứng lên trả lời. Sau đó đa số các học sinh cũng đều có những câu trả lời tương tự. Thầy mỉm cười và nói ra đáp án của mình: - Tôi đánh giá cao tất cả các câu trả lời của các em. Tuy nhiên tôi lại có góc nhìn của riêng mình. Theo tôi, phanh xe trong ô tô là để giúp cho nó chạy nhanh hơn. Nghe thấy vậy, các học sinh đều ngơ ngác nhìn nhau không hiểu thầy giáo đang nói gì. Lúc này, thầy giáo mới từ tốn giải thích: - Thế này nhé, giả sử chiếc ô tô chúng ta đang đi không có phanh thì các em sẽ dám lái nó với tốc độ tối đa là bao nhiêu? Chắc chắn là vì không có phanh nên các em sẽ không dám đi nhanh đúng không? Chính vì thế, chiếc phanh đã cho chúng ta dũng khí và cảm giác an toàn để lái nhanh hơn. Tất cả các học sinh đều im lặng. Đây quả là điều các em chưa từng nghĩ tới. Thầy giáo tiếp tục: - Tương tự như vậy, trong cuộc sống này cũng có rất nhiều chiếc phanh cho chúng ta. Chúng chính là những khó khăn, thử thách kìm hãm chúng ta vào một lúc nào đó. Thế nhưng, sao ta không nhìn khác đi? Sao không cho rằng chúng cũng chính là động lực để ta tiến về phía trước? Để giúp chúng ta an toàn và tránh được những nguy hiểm, rủi ro? Cũng giống như chiếc phanh vậy. Đôi khi, để đi được nhanh hơn, chúng ta cần phải dừng lại hoặc lùi về phía sau. Chúng ta nên biết cảm ơn những chiếc phanh như vậy. ( DeThiVan.com Bộ 38 Đề thi HSG Văn 6 cấp Huyện (Có đáp án) - DeThiVan.com HƯỚNG DẪN CHẤM YÊU CẦU CHUNG * GV cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm học sinh. * Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng. Giám khảo cần linh hoạt khi vận dụng ; cần đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể, trân trọng khuyến khích những bài có cảm xúc và sáng tạo, có ý kiến và giọng điệu riêng; chấp nhận các cách giải thích khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm nhưng phải hợp lí và có sức thuyết phục. * Điểm toàn bài là 20 điểm, sau khi cộng điểm toàn bài làm tròn đến 0,25. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu Nội dung Điểm I. PHẦN ĐỌC HIỂU 6,0 Câu 1 Nội dung: Văn bản trên kể về chiếc phanh xe ô tô và những bài học 0,5 (0,5 điểm) ý nghĩa từ chiếc phanh. Hoặc câu chuyện kể về tác dụng của chiếc phanh xe ô tô. Câu 2 HS nêu ra những tác dụng của chiếc phanh xe: 0,5 (0,5 điểm) + Thưa thầy, em nghĩ là để dừng xe + Theo em là để giảm và kiểm soát tốc độ của xe + Để tránh va chạm HS nêu thiếu một ý thì cho 0,25 điểm Câu 3 - Thầy đưa ra đáp án: “phanh xe trong ô tô là để giúp cho nó chạy 1,0 (1,0 điểm) nhanh hơn” tại vì: - Không có phanh xe, chúng ta không dám đi nhanh. - Vì chiếc phanh là dũng khí để chúng ta lái xe nhanh hơn. - Vì thầy có hiểu biết sâu rộng và đã từng trải nghiệm nên đã tìm ra tác dụng rất đặc biệt của chiếc phanh. - Từ tác dụng của chiếc phanh thầy muốn dạy trò những bài học trong cuộc sống. HS có thể nêu ra những ý kiến hợp lí khác. HS nêu được một ý cho 0,5 điểm. Hai ý cho 0,75 điểm. HS nêu 3 ý trở lên cho điểm tối đa. Câu 4 - Nghệ thuật ẩn dụ và so sánh: 0,5 (2,0 điểm) + Ẩn dụ: “chiếc phanh”- khó khăn thử thách + So sánh: “chiếc phanh” với “những khó khăn, thử thách” - Tác dụng: + Gợi hình: Nhằm gợi tả hình ảnh cụ thể tác dụng của những chiếc phanh. Những chiếc phanh chính là những khó khăn thử thách. Chúng 0,75 luôn đến với chúng ta vào một lúc nào đó mà không báo trước, nhằm cản trở bước tiến của ta, gây cho ta những vất vả, gian khổ, trì hoãn bước tiến của ta. Nhưng đôi khi nó cũng là động lực cho chúng ta dũng khí để chúng ta quyết tâm đi đến thành công. + Gợi cảm: Làm cho đoạn văn giàu hình ảnh, lôi cuốn hấp dẫn người DeThiVan.com