Bộ 38 Đề thi HSG Văn 7 cấp Trường (Có đáp án)

Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các câu yêu cầu bên dưới:

Cảm ơn mẹ vì luôn bên con

Lúc đau buồn và khi sóng gió

Giữa giông tố cuộc đời

Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về

Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên.

Mẹ dành hết tuổi xuân vì con

Mẹ dành những chăm lo tháng ngày

Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ.

Mẹ là ánh sáng của đời con

Là vầng trăng khi con lạc lối

Dẫu đi trọn cả một kiếp người

Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru.

(Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung)

Câu 1. (1,0 điểm) Xác định các từ láy có trong lời bài hát trên ?

Câu 2. (1,0 điểm) Em hiểu thế nào về nghĩa của từ đi trong câu: “Dẫu đi trọn cả một kiếp người”?

Câu 3. (2,0 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu sau:

Mẹ dành hết tuổi xuân vì con

Mẹ dành những chăm lo tháng ngày

Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ.

Phần II. Viết (16,0 điểm)

Câu 1. (6,0 điểm)

Từ phần Đọc hiểu, hãy viết bài văn biểu cảm về người mẹ của em.

Câu 2. (10,0 điểm)

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người con trong câu chuyện sau:

SỰ TÍCH HOA CÚC TRẮNG

Ngày xưa, có một gia đình nghèo gồm hai mẹ con sống nương tựa vào nhau, cuộc sống của họ bình yên trong một ngôi nhà nhỏ. Người mẹ hằng ngày tần tảo làm lụng nuôi con. Người con thì hiếu thảo, biết vâng lời mẹ và chăm chỉ học hành. Một ngày kia, người mẹ bỗng lâm bệnh nặng, mặc dù người con rất thương mẹ, chạy chữa biết bao thầy lang giỏi trong vùng cũng không chữa khỏi cho mẹ. Em buồn lắm, ngày ngày đều cầu phúc cho mẹ. Thương mẹ, người con quyết tâm đi tìm thầy nơi khác về chữa bệnh. Người con đi mãi qua bao nhiêu làng mạc, núi sông, ăn đói mặc rét vẫn không nản lòng.

Đến một hôm, khi đi ngang qua một ngôi chùa, em xin nhà sư trụ trì được vào thắp hương cầu phúc cho mẹ. Lời cầu xin của em khiến trời nghe cũng phải nhỏ lệ, đất nghe cũng phải cúi mình. Lời cầu xin đó đến tai đức phật từ bi. Người cảm thương tấm lòng hiếu thảo đó của em nên đã tự mình hóa thân thành một nhà sư. Nhà sư đi ngang qua chùa và tặng em một bông hoa trắng rồi nói:

- Bông hoa này là biểu tượng của sự sống là bông hoa chứa đựng niềm hi vọng, là ước mơ của loài người, là thần dược để chữa bệnh cho mẹ con, con hãy mang nó về chăm sóc. Nhưng phải nhớ rằng cứ mỗi năm sẽ có một cánh hoa rụng đi và bông hoa đó có bao nhiêu cánh thì mẹ con chỉ sống được bấy nhiêu năm.

Nói rồi nhà sư biến mất. Em nhận bông hoa cảm tạ đức phật, lòng em rất đỗi vui mừng. Nhưng khi đếm những cánh hoa lòng em bỗng buồn trở lại khi biết rằng bông hoa chỉ có năm cánh, nghĩa là mẹ em chỉ sống được thêm với em năm năm nữa. Thương mẹ quá, em nghĩ ra một cách, em liền liều xé nhỏ những cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ, nhiều đến khi không còn đếm được bông hoa có bao nhiêu cánh nữa. Nhờ đó mà mẹ em đã khỏi bệnh và sống rất lâu bên người con hiếu thảo của mình. Bông hoa trắng với vô số cánh nhỏ đó đã trở thành biểu tượng của sự sống là ước mơ trường tồn, là sự hiếu thảo của người con với mẹ, là khát vọng chữa lành mọi bệnh tật cho mẹ của người con. Ngày nay, bông hoa đó được người đời gọi là bông hoa cúc trắng.

docx 201 trang Thúy Bình 18/04/2025 770
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ 38 Đề thi HSG Văn 7 cấp Trường (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 38 Đề thi HSG Văn 7 cấp Trường (Có đáp án)

