Bộ 70 Đề thi học sinh giỏi Văn Lớp 9 (Có đáp án)

docx 395 trang Thúy Bình 14/07/2024 951
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 70 Đề thi học sinh giỏi Văn Lớp 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 70 Đề thi học sinh giỏi Văn Lớp 9 (Có đáp án)

Bộ 70 Đề thi học sinh giỏi Văn Lớp 9 (Có đáp án)
ĐỀ SỐ 1
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu sau:
“Bần thần hương huệ thơm đêm
Khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn
Chân nhang lấm láp tro tàn
Xăm xăm bóng mẹ trần gian thưở nào ?
Mẹ ta không có yếm đào
Nón mê thay nón quai thao đội đầu
Rối ren tay bí tay bầu
Váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa
Cái cò...sung chát đào chua
Câu ca mẹ hát gió đưa về trời
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết nhữnglời mẹ ru
Bao giờ cho tới mùa thu
Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
Bao giờ cho tới tháng năm
Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa.”
 (Thơ Nguyễn Duy - Trần Đăng Khoa tuyển chọn, NXB Giáo dục, 1998)
Câu 1. (0,5 điểm): Hình ảnh người mẹ được gợi lên qua những chi tiết nào?
Câu 2. (1.0 điểm): Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ “ đi” trong câu thơ sau:  
“ Ta đi trọn kiếp con người/ Cũng không đi hết những lời mẹ ru” ?
Câu 3. (1,5 điểm): Chỉ ra và nêu hiệu quả của phép tu từ trong đoạn thơ sau.
“Bao giờ cho tới mùa thu
Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
Bao giờ cho tới tháng năm
Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao”
Câu 4. (1,0 điểm): Đoạn thơ gợi cho em những cảm xúc gì?
II. PHẦN LÀM VĂN (16,0 điểm)
Câu 1. (6,0 điểm): Từ ý nghĩa bài thơ trên, em có suy nghĩ gì về tình mẫu tử trong cuộc sống? (Trình bày khoảng 1 trang giấy thi)  
Câu 2. (10,0 điểm): Cảm nhận của em về nét đẹp đạo lý ân nghĩa, thủy chung của con người Việt Nam được thể hiện trong hai bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt) và Ánh trăng (Nguyễn Duy). 
GỢI Ý LÀM BÀI
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm) 
Câu 1 (0, 5 điểm)  Hình ảnh người mẹ được gợi lên qua những chi tiết: “Nón mê” “ tay bí tay bầu”, “ váy nhuộm bùn” “ áo nhuộm nâu”
Câu 2 (1.0 điểm)  Nghĩa của từ đi:
- “Ta đi trọn kiếp con người”: “Đi” nghĩa là sống, trưởng thành, là trải qua trọn kiếp người
- “cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”: “Đi” nghĩa là hiểu, cảm nhận.
-> Ta sống trọn kiếp người cũng chưa thấu hiểu, cảm nhận được hết tình yêu thương của mẹ dành cho mình.
Câu 3 (1,5 điểm)
- Biện pháp tu từ nhân hóa: “Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm”. 
- Tác dụng: Tác giả nhân cách hóa trái bưởi, trái hồng như hình ảnh những đứa trẻ tinh nghịch, hiếu động chơi trò đánh đu giữa trăng rằm. Câu thơ vì thế gợi hình ảnh rất sinh động, ngộ nghĩnh và gợi cảm xúc tuổi thơ trong trẻo.
Câu 4 (1,0 điểm) Học sinh trình bày suy nghĩ của cá nhân, có thể nêu cảm xúc: cảm động và biết ơn sâu sắc trước hình ảnh người mẹ nghèo, lam lũ những hết lòng thương yêu, chăm lo cho con.
 II. PHẦN LÀM VĂN (16,0 điểm)
Câu 1 (6,0 điểm):  
Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: về tình mẫu tử trong cuộc sống
 Triển khai vấn  nghị luận: thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận theo nhiều cách nhưng có thể theo hướng sau: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
1. Giải thích:
“Tình mẫu tử”: Là tình cảm thiêng liêng, máu thịt của người mẹ dành cho con cái. Tình mẫu tử là chỗ dựa vững chắc trong moi hoàn cảnh, là ngọn đèn chỉ đường cho con đến thành công.
2. Bàn luận
+ Biểu hiện: Chăm lo cho con từng bữa ăn giấc ngủ; Dạy dỗ con nên người; sẵn sàng hi sinh cả hạnh phúc để bảo vệ, che chở cho con; con cái lớn lên mang theo hi vọng niềm tin của mẹ; đằng sau thành công của con là sự tần tảo của người mẹ.
+ Ý nghĩa: Tình mẹ bao la không đại dương nào đếm được; đó là trái tim chỉ biết cho đi mà không bao giờ đòi lại; Mẹ luôn bao dung khi con mắc lỗi lầm làm tổn thương mẹ.