Bộ 38 Đề thi HSG Văn 6 cấp Huyện (Có đáp án) - DeThiVan.com * Bài học nhận thức và hành động. + Khi đứng trước khó khăn ta đừng nản chí, nản lòng, quyết tâm, cố gắng, nỗ lực hết mình để vượt qua, tìm kiếm thành công. + Sự thất bại chính là trải nghiệm để cho con người trưởng thành và khôn lớn. Vì thế, ta hãy mạnh mẽ bước qua gian khổ. Mỗi người có một cuộc đời để sống và đều phải trải qua những khó khăn, hãy đối diện với nó bằng sự dũng cảm, kiên định, kiêu hãnh để đúc rút ra bài học. (Lưu ý : + Bài làm phải phân tích dẫn chứng tiêu biểu làm sáng tỏ vấn đề. + HS có thể lựa chọn cách diễn đạt khác, nhưng vẫn đảm bảo được nội dung theo yêu cầu của đề, GV chấm đánh giá cho điểm đảm bảo xem xét tính chỉnh thể bài làm HS) Câu 2 Kể về một trải nghiệm đáng nhớ của em cùng với những người thân 10,0 (10,0 điểm) trong gia đình làm tâm hồn em trở nên phong phú. (Một chuyến đi đáng nhớ đến vùng đất mới, một chuyến về quê, một hoạt động thiện nguyện mà em tham gia...) A. Yêu cầu chung. - Về hình thức: HS viết được bài văn kể một trải nghiệm với người thân đảm bảo cấu trúc có đủ ba phần mở, thân, kết bài. - Về nội dung: Bài viết cần kể diễn biến trải nghiệm và bài học rút ra qua trải nghiệm làm tâm hồn trở nên phong phú. B. Yêu cầu cụ thể Hs có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: I. Mở bài - Dẫn dắt, giới thiệu về trải nghiệm đáng nhớ cùng với người thân: Những trải nghiệm thật đáng trân trọng. Đặc biệt hơn cả khi được trải 1,0 qua cùng với những người thân của mình. Và em đã có một trải nghiệm như vậy cùng với (ông, bà, bố, mẹ). II. Thân bài 1. Giới thiệu chung - Thời gian, không gian xảy ra: Quá khứ hay hiện tại? Ở đâu? - Nhân vật có liên quan đến câu chuyện: ông, bà, bố, mẹ 2,0 2. Diễn biến trải nghiệm. * Lí do xuất hiện trải nghiệm. 4,0 * Diễn biến: Kể lại những sự việc đã diễn ra theo một trình tự nhất định. + Trải nghiệm bắt đầu bằng hoạt động nào? + Sau đó những điều gì đã xảy ra? + Có điều gì đặc biệt trong trải nghiệm làm em khó quên? DeThiVan.com Bộ 38 Đề thi HSG Văn 6 cấp Huyện (Có đáp án) - DeThiVan.com ĐỀ SỐ 3 UBND HUYỆN YÊN ĐỊNH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LỚP 6 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2023 – 2024 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: Ngữ Văn Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi 26 tháng 3 năm 2024 PHẦN I: ĐỌC – KHÁM PHÁ VĂN BẢN (6,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: CẬU BÉ VÀ CÂY SI GIÀ Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá sum suê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu: - Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ? - Cháu tên là Ngoan. - Cậu có cái tên mới đẹp làm sao! Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói: - Cảm ơn cây. Cây hỏi: - Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? Cậu bé rùng mình, lắc đầu: - Đau lắm, cháu chịu thôi! - Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn? (Theo https://sachxua.edu.vn/) Câu 1. (0,5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản? A. Biểu cảm B. Nghị luận C. Tự sự D. Miêu tả Câu 2. (0,5 điểm) Văn bản trên sử dụng ngôi kể nào? A. Ngôi thứ ba B. Ngôi thứ nhất C. Ngôi thứ hai D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba Câu 3. (0,5 điểm) Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn: “Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu” ? A. Hoán dụ B. Nhân hóa C. Điệp ngữ D. So sánh Câu 4. (0,5 điểm) Dấu gạch ngang trong văn bản trên có tác dụng gì? DeThiVan.com
File đính kèm:
- bo_38_de_thi_hsg_van_6_cap_huyen_co_dap_an.docx