Bộ 38 Đề thi HSG Văn 7 cấp Trường (Có đáp án)
 Bộ 38 Đề thi HSG Văn 7 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com
 DeThiVan.com Bộ 38 Đề thi HSG Văn 7 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com
 ĐỀ SỐ 1
 TRƯỜNG TH &THCS BẦN YÊN NHÂN ĐỀ KHẢO SÁT CHỌN HỌC SINH GIỎI LẦN 1
 MÔN NGỮ VĂN 7
 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút
 ĐỀ BÀI
I. ĐỌC HIỂU (3 ĐIỂM)
 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
 Cảm ơn mẹ vì luôn bên con
 Lúc đau buồn và khi sóng gió
 Giữa giông tố cuộc đời
 Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về.
 Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên
 Mẹ dành hết tuổi xuân vì con
 Mẹ dành những chăm lo tháng ngày
 Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ.
 Mẹ là ánh sáng của đời con
 Là vầng trăng khi con lạc lối
 Dẫu đi trọn cả một kiếp người
 Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru
 (Trích lời bài hát "Con nợ mẹ", Nguyễn Văn Chung)
Câu 1 (0,5 điểm) Nêu nội dung chính của văn bản
Câu 2 (0,5 điểm) Em hiểu thế nào về nghĩa của từ "đi" trong câu: "Dẫu đi trọn cả một kiếp người"
Câu 3 (1,0 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong những câu sau:
"Mẹ dành hết tuổi xuân vì con
Mẹ dành những chăm lo tháng ngày
Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ"
Câu 4 (1 điểm). Hai câu thơ sau thể hiện nỗi niềm gì của người con?
"Dẫu đi trọn cả một kiếp người
Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru"
II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM)
Câu 1 (2 điểm)
 "Cảm ơn mẹ vì luôn bên con
 Lúc đau buồn và khi sóng gió
 DeThiVan.com Bộ 38 Đề thi HSG Văn 7 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com
 Giữa giông tố cuộc đời
 Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về"
Những câu ca trên gợi cho em suy nghĩ gì về ý nghĩa của lời cảm ơn trong cuộc sống? Trình bày 
đoạn văn khoảng 200 chữ
Câu 2 ( 5 điểm). Phân tích nhân vật người mẹ trong văn bản sau
 SỢI DÂY THUN
 Mẹ tôi có thói quen cất giữ những sợi dây thu khi mua bịch nước mía, bịch chè mỗi lúc đi 
chợ về. Tôi ngạc nhiên lắm cứ thắc mắc tại sao mẹ lại không vứt nó đi. Một sợi dây thun thì làm 
được gì. Mẹ tôi còn dặn có sợi dây thun nào thì đưa cho mẹ cất. Đôi khi tôi lại quên lời mẹ, vứt 
sợi dây thun vào đống rác trước nhà. Thấy vậy mẹ nhặt lại và cất vào một chỗ.
 - Con không nên phí phạm vậy, con không dùng lúc này nhưng có thể vài bữa con cần tới. 
 Lúc đó, tôi cũng ậm ừ cho xong chuyện. Rồi một hôm, khi những đứa con gái trong xóm tôi 
được ba mẹ mua cho những sợi dây để chơi nhảy dây, tôi cũng xin tiền mẹ mua. Thật bất ngờ, mẹ 
tôi lấy một bịch dây thun mà tôi biết đó là những sợ dây mà mẹ đã cất giữ trong năm qua. Tôi có 
một chùm dây thun dài để chơi nhảy dây, khi đó tôi mới biết ý nghĩa của việc tiết kiệm từng vật 
nhỏ nhất.
 Hôm qua mẹ vào thăm con gái, dây buộc tóc của mẹ đột ngột đứt, tôi đưa ngay cho mẹ sợi 
đây thun mà tôi cất giữ. Mẹ nhìn tôi mỉm cười. Có những việc đơn giản nhưng đó là sợi dây tình 
cảm của con người. 
 ("Áo trắng" – Hiền Phạm) 
 DeThiVan.com Bộ 38 Đề thi HSG Văn 7 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com
 HƯỚNG DẪN CHẤM
I. ĐỌC HIỂU (3 ĐIỂM)
Câu 1 (0,5 điểm) Nêu nội dung chính của văn bản
- Mẹ là người đã hi sinh tuổi xuân, ngày tháng, ước mơ để bên con, chăm sóc cho con. (0.25 điểm)
- Tình cảm của tác giả dành cho mẹ: yêu quý, kính trọng, biết ơn,...
Câu 2 (0,5 điểm) Nghĩa của từ "đi" trong câu: "Dẫu đi trọn cả một kiếp người"
- Đi là sống, trải qua những vui buồn của cuộc đời
Câu 3 (1,0 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong những câu sau:
"Mẹ dành hết tuổi xuân vì con
Mẹ dành những chăm lo tháng ngày
Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ"
- Biện pháp tu từ (0.5 điểm)
+ Điệp ngữ: "mẹ dành", "con" (0.25đ)
+ Ẩn dụ: "tuổi xuân" (0,25 đ)
- Tác dụng (0.5 điểm)
+ Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Nhấn mạnh sự chăm lo, hi sinh tuổi xuân, đánh đổi cả cuộc đời để con được trưởng thành, được 
chạm tới những ước mơ, khát vọng.
+ Khẳng định vai trò, tầm quan trọng của người mẹ trong cuộc đời mỗi con người.
Câu 4 (1 điểm). Hai câu thơ sau thể hiện nỗi niềm của người con
"Dẫu đi trọn cả một kiếp người
Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru"
- Tình yêu thương của con dành cho mẹ... (0.5 điểm)
- Lòng biết ơn của con trước những hy sinh, vất vả của mẹ... (0.5 điểm)
II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM)
Câu 1 (2 điểm)
 "Cảm ơn mẹ vì luôn bên con
 Lúc đau buồn và khi sóng gió
 Giữa giông tố cuộc đời
 Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về"
Những câu ca trên gợi cho em suy nghĩ gì về ý nghĩa của lời cảm ơn trong cuộc sống? Trình bày 
đoạn văn khoảng 200 chữ
*HS viết đoạn văn đảm bảo yêu cầu sau
- Câu chủ đề
- Giải thích: Cảm ơn là từ đáp để thể hiện sự biết ơn của mình với lòng tốt hay sự giúp đỡ của 
người khác. Nó chính là cách thể hiện tình cảm, lối ứng xử của con người có văn hóa, lịch sự và 
biết tôn trọng những người xung quanh mình.
 DeThiVan.com Bộ 38 Đề thi HSG Văn 7 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com
- Biểu hiện
+ Cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác.
+ Cảm ơn khi nhận được món quà từ người khác tặng...
- Vai trò:
+ Giúp cuộc sống có ý nghĩa hơn.
+ Thể hiện thái độ tôn trọng con người
+ Mối quan hệ giữa mọi người tốt đẹp hơn.
- Dẫn chứng: Lời cảm ơn trong văn bản "Người ăn xin"
Cậu bé đã nhận được lời cảm ơn từ người ăn xin và nhận được một bài học sâu sắc về tình người. 
Khi ta biết đến sự giúp đỡ, hỗ trợ, những lời động viên từ người khác, việc đáp lại bằng một lời 
cảm ơn chân thành sẽ giúp ta tạo ra một tình cảm tốt đẹp, một mối quan hệ chặt chẽ hơn với người 
đó.
- Phản đề: Phê phán lối sống thiếu tình yêu thương, chia sẻ, đồng cảm với hoàn cảnh, số phận của 
người khác
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Nhận thức: Cảm ơn là lối sống văn minh của con người có học thức, có giáo dục. Cảm ơn là sự 
cần thiết, là quy tắc giao tiếp giữa người với người.
+ Hành động: Biết nói lời cảm ơn trong đời sống hàng ngày.
Câu 2 (5 điểm). Phân tích nhân vật người mẹ trong văn bản "Sợi dây thun"
- HS triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp 
chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
- Yêu cầu về hình thức
+ Đảm bảo đủ bố cục 3 phần
+ Bài viết không mắc lỗi chính tả, diễn đạt trôi chảy, lời văn trong sáng, có cảm xúc
- Yêu cầu về nội dung
a/ Mở bài (0.25 điểm)
- Giới thiệu tác phẩm
- Ấn tượng ban đầu về nhân vật
b/Thân bài: Phân tích đặc điểm nhân vật người mẹ (4.5 điểm)
* Khái quát nội dung của truyện (0.5 điểm)
* Người mẹ vun vén, chịu khó và tiết kiệm ( 1 điểm)
- Cất giữ những sợi dây thu khi mua bịch nước mía, bịch chè,...
- Dặn con có sợi dây thun nào thì đưa cho mẹ cất.
- Có lần con vứt sợi dây thun vào đống rác trước nhà, người mẹ nhặt lại và cất vào một chỗ.
* Người mẹ có kinh nghiệm cuộc sống, dạy con nhẹ nhàng, sâu sắc ( 1.5 điểm)
 DeThiVan.com Bộ 38 Đề thi HSG Văn 7 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com
- Khi thấy con vứt sợi dây thun vào đống rác trước nhà, mẹ không la mắng, nhặt lại, cất vào một 
chỗ và ân cần khuyên nhủ: "Con không nên phí phạm vậy, con không dùng lúc này nhưng có thể 
vài bữa con cần tới".
- Khi con xin tiền mua dây chun, mẹ lấy những sợ dây chun mình cất giữ kết thành sợi dây thun 
dài. Con có sợi dây nhảy cùng các bạn. Lúc đó con mới hiểu ý nghĩa của tiết kiệm.
- Khi mẹ vào thăm con gái, dây buộc tóc của mẹ đột ngột đứt, con đưa ngay cho mẹ sợi đây thun 
đã cất giữ. Mẹ buộc tóc gọn gàng. Lúc này, người mẹ nhẹ nhàng nói: "Có những việc đơn giản 
nhưng đó là sợi dây tình cảm của con người". 
* Đánh giá nhân vật (0.5 điểm) Người mẹ không chỉ là người chịu khó, vun vén, tiết kiệm mà còn 
cho con thấy giá trị của sự tiết kiệm, không lãng phí và dạy con thấy giá trị của sự tiết kiệm, 
không lãng phí. Mẹ dạy con cần có tính tiết kiệm không phải bằng những lời giáo huấn lí thuyết 
mà còn bằng kinh nghiệm thực tế cuộc sống mà mẹ đã từng trải qua. Điều đó đã khiến con thay 
đổi từ chỗ "thắc mắc" mẹ cất những sợi dây thun làm gì tới "sợi dây thun tôi đã cất giữ". Mẹ dạy 
con bằng tấm gương, việc làm có ý nghĩa của mẹ. Đó là cách dạy con đúng hướng, hiệu quả
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật (0.5 điểm): Tác giả xây dựng nhân vật người mẹ bằng những việc 
làm cụ thể, lời khuyên nhẹ nhàng, ân cần sâu sắc từ những kinh nghiệm quý báu trong thực tế 
cuộc sống của mình.
* Ý nghĩa của nhân vật (0.5 điểm): Người mẹ trở thành tấm gương sáng về tính tiết kiệm và cách 
dạy con. Là biểu trưng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam chịu thương, chịu khó, giàu đức hy 
sinh.
3/Kết bài: Khẳng định lại vấn đề (0.25 điểm)
- Lối sống tiết kiệm là đáng trân quý
- Mẹ là người có vai trò rất quan trọng trong quá trình trưởng thành của mỗi chúng ta, từ đó nhắc 
nhở mọi người rằng hãy biết quan tâm và quý trọng mẹ cũng như những điều mà mẹ đã dạy chúng 
ta.
 DeThiVan.com Bộ 38 Đề thi HSG Văn 7 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com
 ĐỀ SỐ 2
 UBND TP. QUẢNG NGÃI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
 TRƯỜNG TH&THCS TRẦN QUÝ HAI Môn: Ngữ văn 7
 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
 Đề thi có 02 trang
Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các câu yêu cầu bên dưới:
 Cảm ơn mẹ vì luôn bên con
 Lúc đau buồn và khi sóng gió
 Giữa giông tố cuộc đời
 Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về
 Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên.
 Mẹ dành hết tuổi xuân vì con
 Mẹ dành những chăm lo tháng ngày
 Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ.
 Mẹ là ánh sáng của đời con
 Là vầng trăng khi con lạc lối
 Dẫu đi trọn cả một kiếp người
 Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru.
 (Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung)
Câu 1. (1,0 điểm) Xác định các từ láy có trong lời bài hát trên ?
Câu 2. (1,0 điểm) Em hiểu thế nào về nghĩa của từ đi trong câu: “Dẫu đi trọn cả một kiếp người”?
Câu 3. (2,0 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu sau:
 Mẹ dành hết tuổi xuân vì con
 Mẹ dành những chăm lo tháng ngày
 Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ.
Phần II. Viết (16,0 điểm)
Câu 1. (6,0 điểm) 
 Từ phần Đọc hiểu, hãy viết bài văn biểu cảm về người mẹ của em.
Câu 2. (10,0 điểm)
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người con trong câu chuyện sau: 
 SỰ TÍCH HOA CÚC TRẮNG
 Ngày xưa, có một gia đình nghèo gồm hai mẹ con sống nương tựa vào nhau, cuộc sống của họ 
bình yên trong một ngôi nhà nhỏ. Người mẹ hằng ngày tần tảo làm lụng nuôi con. Người con thì hiếu 
thảo, biết vâng lời mẹ và chăm chỉ học hành. Một ngày kia, người mẹ bỗng lâm bệnh nặng, mặc dù người 
con rất thương mẹ, chạy chữa biết bao thầy lang giỏi trong vùng cũng không chữa khỏi cho mẹ. Em buồn 
lắm, ngày ngày đều cầu phúc cho mẹ. Thương mẹ, người con quyết tâm đi tìm thầy nơi khác về chữa 
bệnh. Người con đi mãi qua bao nhiêu làng mạc, núi sông, ăn đói mặc rét vẫn không nản lòng.
 Đến một hôm, khi đi ngang qua một ngôi chùa, em xin nhà sư trụ trì được vào thắp hương cầu 
phúc cho mẹ. Lời cầu xin của em khiến trời nghe cũng phải nhỏ lệ, đất nghe cũng phải cúi mình. Lời cầu 
xin đó đến tai đức phật từ bi. Người cảm thương tấm lòng hiếu thảo đó của em nên đã tự mình hóa thân 
thành một nhà sư. Nhà sư đi ngang qua chùa và tặng em một bông hoa trắng rồi nói:
 DeThiVan.com Bộ 38 Đề thi HSG Văn 7 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com
 - Bông hoa này là biểu tượng của sự sống là bông hoa chứa đựng niềm hi vọng, là ước mơ của loài 
người, là thần dược để chữa bệnh cho mẹ con, con hãy mang nó về chăm sóc. Nhưng phải nhớ rằng cứ 
mỗi năm sẽ có một cánh hoa rụng đi và bông hoa đó có bao nhiêu cánh thì mẹ con chỉ sống được bấy 
nhiêu năm. 
 Nói rồi nhà sư biến mất. Em nhận bông hoa cảm tạ đức phật, lòng em rất đỗi vui mừng. Nhưng khi 
đếm những cánh hoa lòng em bỗng buồn trở lại khi biết rằng bông hoa chỉ có năm cánh, nghĩa là mẹ em 
chỉ sống được thêm với em năm năm nữa. Thương mẹ quá, em nghĩ ra một cách, em liền liều xé nhỏ 
những cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ, nhiều đến khi không còn đếm được bông hoa có bao nhiêu cánh 
nữa. Nhờ đó mà mẹ em đã khỏi bệnh và sống rất lâu bên người con hiếu thảo của mình. Bông hoa trắng 
với vô số cánh nhỏ đó đã trở thành biểu tượng của sự sống là ước mơ trường tồn, là sự hiếu thảo của 
người con với mẹ, là khát vọng chữa lành mọi bệnh tật cho mẹ của người con. Ngày nay, bông hoa đó 
được người đời gọi là bông hoa cúc trắng. 
 (Phỏng theo Truyện cổ tích - Sách Ngựa Gióng)
 ------------------------- Hết ----------------------
 DeThiVan.com Bộ 38 Đề thi HSG Văn 7 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com
 HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu Yêu cầu Điểm
 I Đọc hiểu 4,0
 1 - Các từ láy: vỗ về, nhẹ nhàng. 1,0
 2 - Nghĩa của từ đi: sống, trải qua một đời người. 1,0
 - Nghệ thuật: Điệp ngữ (Mẹ dành). 1,0
 3 - Tác dụng: 1,0
 + Nhấn mạnh sự chăm lo, hi sinh tuổi xuân, đánh đổi cả cuộc đời mẹ để con được 
 trưởng thành, được chạm tới những ước mơ, khát vọng.
 + Khẳng định vai trò và tầm quan trọng của người mẹ trong cuộc đời mỗi con người.
 II Viết 16,0
 1 Viết bài văn biểu cảm về người mẹ của em. 6.0
 a. Đảm bảo bố cục bài văn biểu cảm gồm 3 phần: có mở bài, thân bài, kết bài rõ ràng; 0,5
 giữa các phần liên kết chặt chẽ với nhau.
 b. Xác định đúng yêu cầu của đề : biểu cảm về người mẹ của em. 0,5
 c. Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần đảm bảo một số định hướng cơ 5.0
 bản sau:
 * Mở bài: Giới thiệu về người mẹ cũng như tình cảm của con dành cho mẹ.
 * Thân bài:
 - Biểu cảm chung về tình yêu thương, sự kính trọng, biết ơn của con đối với mẹ.
 - Biểu cảm cụ thể về ngoại hình, tình cách, tính tình, tình cảm của mẹ.
 - Biểu cảm về một kỉ niệm khó quên với mẹ.
 - Bày tỏ về bổn phận, trách nhiệm của con đối với mẹ.
 * Kết bài: Khái quát lại cảm xúc, nêu bài học nhận thức và hành động của bản thân với 
 mẹ.
 d. Chính tả, dừng từ, đặt câu: Viết đúng chính tả; dùng từ chính xác, đặt câu chuẩn ngữ 
 pháp.
 e. Sáng tạo: Có những liên hệ, đối chiếu, so sánh lợp lý, lôi cuốn, hấp dẫn.
 2 Viết bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật em yêu thích 10,0
 a. Đảm bảo bố cục bài văn nghị luận gồm 3 phần: có mở bài, thân bài, kết bài rõ ràng; 
 0.5
 giữa các phần liên kết chặt chẽ với nhau.
 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích đặc điểm người con trong câu chuyện. 0.5
 c. Phân tích đặc điểm nhân vật văn học yêu thích:
 Học sinh nhiều cách trình bày khác nhau, song cần đảm bảo một số yêu cầu cơ bản sau:
 Mở bài: 
 - Giới thiệu khái quát về nhân vật người con trong câu chuyện:“ Sự tích hoa cúc trắng”
 - Nêu ấn tượng về nhân vật.
 Thân bài: 
 8.0
 HS tìm các dẫn chứng để phân tích và làm sáng tỏ các ý sau:
 a.Đặc điểm của nhân vật người con:
 *Là người con hiếu thảo yêu thương mẹ 
 - Người con ngoan ngoãn, nghe lời mẹ, chăm chỉ học hành. Cuộc sống tuy nghèo khó 
 nhưng hai mẹ con rất yêu thương nhau.
 - Khi mẹ bị bệnh nặng, người con rất buồn và thương mẹ, em quyết tâm chữa bệnh cho 
 DeThiVan.com Bộ 38 Đề thi HSG Văn 7 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com
 mẹ bằng mọi cách, tìm thầy, tìm thuốc, cầu xin trời phật phù hộ cho mẹ. 
 - Người con sẵn sãng chấp nhận mọi gian khổ thiếu thốn vì mẹ. Tấm lòng hiếu thảo của 
 người con đã thấu tận trời đất, làm cho đức phật từ bi cảm thương.
 Những hành động, tình cảm của người con đã bộc lộ tình yêu thương, lòng hiếu thảo 
 đối với mẹ .
 * Là một người kiên trì, nhẫn nại, thông minh.
 - Em thương mẹ nên đã kiên trì nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thử thách đi khắp mọi 
 nơi để tìm người chữa bệnh cho mẹ.
 - Em thông minh khi nghĩ cách xé những cánh hoa cúc để mẹ được sống lâu hơn. Tình 
 yêu thương mẹ và lòng hiếu thảo của em đã biến ước mơ thành hiện thực, tạo nên điều 
 kì diệu.
 - Hình ảnh bông hoa cúc trắng đã trở thành biểu tượng cho sự sống, ước mơ trường tồn, 
 là sự hiếu thảo của con với mẹ.
 - Lòng kiên trì và trí thông minh của người con đã thay đổi số phận của hai mẹ con để 
 em được sống trong niềm hạnh phúc vì luôn có mẹ.
 b. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
 - Đặt nhân vật vào tình huống cụ thể để bộc lộ phẩm chất, tính cách.
 - Khắc họa nhân vật chủ yếu qua lời nói, hành động.
 - Lời kể hấp dẫn, cảm động, sử dụng yếu tố thần kì .
 * Kết bài: 
 - Đánh giá khái quát về nhân vật.
 - Rút ra bài học, liên hệ.
 d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chính tả, dùng từ; đặt câu chuẩn ngữ pháp. 0.5
 e. Sáng tạo: Có những liên hệ, đối chiếu, so sánh hợp lí; bài viết lôi cuốn, hấp dẫn. 0,5
Lưu ý: Giám khảo linh hoạt khi chấm, khuyến khích những bài viết sáng tạo, có suy nghĩ riêng, mới mẽ 
về vấn đề.
 DeThiVan.com Bộ 38 Đề thi HSG Văn 7 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com
 ĐỀ SỐ 3
 PGD&ĐT THÀNH PHỐ  ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
 TRƯỜNG THCS  MÔN NGỮ VĂN 7 
 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
I. ĐỌC - HỂU
 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
 Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già với tâm trạng bi quan và chỉ thích phàn 
nàn. Đối với anh, cuộc sống là một chuỗi ngày buồn chán, không có gì thú vị. Một lần, khi chàng 
trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho 
anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ. 
 - Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi. 
 Lập tức, chàng trai làm theo. 
 - Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời. 
 Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước: 
 - Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi.
 - Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào – Chàng trai nói 
khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử.
 Người thầy chậm rãi nói:
 - Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống 
như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau. Những người có 
tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu 
đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của 
mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích.
 (Theo Câu chuyện về những hạt muối- vietnamnet.vn, 17/6/2015)
 Câu 1 (1đ). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. 
 Câu 2 (2đ). Em hiểu gì về các chi tiết, hình ảnh “thìa muối”,“hòa tan” trong văn bản?
 Câu 3 (2đ). Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Những 
người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm cho họ mất đi niềm vui 
và sự yêu đời”.
 Câu 4 (2đ). Em rút ra thông điệp gì cho bản thân từ văn bản trên?
 Câu 5 (3đ). Em có đồng tình với ý kiến: “Chính những khó khăn thử thách sẽ góp phần 
tạo lên một con người hoàn thiện hơn, giúp ta thành công hơn trong cuộc sống” không? Vì 
sao?
II. VIẾT
 Câu 6 (10đ). Viết bài văn phân tích đặc điểm một nhân vật trong truyện ngụ ngôn mà em 
thích nhất. 
 DeThiVan.com Bộ 38 Đề thi HSG Văn 7 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com
 HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần Yêu cầu
 1 Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
 - Hình ảnh “thìa muối” tượng trưng cho khó khăn, thử thách, những nỗi buồn đau, phiền muộn 
 mà con người gặp phải trong cuộc đời.
 2 - Chi tiết “hòa tan” là thái độ sống, cách giải quyết những khó khăn, thách thức, những buồn 
 đau, phiền muộn của mỗi người.
 - Biện pháp tu từ so sánh: “những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước”
 - Hiệu quả: 
 3 + Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, làm cho câu văn thêm hay, thêm sinh động hơn. 
 + Tạo ra cách diễn đạt giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm, tăng sức thuyết phục cho lời văn.
 + Khẳng định những con người có thái độ sống tích cực, luôn lạc quan, yêu đời, mở rộng tấm 
 lòng, biết chia sẻ với mọi người xung quanh, luôn có niềm tin vào bản thân và mọi người dù 
 cuộc sống gặp chông gai, trắc trở.
 +Tác giả là người luôn sống tích cực, lạc quan, yêu đời và đầy nghị lực, không đầu hàng trước 
 những khó khăn, thử thách.
 (HS có thể trình bày một ý kiến khác hợp lý sẽ cho điểm cho phù hợp Trình bày được 2/3 ý hiệu 
 quả cho tối đa số điểm là 0,5đ )
 - Học sinh có thể trình bày được một số thông điệp sau:
 4 + Mỗi chúng ta cần có thái độ sống tích cực bởi nó sẽ giúp chúng ta có được niềm tin, sức 
 mạnh, bản lĩnh và khám phá khả năng vô hạn của bản thân. 
 + Hãy sống lạc quan, yêu đời và mở rộng tâm hồn giống như hồ nước để nỗi buồn sẽ vơi đi và 
 niềm vui được nhân lên khi hoà tan
 +Không được đầu hàng trước số phận, không nên sống bi quan, chán nản 
 (Hs có thể trình bày một ý khác hợp lý sẽ cho điểm)
 1. Yêu cầu về kĩ năng:
 - Đảm bảo đoạn văn nghị luận hoàn chỉnh.
 - Hành văn mạch lạc, trong sáng, tránh mắc các lỗi: chính tả, dùng từ, đặt câu.
 5 - Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội
 - Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
 - Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ 
 giữa lý lẽ và dẫn chứng.
 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm 
 bảo các nội dung sau:
 1. Mở đoạn: Giới thiệu ý kiến: “Chính những khó khăn thử thách sẽ góp phần giúp ta trở 
 lên hoàn thiện hơn, kinh nghiệm hơn, thành công hơn”.
 - Bày tỏ quan điểm đồng tình
 2.Thân đoạn:
 * Giải thích vấn đề 
 - Khó khăn, thử thách là những trở ngại mà con người sẽ gặp phải trong cuộc sống. 
 - Nhào nặn là hoạt động, tác động làm cho biến đổi dần, hình thành nên cái mới.
 => Cả câu nói khẳng định những trở ngại trong cuộc sống góp phần giúp con người trưởng 
 DeThiVan.com Bộ 38 Đề thi HSG Văn 7 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com
 thành hơn.
 * Bàn luận vấn đề:
 - Vì sao nói khó khăn thử thách sẽ góp phần làm cho bạn hoàn thiện bản thân hơn?
 + Đem đến cho con người những bài học quý giá trong cuộc sống. Đó có thể là bài học về công 
 việc, tình yêu,...
 + Rèn luyện ý chí, tôi luyện tính cách của con người.
 + Giúp con người trở nên bản lĩnh, trưởng thành hơn.
 + Giúp con người biết trân quý những thành công mình có được.
 + Giúp con người thấu hiểu lẽ đời và biết sống khiêm nhường
 - Phê phán những người sống thiếu ý chí, ngại khó.
 * Bài học cho bản thân.
 3. Kết đoạn: Khẳng định vấn đề. 
II. Tập làm văn
Câu 6
 - Bố cục rõ ràng, đảm bảo đúng phương thức NL, tách đoạn chính xác
Hình thức, - Biết đưa ra ý kiến, có lí lẽ, dẫn chứng làm rõ cho từng ý kiến, lập luận chặt chẽ 
 kĩ năng - Diễn đạt lưu loát, sử dụng từ ngữ và viết câu đúng ngữ pháp, chuẩn chính tả, trình bày 
 sạch đẹp.
 - Mở bài: 
 + Dẫn dắt: giới thiệu truyện ngụ ngôn mình yêu thích
Nội dung + Giới thiệu khái quát đặc điểm; tình cảm, cảm xúc với nhân vật
 - Thân bài: 
 + Giới thiệu hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật (nếu có)
 + Phân tích, làm rõ những đặc điểm về ngoại hình và tính cách ( thông qua hành động, việc 
 làm, lời nói, thái độ) của nhân vật theo trình tự: 
 -> Nêu ý kiến : nêu đặc điểm của nhân vật.
 -> Nêu bằng chứng: Trích dẫn các từ ngữ, chi tiết trong văn bản liên quan đến đặc điểm đó 
 của nhân vật
 -> Nêu lí lẽ: dùng lí lẽ phân tích làm sáng tỏ từng đặc điểm của nhân vật 
 + Đánh giá về nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật
 -> Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong văn bản có gì đặc sắc?
 -> Nhân vật đó cho em bài học gì?
 - Kết bài:
 + Khẳng định lại những đặc điểm nổi bật của nhân vật. 
 + Liên hệ bản thân
 - Có những phát hiện mới mẻ, thú vị về nhân vật 
Sáng tạo - Biết liên hệ, so sánh với các nhân vật có đặc điểm tương tự trong các truyện ngụ ngôn 
 khác
 DeThiVan.com Bộ 38 Đề thi HSG Văn 7 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com
 ĐỀ SỐ 4
 PGD&ĐT THÀNH PHỐ SƠN LA ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
 TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU MÔN NGỮ VĂN 7 
 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm)
 Đọc văn bản sau:
 DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
 Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài, tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê. Tôi lắng tai, đoán ra 
tiếng khóc quanh quẩn đâu đây. Vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội.
 Chị Nhà Trò này đã bé nhỏ lại gầy gùa, yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo 
thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh cô nàng mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. {} 
Nhà Trò đương khóc. 
 Nghe như có điều oan trái chi đây, tôi bèn hỏi:
 - Làm sao mà khóc đường khóc chợ thế kia, em? {}
 Nhà Trò kể:
 - Năm trước, phải khi trời làm kém đói, mẹ em phải vay lương ăn của Nhện. Sau đấy, không may 
mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em. Mà em ốm yếu, kiếm bữa cũng chẳng đủ, làm ăn chả ra thế 
nào, bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng, món nợ cũ chưa trả được, Nhện cứ nhất định bắt trả nợ. 
Mấy bận nhện đã đánh em. Hôm nay bọn Nhện chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân vặt cánh ăn 
thịt em. 
 Tôi xòe hai càng ra, bảo Nhà Trò:
 - Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe hiếp kẻ yếu. Đời này 
không phải như thế.
 Tôi dắt Nhà Trò đi.
 Một quãng, tới chỗ mai phục của bọn Nhện. {}
 Tôi cất tiếng hỏi lớn:
 -Ai đứng chóp bu bọn mày? Ra đây ta nói chuyện.
 Từ trong hốc đá, một mụ Nhện cái cong chân nhảy ra, hai bên có hai Nhện vách nhảy kèm. Dáng 
đây là vị chúa chùm nhà Nhện. Nom cũng đanh đá, nặc nô lắm. Vậy thì đầu tiên tôi hãy ra cái oai của tôi. 
Tôi quay phắt lưng, phóng càng đạp mạnh vào đầu mụ Nhện cái một đạp. Mụ nọ hoảng hốt, co dúm lại 
hãi ngay. Rồi thế là mụ cứ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo, tỏ ý hối hận mà sợ hãi một điều gì đó 
- điều gì đó có lẽ mụ ta cũng chưa biết.
 Tôi thét:
 - Cớ sao dám kéo bè kéo cánh ra bắt nạt em Nhà Trò yếu ớt thế kia? Chúng mày có của ăn của để, 
đứa nào cũng béo múp mông đít cả lượt như thế mà cứ cố tình đòi nó có một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi, là 
không được. Ta cấm từ giờ không được đòi nợ Nhà Trò nữa. Nó bé bỏng, làm chưa đủ nuôi thân, phải 
thương nó, xúy xóa công nợ cho nó. Ở đời, thù hằn, độc ác làm gì, thử trông đấy, bay bắt nạt nó, nhưng 
còn có ta khỏe hơn, ta mới thử gió mấy cái đá hậu, mà xem ra chúng mày đã thấy đáng nghĩ lắm rồi, phải 
không?
 Bọn Nhện núp phía trong cùng dạ được việc đầu vang và lao xao nói "Nghe rồi ạ" rối rít khe đá.
 Tôi ra lệnh:
 - Phá các vòng vây đi! Đốt hết văn tự nợ di!
 Lũ Nhện nghe ngay lời tôi. Cả bọn nhanh nhẹn chạy ngang chạy dọc, phá các dây tơ chăng lưới. 
Con đường về tổ Nhà Trò trên cành lá mua có một chiếc hoa tím phút chốc đã quang hẳn. Rồi vô số Nhện 
nhấp nhô tung tăng đến, chân nắm chân ả Nhà Trò mà nhảy múa, hát ầm ĩ, rất vui. 
 DeThiVan.com Bộ 38 Đề thi HSG Văn 7 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com
 (Trích Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài)
Thực hiện yêu cầu:
 a) Xác định nhân vật chính của văn bản trên là ai?
 b) Hãy tìm trạng ngữ của câu được in đậm trong văn bản trên. 
 c) Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:
 - Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.
 Qua hành động và lời nói của Mèn với Nhà Trò trong những câu trên, em thấy Mèn là người như 
thế nào?
 d) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Chị mặc áo thâm dài, 
đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn.
PHẦN II. VIẾT
Câu 1. (4,0 điểm)
 Từ nội dung văn bản trên, em hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 8 đến 12 câu) bày tỏ ý kiến tán 
thành quan điểm: Tình yêu thương là món quà vô giá của cuộc sống.
Câu 2. (10,0 điểm)
 Viết bài văn phân tích nhân vật Dế Mèn trong văn bản Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (trích Dế Mèn 
phiêu lưu kí) của nhà văn Tô Hoài.
 DeThiVan.com Bộ 38 Đề thi HSG Văn 7 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com
 HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần/ Nội dung Điểm
câu
 I ĐỌC – HIỂU 6,0
 a) Nhân vật chính của văn bản trên là Dế Mèn. 0,5
 b) Trạng ngữ trong câu in đậm: 
 - Một hôm, 0,5
 - qua một vùng cỏ xước xanh dài, 0,5
 c) Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:
 - Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ 
 yếu.
 Qua hành động và lời nói của Mèn với Nhà Trò trong những câu trên, em thấy Mèn là 
 người: rất mạnh mẽ, dũng cảm, thương người, hào hiệp, sẵn sáng bênh vực kẻ yếu 1,0
 d) Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, 
 lại ngắn chùn chùn.
 - Biện pháp tu từ: 
 + Nhân hóa: Nhà Trò được gọi bằng cách gọi và hành động của con người: Chị, mặc. 0 ,75
 + So sánh: hai cánh mỏng như cánh bướm non. 0,75
 -Tác dụng:
 + Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 0,25
 + Khiến con vật trở nên gần gũi, sinh động, có hồn 0,25
 + Khắc họa hình ảnh Nhà Trò nhỏ bé, yếu ớt, đáng thương, tội nghiệp, cần được che 1,0
 chở 
 + Qua đó cho thấy tài năng quan sát và tình cảm của tác giả dành cho thế giới nhân vật 0,5
 của mình cũng như thiếu nhi
 HS có cách diễn đạt tương đương vẫn đạt điểm tối đa.
 II VIẾT 14 
 Từ nội dung văn bản trên, em hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 8 đến 12 câu) 
 bày tỏ ý kiến tán thành quan điểm: Tình yêu thương là món quà vô giá của cuộc 4,0
 sống.
 I. Yêu cầu hình thức:
 -Viết đúng hình thức đoạn văn có bố cục rõ ràng, trình bày sạch sẽ, dung lượng khoảng 0,25
 8 – 12 câu.
 II. Yêu cầu cụ thể:
 - Nêu được vấn đề và ý kiến cần bàn luận.
 - Trình bày được sự tán thành đối với ý kiến cần bàn luận.
 - Đưa ra được những lí lẽ rõ ràng, bằng chứng đa dạng để chứng tỏ sự tán 
 thành là có căn cứ. Làm nổi bật ý sau:
 1. Nêu được vấn đề cần bàn luận: Tình yêu thương là món quà vô giá của cuộc sống. 0,5
 DeThiVan.com Bộ 38 Đề thi HSG Văn 7 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com
 2. Nêu ý kiến đáng quan tâm về vấn đề: Tình yêu thương có ý nghĩa và giá trị lớn lao 0,5
 trong cuộc sống.
 - Thể hiện thái độ tán thành ý kiến vừa nêu bằng các ý: 
 + Tình yêu thương là một khái niệm chỉ một phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của 0,5
 con người. Đó là tình cảm thương yêu, chia sẻ và đùm bọc, quan tâm, giúp đỡ, làm 
 những điều tốt đẹp với những người xung quanh Món quà vô giá là khẳng định ý 
 nghĩa và giá trị lớn lao. Như vậy tình yêu thương có ý nghĩa và giá trị lớn lao.
 + Tình yêu thương là món quà vô giá trong cuộc sống con người. Bởi nó: sưởi ấm tâm 1,0
 hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để 
 vượt lên hoàn cảnh; giúp con người học cách quan tâm đến người khác, sống bao dung 
 và tích cực hơn trong cuộc đời; biết trân trọng cuộc sống, trân trọng những người xung 
 quanh; tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”; mang 
 lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn; là cơ sở xây dựng 0,5
 một xã hội tốt đẹp, có văn hóa
 HS lấy bằng chứng tiêu biểu phù hợp. 
 + Phê phán những người trong xã hội sống thiếu tình thương, vô cảm, dửng dưng trước 
 nỗi đau chung của đồng loại; những kẻ ích kỉ, chỉ biết lo cho cuộc sống của bản thân 0,25
 mình mà không quan tâm đến bất cứ ai
 3. Khẳng định lại sự tán thành ý kiến, ý nghĩa, bài học về giá trị lớn lao của tình yêu 0,5
 thương- món quà vô giá
2 Viết bài văn phân tích nhân vật Dế Mèn trong văn bản Dế Mèn bênh vực kẻ yếu 10,0
 (trích Dế Mèn phưu lưu kí) của nhà văn Tô Hoài.
 I. Yêu cầu chung 0,5
 - Xác định đúng kiểu phân tích đặc điểm nhân vật.
 - Đưa ra được những bằng chứng để làm rõ đặc điểm của nhân vật.
 - Bài viết có bố cục rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
 II. Yêu cầu cụ thể
 1. Mở bài: 1,0
 - Giới thiệu đặc điểm nổi bật của nhân vật Dế Mèn trong văn bản truyện Dế Mèn bênh 
 vực kẻ yếu (trích Dế Mèn phưu lưu kí) của nhà văn Tô Hoài: thương người (nhân hậu), 
 hào hiệp, hết lòng bênh vực kẻ yếu
 - Ấn tượng chung về nhân vật Dế Mèn.
 DeThiVan.com Bộ 38 Đề thi HSG Văn 7 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com
2. Thân bài:
 Lần lượt phân tích và làm sáng tỏ từng đặc điểm của nhân vật Dế Mèn thông qua các 
chi tiết cụ thể trong tác phẩm (hoàn cảnh, cử chỉ, hành động, lời nói).
Gợi ý:
a) Hoàn cảnh: gặp chị Nhà Trò bé nhỏ, gầy yếu, có cảnh ngộ tội nghiệp đáng thương; 
cuộc sống và tính mạng chị Nhà Trò đang bị uy hiếp nghiêm trọng 0,5
b) Đặc điểm của nhân vật Dế Mèn:
*Dế Mèn rất giàu tình thương người: 2,5
- Thái độ, tình cảm: 
+ Đi qua đám cỏ xước xanh dài, nghe tiếng khóc tỉ tê và nhìn thấy chị Nhà Trò đang 
gục đầu bên tảng đá cuội, Mèn rất quan tâm và thương cảm đến gần con người bất hạnh 
gặng hỏi mãi 
+ Hình ảnh chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, đôi cánh mỏng ngắn chùn chùn 
khiến Mèn thương tâm lắm
+ Chú xúc động, đồng cảm trước cảnh ngộ đau khổ của chị ta: mẹ mất, sống thui thủi, 
ốm yếu quá nên làm không đủ ăn, lại đang bị bọn nhện đòi nợ, đánh đập
- Cử chỉ, hành động: Xoè hai càng như muốn che chở, trấn an chị Nhà Trò, muốn chị 
Nhà Trò hãy yên tâm và tin tưởng Mèn
- Lời nói: an ủi, sẻ chia với Nhà Trò: Em đừng sợ. 
*Mèn còn là người hào hiệp, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu:
- Sau khi nghe chị Nhà Trò kể lại câu chuyện:
+ Lời nói: của Dế Mèn vang lên như một lời khẳng định sức mạnh của chính nghĩa, 
tuyên chiến với lũ nhện quen thói cạy thế, áp bức đè nén người khác: Em đừng sợ. Hãy 
trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu. 2,5
+ Cử chỉ, hành động: dắt chị Nhà Trò đi là hành động dũng cảm, hào hiệp, đi đòi lại 
công bằng, bảo vệ bênh vực kẻ yếu.
- Khi gặp bọn Nhện:
+ Hành động: Tôi quay phắt lưng, phóng càng đạp mạnh vào đầu mụ Nhện cái một đạp 
là hành động ra oai, thể hiện sức mạnh, dũng cảm dám đương đầu với bọn Nhện bảo vệ 
kẻ yếu.
+ Lời nói: Xưng ta của Dế Mèn cất lên rất đàng hoàng, đĩnh đạc và hào hùng: Ai đứng 
chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện. Đanh thép hạch tội bọn Nhện của ăn của để, 
béo múp mà lại tham lam cố tình đòi một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi? cấm bọn nhện từ giờ 
không được đòi nợ chị Nhà Trò nữa; nghiêm khắc bắt bọn nhện: Hãy phá các vòng vây 
đi! Đốt hết văn tự nợ đi! 
+ Kết quả: Tức thì quân tướng lũ nhện sợ hãi cùng dạ ran, chúng vội vàng phá hết các 
dây tơ chăng lối. Và con đường về tổ Nhà Trò quang hẳn. Chị Nhà Trò đã thoát nạn tai 
ương.
*Nêu nhận xét về nhân vật Dế Mèn: một chàng trai có phẩm chất tốt đẹp: có võ nghệ 
tài giỏi, rất dũng cảm, thương người, hào hiệp, căm ghét mọi bất công giúp đỡ, bênh 
vực người yếu ớt, khó khăn, hoạn nạn
c) Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật: 
- Nghệ thuật miêu tả loài vật rất đặc sắc của nhà văn Tô Hoài. Tô Hoài miêu tả rất kỹ và 1,0
rất am hiểu tập tính, hình dáng của loài vật. 
- Hệ thống ngôn từ tự nhiên, giàu chất gợi hình, gợi cảm đặc biệt sử dụng thành công 
nghệ thuật nhân hóa, so sánh  1,0
HS có thể phân tích theo sự việc rồi khí quát đặc điểm nhân vật vẫn đạ điểm tối đa.
 DeThiVan.com Bộ 38 Đề thi HSG Văn 7 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com
 3. Kết bài: 1,0
 Qua việc phân tích đặc điểm nhân vật Dế Mèn, nêu lên ý nghĩa hoặc bài 
 học sâu sắc
Tổng 20,0
 DeThiVan.com Bộ 38 Đề thi HSG Văn 7 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com
 ĐỀ SỐ 5
 PHÒNG GD&ĐT TAM ĐẢO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI
 Trường THCS Bồ Lý Môn: Ngữ văn – Lớp 7
 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3,0 điểm): Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: 
 Người con gái trẻ măng Đó là câu chuyện thực Đảo Côn Sơn – địa ngục
 Giặc đem ra bãi bắn Về người nữ anh hùng Chị Sáu hoá thiên thần
 Đi giữa hai hàng lính Nhưng ở đảo Côn Sơn Trừng trị lũ ác ôn
 Vẫn ung dung mỉm cười Từ buổi mai chị ngã Cứu giúp người lương thiện
 Ngắt một đoá hoa tươi Đã có bao câu chuyện Qua bao mùa gió chướng
 Chị cài lên mái tóc Về chị Sáu linh thiêng Trong bão tố tù đày
 Đầu ngẩng cao bất khuất Những truyền thuyết không tên Mộ chị Sáu hương bay
 Ngay trong phút hy sinh Cứ lan dần như sóng Cả bốn mùa không tắt
 Bây giờ dưới gốc dương
 Chị nằm nghe biển hát
 Truyền thuyết trên đảo Côn Sơn
 Tác giả: Phan Thị Thanh Nhàn
 a) Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Em hãy nêu những đặc điểm của thể thơ đó?
 b) Trong thời chiến ác liệt, “Người con gái trẻ măng” được nhắc đến trong đoạn trích trên đã thể 
hiện những phẩm chất gì? Em hãy ghi lại một vài câu ca dao, tục ngữ hoặc thành ngữ dùng để nói về 
những phẩm chất đó?
 c) Đặt trong ngữ cảnh đoạn trích trên, hai câu thơ in đậm sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy chỉ rõ và 
nêu tác dụng của những biện pháp ấy. 
Câu 2 (2.0 điểm)
 Sự hi sinh của nữ anh hùng Võ Thị Sáu và bao chiến sĩ quả cảm khác trong bài thơ “Truyền 
thuyết trên đảo Côn Sơn” đã gợi cho em suy nghĩ gì về giá trị của hoà bình mà ngày nay chúng ta đang 
có. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) để thể hiện suy nghĩ đó.
Câu 3 (5.0 điểm)
 Có ý kiến cho rằng: “Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ”.
 Bằng trải nghiệm thơ ca của mình hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. (Học sinh cần chọn tác phẩm nằm ngoài 
chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 7 – bộ Kết nối tri thức)
 ------------Hết--------------
 Họ và tên thí sinh:......SBD:Phòng thi số.
 DeThiVan.com Bộ 38 Đề thi HSG Văn 7 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com
 HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Hướng dẫn chung:
 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho 
điểm. 
 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đã nêu ở mỗi 
câu, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc
 3. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, nội dung bài viết có thể không trúng với yêu cầu trong đáp 
án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ.
 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ viết chung chung, sáo rỗng.
II. Đáp án và thang điểm:
 Câu Nội dung Điểm
Câu 1a - Thể thơ: Năm chữ 0,5 đ
 - HS nêu đúng đặc điểm của thể thơ năm chữ: số tiếng trong một dòng, cách gieo vần, 0,5 đ
 ngắt nhịp..
Câu 1b - Phẩm chất: yêu nước, dũng cảm, lạc quan 0,5 đ
 - HS ghi được thành ngữ, tục ngữ, ca dao có nội dung thể hiện phẩm chất yêu nước/ 0,5 đ
 dũng cảm/ lạc quan...
 VD: + Vào sinh ra tử; gan vàng dạ sắt; 
 + Thua keo này ta bày keo khác
 .
Câu 1c -Xác định đúng biện pháp tu từ: 0,5 đ
 + Ẩn dụ: địa ngục
 + So sánh: thiên thần
 - Tác dụng: 0,5 đ
 + Ẩn dụ: địa ngục
 ++ Gợi hình ảnh về nơi đày ải ghê rợn, chứa đựng nhiều hình phạt tàn bạo.
 ++ Tố cáo nhà tù thực dân không khác gì địa ngục đã đày ải tù nhân.
 ++ Bày tỏ lòng đồng cảm, xót thương của tác giả dành cho những bậc anh hùng dân 
 tộc đã từng bị đày ải ở nhà lao Côn Đảo.
 + So sánh: thiên thần
 ++ Gợi hình ảnh chị Sáu đã hoá thân vào đất trời thật đẹp đẽ, trong sáng và thanh cao.
 ++ Ngợi ca, tôn vinh phẩm chất anh hùng của chị Sáu; khẳng định chị luôn sống mãi 
 trong lòng mọi người, trở thành niềm tin cho mọi người trong cuộc sống
 ++ Bày tỏ tấm lòng thương mến, quý trọng vô bờ của tác giả dành cho chị Sáu.
Câu 2 Viết đoạn văn về giá trị của hòa bình trong cuộc sống ngày nay
 a. Yêu cầu về kĩ năng
 - Đảm bảo đoạn văn hoàn chỉnh khoảng 2/3 trang giấy 0,25 đ
 - Hình thức mạch lạc, trong sáng, tránh mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
 b. Yêu cầu về kiến thức
 Đây là câu hỏi mở, tùy thuộc vào suy nghĩ của học sinh, tuy nhiên cần đảm bảo các ý 
 sau: 
 - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Giá trị của hoà bình
 - Khái quát, giải thích: 
 + Khái quát ngắn gọn nội dung bài thơ về công lao của chị Sáu và những anh hùng 0,25 đ
 DeThiVan.com Bộ 38 Đề thi HSG Văn 7 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com
 trên đảo Côn Sơn và vấn đề giá trị của hòa bình hôm nay. 0,25 đ
 + Giải thích hòa bình là tình trạng không có mâu thuẫn, xung đột, là mối quan hệ 
 hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng
 - Bàn luận:
 + Cơ sở: Hòa bình là khát vọng của cả loài người
 + Ý nghĩa, giá trị: Hòa bình đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc, yên ổn
 + Dẫn chứng: 1,0 đ
 ++ Các phong trào đấu tranh giành độc lập trên thế giới, đặc biệt nhấn mạnh cuộc 
 kháng chiến bảo vệ độc lập của dân tộc ta. 
 ++ Các hành động của cá nhân, tổ chức để duy trì hòa bình thế giới hôm nay và mai 
 sau...
 - Khẳng định lại tầm quan trọng của hòa bình; nêu bài học, liên hệ bản thân: Trân 
 trọng, biết ơn, giữ gìn 0,25đ
Câu 3 Viết bài văn nghị luận văn học
 a. Yêu cầu chung 0,25đ
 - Có đầy đủ phần Mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề nghị luận; 
 thân bài làm rõ nhận định, triển khai được các luận điểm; kết bài khái quát được nội 
 dung nghị luận.
 b. Yêu cầu cụ thể 0,5đ
 - Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện nhận thức sâu sắc và vận 
 dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể 
 theo định hướng sau:
 Mở bài: 0,5 đ
 - Giới thiệu vấn đề nghị luận và hướng vào nhận định “Thơ ca bắt rễ từ lòng người, 
 nở hoa nơi từ ngữ”.
 - Dẫn vào một bài thơ ngoài chương trình, ấn tượng chung về bài thơ.
 Thân bài
 2,25 đ
 * Giải thích:
 - Thơ ca bắt rễ từ lòng người: Thơ ca là tiếng nói chân thành của tình cảm. Thơ do 
 tình cảm mà sinh ra. Thơ luôn thể hiện những rung cảm tinh tế, thẳm sâu của tác giả.
 - Nở hoa nơi từ ngữ: Lời thơ bao giờ cũng chắt lọc, giàu hình tượng, có khả năng gợi 
 cảm xúc của người đọc. Vẻ đẹp ngôn từ chính là yêu cầu bắt buộc đối với thơ ca.
 => Khái quát nhận định: Thơ ca khởi nguồn từ cảm xúc của tác giả trước cuộc sống 
 và tình cảm ấy, thăng hoa nơi từ ngữ biểu hiện.
 * Chứng minh: HS cần phân tích bài thơ để làm sáng tỏ:
 - Thơ ca bắt rễ từ lòng người: Cần chỉ rõ thơ ra đời từ cảm xúc của chủ thể trữ tình 
 0,5 đ
 trước thiên nhiên, tạo vật, cuộc sống, con người
 - Nở hoa nơi từ ngữ: Phân tích được những từ ngữ độc đáo, những hình ảnh chọn lọc, 
 những cách diễn đạt tinh tế trong các tác phẩm 
 * Đánh giá chung:
 - Nhận định đã đề cập đến giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Một tác 
 phẩm chân chính phải khởi phát từ tình cảm dạt dào của tác giả và được thể hiện bằng 
 ngôn từ chắt lọc, chau chuốt
 - Người nghệ sĩ phải có trái tim nhạy cảm, tinh tế về khả năng lao động nghệ thuật 
 0,5 đ
 nghiêm túc thì mới tạo nên những tác phẩm có giá trị sống mãi với thời gian.
 Kết bài:
 DeThiVan.com Bộ 38 Đề thi HSG Văn 7 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com
- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Khẳng định lại một lần nữa tính đúng dắn của nhận định: “Thơ ca bắt rễ từ lòng 
người, nở hoa nơi từ ngữ”
- Nêu bài học với người sáng tác và người viết
c. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ 
nghĩa của từ. 
d. Sáng tạo, cách diễn đạt: độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nêu ra. 0,25 đ
 0,25 đ
 ------------Hết-------------
 DeThiVan.com Bộ 38 Đề thi HSG Văn 7 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com
 ĐỀ SỐ 6
 UBND HUYỆN ĐỊNH HÓA ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH KHÁ, GIỎI LỚP 7 NĂM 
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN NGỮ VĂN
 TRƯỜNG THCS CHỢ CHU Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
 ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm 02 phần, 01 trang)
 PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm): Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi
 Hạt gạo làng ta 
 Có vị phù sa 
 Của sông Kinh Thầy 
 Có hương sen thơm
 Trong hồ nước đầy 
 Có lời mẹ hát 
 Ngọt bùi đắng cay... 
 Hạt gạo làng ta 
 Có bão tháng bảy 
 Có mưa tháng ba 
 Giọt mồ hôi sa
 Những trưa tháng sáu
 Nước như ai nấu
 Chết cả cá cờ 
 Cua ngoi lên bờ 
 Mẹ em xuống cấy... 
 (Trần Đăng Khoa, Hạt gạo làng ta)
 Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
 Câu 2 (1,5 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong 
đoạn trích. 
 Câu 3 (1,0 điểm): Tìm 02 thành ngữ nói về nỗi vất vả, nhọc nhằn của người nông dân.
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 
 Câu 1 (2,0 điểm): Phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn thơ trên của Trần Đăng Khoa bằng một 
đoạn văn ngắn (khoảng 100 chữ).
 Câu 2 (5,0 điểm): Ngạn ngữ Hi Lạp có câu: “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa 
quả lại ngọt ngào”.
 Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy nói rõ quan niệm của em về vấn đề này.
 -----Hết-----
 Họ và tên thí sinh: ............. Số báo danh:......
 DeThiVan.com Bộ 38 Đề thi HSG Văn 7 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com
 HƯỚNG DẪN CHẤM
A. YÊU CẦU CHUNG
Giám khảo nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá một cách khái 
quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức độ điểm 
một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề.
Lưu ý: Điểm bài viết có thể lẻ đến 0,25 và không làm tròn số.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Câu Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng Điểm
 PHẦN I: ĐỌC - HIỂU
 1 Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm. 0,5 đ
 - Đoạn trích sử dụng nhiều biện pháp tu từ nhưng đóng vai trò cơ bản là liệt kê 
 và so sánh:
 + Liệt kê: Hạt gạo làng ta có vị phù sa, hương sen thơm, lời mẹ hát, bão tháng 0,25đ
 bảy, mưa tháng ba, giọt mồ hôi. 
 + So sánh: Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ 0,25đ
 - Tác dụng: 
 2 + Hạt gạo làng ta là sự kết tinh hương vị ngọt ngào của đất trời quê hương; sự 
 khắc nghiệt của thiên nhiên thời tiết; tình yêu, sự vất vả, nhọc nhằn không thể 0,5đ
 đong đếm hết của người nông dân.
 + Hạt gạo vốn đã quý giá, qua cách thể hiện của Trần Đăng Khoa càng trở 0,5đ
 nên đặc biệt -> nhắc mỗi người càng phải trân quý hạt gạo - hạt vàng làng ta.
 Học sinh chỉ cần chọn 2 trong các thành ngữ sau: một nắng hai sương; bán 
 3 mặt cho đất, bán lưng cho trời; đầu tắt mặt tối; ... 1,0 đ
 (Một thành ngữ đúng được tính 0,5 điểm)
 PHẦN II: LÀM VĂN
 Viết đoạn văn biểu cảm phát biểu cảm nghĩ về đoạn thơ
 1
 - Về hình thức: Viết đúng thể thức của đoạn văn; đúng chính tả, ngữ pháp; 0,5đ
 DeThiVan.com Bộ 38 Đề thi HSG Văn 7 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com
 trình bày sáng rõ, diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ; đảm bảo độ dài theo yêu cầu của 
 đề. 0,5đ
 - Về nội dung: học sinh có thể trình bày nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các ý 
 sau:
 + Những rung động đối với giá trị nội dung của đoạn thơ: 
 Cảm xúc về sự quý giá của hạt gạo: sự ngỡ ngàng, thích thú khi nhờ đoạn thơ 0,5đ
 mà khám phá thêm được những kì thú, sự quý giá ẩn chứa bên trong hạt gạo vốn 
 tưởng rất mộc mạc, đơn sơ.
 Cảm xúc về người nông dân: xúc động, biết ơn về những nhọc nhằn, chịu 0,5đ
 thương chịu khó của người nông dân để làm ra hạt gạo quý giá nuôi sống chúng 
 ta.
 + Những rung động đối với những đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ: sự khâm 
 phục về sự tinh tế, tài hoa trong quan sát và thể hiện (như cách chọn thể thơ, 0,25đ
 biện pháp tu từ, sử dụng dấu chấm lửng,...) của Trần Đăng Khoa; lòng biết ơn 
 đối với nhà thơ.
 a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết 
 bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài làm rõ được nhận định, triển 0,5đ
 khai được các luận điểm; kết bài khái quát được nội dung nghị luận 
 b. Xác định đúng đối tượng nghị luận:Việc học có ý nghĩa vô cùng quan trọng 0,25đ
 đối với mỗi người.
 c. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25đ
2 d. Triển khai nội dung nghị luận: 0,5đ
 - Giới thiệu, trích dẫn vấn đề nghị luận 
 - Giải thích nhận định
 + Học vấn thường được hiểu là trình độ hiểu biết của người có học.
 + Chùm rễ đắng cay: vất vả, thử thách, thất bại
 + Hoa quả lại ngọt ngào: niềm vui, hạnh phúc, kết quả tốt đẹp, thành công
 - Phân tích, chứng minh
 DeThiVan.com Bộ 38 Đề thi HSG Văn 7 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com
 + Việc tích lũy và nâng cao tri thức không phải là chuyện ngày một ngày 
hai mà là chuyện cả đời người. Con đường học tập là con đường gian nan, khổ 
ải. Thực tế lịch sử cho thấy những người nổi tiếng, uyên bác đều trải qua quá 1,0đ
trình học tập, nghiên cứu lâu dài, lao tâm khổ trí; phải nếm trải không ít vị đắng 
cay của thất bại; thậm trí cả sự nguy hiểm đối với mạng sống của mình. Nhưng 
với lòng đam mê hiểu biết và khát vọng chinh phục, họ đã vượt qua tất cả để đi 
đến thành công. 0,5đ
 + Muốn có học vấn phải có ý chí và nghị lực vượt qua khó khăn, thử 
thách. Nếu cố gắng học hành thì đến một ngày nào đó, chúng ta sẽ có được một 
trình độ học vấn vững vàng, có cuộc sống đầy đủ, sung túc 
Dẫn chứng: Học sinh nêu được dẫn chứng thuyết phục về những tấm gương 0,5đ
hiếu học và thành công, thành danh
- Mở rộng, liên hệ bản thân 
+ Phê phán một số bạn trẻ chưa nhận thức đúng đắn vai trò của việc học, còn 0,25đ
mải chơi, lười học
+ Bài học cho bản thân: cần nhận thức đúng vai trò của việc học, không ngừng 
tu dưỡng, rèn luyện trau dồi kiến thức; phải biết vượt qua khó khăn thử thách 0,5đ
trong học tập 
+ Khẳng định lại ý nghĩa của câu ngạn ngữ Hi Lạp 0,25đ
* Lưu ý: Thí sinh có thể có những cách cảm nhận và cách diễn đạt khác nhưng 
phải hợp lí và có sức thuyết phục. 0,25đ
e. Sáng tạo: có quan điểm riêng, cách diễn đạt mới mẻ, sinh động. 
 DeThiVan.com Bộ 38 Đề thi HSG Văn 7 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com
 ĐỀ SỐ 7
 ỦY BAN NHÂN DÂN TP THANH HÓA ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
 TRƯỜNG THCS ĐIỆN BIÊN MÔN THI: NGỮ VĂN – LỚP 7
 Thời gian làm bài: 120 phút
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (10,0 điểm)
 Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
 Mẹ gom lại từng trái chín trong vườn
 Rồi rong ruổi trên nẻo đường lặng lẽ
 Ôi, những trái na, hồng, ổi, thị, 
 Có ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu.
 Con nghe mùa thu vọng về những thương yêu
 Giọt mồ hôi rơi trong chiều của mẹ
 Nắng mong manh đậu bên thật khẽ
 Đôi vai gầy nghiêng nghiêng!
 Heo may thổi xao xác trong đêm
 Không gian lặng im
 Con chẳng thể chợp mắt
 Mẹ trở mình trong tiếng ho thao thức
 Sương vô tình đậu trên mắt rưng rưng!
 ( Lương Đình Khoa – Mùa thu và mẹ)
Câu 1 (0.5 điểm). Đoạn thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính nào sau đây?
 A. Tự sự B. Biểu cảm
 C. Miêu tả D. Nghị luận
Câu 2. (0.5 điểm). Đoạn thơ trên được viết bằng thể thơ gì ?
 A. Thơ năm chữ B. Thơ tự do
 C. Thơ bốn chữ D. Thơ lục bát
Câu 3 (0.5 điểm). Dòng nào sau đây chứa các từ ngữ gợi sự tảo tần và vất vả của người mẹ?
 A. Rong ruổi, chắt chiu, vai gầy, thao thức, rưng rưng
 B. Rong ruổi, chắt chiu, ngọt ngào, thao thức, rưng rưng
 C. Rong ruổi, chắt chiu, vai gầy, mùa thu, rưng rưng
 D. Rong ruổi, chắt chiu, vai gầy, thao thức, lặng im
 DeThiVan.com Bộ 38 Đề thi HSG Văn 7 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com
Câu 4 (0.5 điểm). Dấu ba chấm trong câu thơ “Ổi, những trái na, hồng, ổi, thị” có tác dụng gì?
 A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết
 B. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất 
ngờ hay hài hước, châm biếm
 C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng
 D. Dùng để kết thúc câu cầu khiến
Câu 5 (0.5 điểm). Đọc khổ thơ thứ nhất và cho biết, vị ngọt ngào được tác giả cảm nhận tạo nên bởi 
điều gì?
 A. Vị trái chín trong vườn B. Sự tảo tần, chắt chịu của mẹ
 C. A và B đúng D. A và B sai
Câu 6. (0.5 điểm). Đọc câu thơ “Đôi vai gầy nghiêng nghiêng!” chúng ta cảm nhận được tình cảm 
của người viết như thế nào?
 A. Vui sướng, tự hào về mẹ
 B. Hạnh phúc, ấm áp vì có mẹ
 C. Xót xa, thương cảm
 D. Buồn bã, u sầu
Câu 7. (0.5 điểm ). Ý nào dưới đây diễn tả chính xác và đầy đủ nhất về nội dung của hai câu thơ: 
 “ Mẹ gom lại những trái chín trong vườn
 Rồi rong ruổi trên nẻo đường lặng lẽ? ”
 A. Gợi hình ảnh những trái chín trong vườn được mẹ chắt chiu gom lại để con quẩy gánh đi 
bán trên khắp nẻo đường.
 B. Gợi hình ảnh mẹ chịu thương chịu khó, chắt chiu; mẹ làm vườn, chăm bón, vun trồng rồi lại 
quẩy gánh đi bán trên khắp nẻo đường để chăm lo cuộc sống cho con.
 C. Gợi hình ảnh người mẹ gánh hàng rong trên đường phố.
 D. Gợi hình ảnh con đường nơi mẹ đã từng gánh hàng đi qua.
Câu 8 (0.5 điểm ). Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong câu thơ “Sương vô tình đậu trên mắt 
rưng rưng!”là :
 A. So sánh B. Điệp ngữ C. Nói quá D. Nhân hoá
Câu 9 (2.0 điểm). Đoạn thơ gửi đến chúng ta bức thông điệp gì? 
Câu 10 (4.0 điểm). Với chủ đề: Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm thiêng liêng cao 
quý của con người, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 - 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về 
vấn đề trên.
PHẦN 2: VIẾT (10 điểm)
 Trong tác phẩm Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi viết: “Văn nghệ giúp con người 
được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình.” 
 DeThiVan.com Bộ 38 Đề thi HSG Văn 7 cấp Trường (Có đáp án) - DeThiVan.com
 Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến đó qua cảm nhận của em về 
đặc điểm nhân vật Tèo trong đoạn trích “ Làm bạn với bầu trời” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
 Tèo năm nay tám tuổi, nhỏ hơn tôi và Nghị hai tuổi. Đó là một thằng nhóc mặt mày sáng sủa, 
không có vẻ gì là đứa trẻ nhà quê dù từ bé tới giờ nó chỉ sống ở nông thôn.
 Khi tôi theo thằng Nghị về nhà nó, Tèo vẫn nằm trên giường. Nó mặc chiếc áo ngắn tay màu 
đỏ đã ngả màu gạch cua và một chiếc quần cộc màu xám dài tới gối. Tèo kê đầu trên hai chiếc gối 
xếp chồng lên nhau, ánh mắt đang lơ đãng nhìn qua cửa sổ.
 Nghị giới thiệu:
 - Anh Lam là bạn tao. Ảnh tới thăm mày đó, Tèo.
 Thằng Tèo nằm yên tại chỗ gật đầu chào tôi. [...] Hóa ra cách đây bốn tháng, Tèo bị ngã từ 
trên cầu xuống suối. Cầu thôn quê lát bằng những mảnh ván gập ghềnh, trẻ con bước không khéo 
ngã như chơi. Lúc Tèo trượt chân, con suối đang vào mùa khô, lòng suối cạn lởm chởm những đá. 
Tèo đập người vào đá, bất tỉnh nhân sự.
 Khi người làng vớt nó lên chở tới trạm xá, mắt nó nhắm nghiền, ngực thoi thóp thở, ai cũng 
tưởng nó chết.
 Thế nhưng Tèo vượt qua được, y như có phép màu. Tất nhiên nếu đầu nó chẳng may va phải 
đá, chẳng phép màu nào cứu nó nổi. Tèo không chết, nhưng cột sống bị tổn thương nặng. Từ hôm đó, 
nó nằm một chỗ.
 Đó là Nghị kể tôi nghe. Còn lúc tôi ngắm thằng Tèo và tự hỏi tại sao một thằng bé trông đáng 
yêu như thế lại gặp số phận thế này. Tèo không hề hé môi về tai nạn của mình.
 Giá như thằng Tèo muốn kể, nó cũng không có cơ hội. Vừa giới thiệu tôi với thằng Tèo xong, 
Nghị đã bô bô giành nói:
 -À, tao nhớ ra rồi nghe Tèo.
 -Nhớ chuyện gì vậy anh?
 -Chuyện tao xem phim lần đầu đó. Lúc đó tao mới ba tuổi. Đó là một bộ phim chiếu cảnh thợ 
lặn.
 -Thợ lặn hả anh?
 -Ờ, thợ lặn. Người ta bỏ thợ lặn vào trong một chiếc lồng rồi thả xuống biển.
 -Người ta thả xuống biển để làm gì?
 Nghị khụt khịt mũi, vừa nói nó vừa liếc tôi:
 -Lâu quá rồi tao cũng chẳng nhớ. Chỉ nhớ lát sau người ta kéo người thợ lặn lên. Kéo lên 
xong, người ta lại thả xuống. Thả xuống xong, người ta lại kéo lên.
 -Em biết rồi. -Tèo mỉm cười. -Người ta chơi trò chơi đó anh.
 -Trò chơi á?
 -Ờ, hồi trước em cũng hay chơi trò đó. Em buộc một chiếc giày cũ vào sợi dây rồi thả xuống 
ao rồi kéo lên sau đó lại thả xuống...
 DeThiVan.com

File đính kèm:

  • docxbo_38_de_thi_hsg_van_7_cap_truong_co_dap_an.docx