Bàn luận mở rộng: Trong cuộc sống có những người đối xử tệ bạc với người mẹ của mình. Những người đó sẽ không bao giờ trở thành con người đúng nghĩa
3. Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức: Luôn biết ơn và ghi nhớ công lao sinh hành, dưỡng dục của mẹ
- Hành động: Phấn đấu trưởng thành khôn lớn như sự báo đáp kì vọng của mẹ; Đừng làm mẹ phải buồn phiền để một ngày phải hối lỗi; biết trở về bên vòng tay mẹ dù có đi xa đến đâu.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Không sai chính tả, dùng từ, đặt câu (Hoặc có 1 vài lỗi nhỏ, không đáng kể)
e. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (thể hiện được dấu ấn cá nhân, quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc), thể hiện ý phản biện nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Câu 2 (10,0 điểm):  
a. Đảm bảo hình thức bài văn nghị luận
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: nét đẹp đạo lý ân nghĩa, thủy chung của con người Việt Nam.
c. Triển khai hợp lý nội dung bài văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.
Trên cơ sở những hiểu biết về giá trị nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt) và Ánh trăng (Nguyễn Duy), học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau:
1/ Mở bài: Giới thiệu khái quát hai tác phẩm và vấn đề cần nghị luận: nét đẹp đạo lý ân nghĩa, thủy chung của con người Việt Nam.
2/ Thân bài: Trình bày cảm nhận và suy nghĩ về đạo lý ân nghĩa, thủy chung của con người Việt Nam trong hai bài thơ:
+ Bài thơ Bếp lửa, đạo lý ân nghĩa thủy chung được thể hiện trong tình yêu thương và lòng biết ơn bà - thông qua hình tượng nghệ thuật bếp lửa nồng ấm (luôn nhớ về những năm tháng tuổi thơ xa cha mẹ, sống bên bà, trong tình yêu thương chăm sóc của bà; xót xa, thương cảm, thấu hiểu những gian nan, cơ cực của cuộc đời bà; khẳng định công lao to lớn của bà, ngọn lửa từ tay bà nhóm lên trở thành ngọn lửa thiêng liêng kì diệu trong tâm hồn cháu, toả sáng và sưởi ấm suốt cuộc đời cháu)
+ Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, đạo lý ân nghĩa thủy chung được thể hiện qua tâm tình của nhân vật trữ tình - thông qua hình tượng nghệ thuật vầng trăng tình nghĩa (thái độ, tình cảm của nhân vật trữ tình đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu) 
Khái quát: Ân nghĩa, thủy chung luôn là truyền thống đẹp của dân tộc, truyền thống ấy bao trùm cách sống, cách ứng xử của con người Việt Nam trong mọi quan hệ. Từ mối quan hệ gia đình trong bài Bếp lửa đến mối quan hệ với quá khứ, với lịch sử, với nhân dân và đất nước trong bài Ánh trăng.
3/ Kết bài : Khẳng định nét đẹp đạo lý ân nghĩa thủy chung trong hai bài thơ và nêu ấn tượng của bản thân.
d. Sáng tạo : Cách diễn đat độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp.
ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
GỬI CON
..
Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng. 
Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu.
Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.
..
Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn
Đừng quá buồn. Sẽ có lúc vui
Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại
Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa
Chẳng sao
Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp
Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.
Con hãy nghĩ về tương lai. Nhưng đừng quên quá khứ
Hy vọng vào ngày mai. Nhưng đừng buông xuôi hôm nay
May rủi là chuyện cuộc đời. Nhưng cuộc đời nào chỉ chuyện rủi may
Hãy nói thật ít. Để làm được nhiều – những điều có nghĩa của trái tim.
Nếu cần, con hãy đi thật xa. Để mang về những hạt giống mới. Rồi dâng tặng cho đời. Dù chẳng được trả công.
..
Hãy hân hoan với điều nhân nghĩa
Đừng lạnh lùng trước chuyện bất nhân
Và hãy tin vào điều có thật:
Con người – sống để yêu thương.
 (Trích Gửi con cuả Bùi Nguyễn Trường Kiên , Báo Nhân dân số 38/20 -9-2009)
Câu 1. Xác định 2 phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Em hiểu thế nào về ý nghĩa các câu thơ sau:
“Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng.  Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu.
 Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi. »
Câu 3. Theo em, vì sao tác giả nói rằng:
«  Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại
Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa
Chẳng sao
Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp
Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao. »
Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với em?
II. PHẦN LÀM VĂN (16,0 điểm)
Câu 1 (6,0 điểm):  
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về 2 câu thơ trong văn bản ở phần Đọc hiểu:
                   “Và hãy tin vào điều có thật:
                   Con người – sống để yêu thương.”
Câu 2 (10,0 điểm):  
Nhà thơ Huy Cận nói về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của mình như sau: “Bài thơ của tôi là một cuộc chạy đua giữa con người và thiên nhiên, và con người đã chiến thắng”.
 (Trích “Nhà văn nói về tác phẩm”, NXB Văn học). 
Dựa vào nội dung bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), em hãy làm rõ ý kiến trên. 
GỢI Ý LÀM BÀI
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (4,0 điểm)
Câu 1. 2 phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên : nghị luận và biểu cảm.
Câu 2.  Ý nghĩa 2 câu thơ:
“Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng. Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu.
Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.”.
Qua câu thơ, người cha nhắc nhở con về việc giúp đỡ người khác trong cuộc sống. Cần giúp đỡ mọi người song phải biết giới hạn, và đôi khi, từ chối cũng là một cách giúp đỡ. Học cách giúp đỡ người khác, nhiệt tình, đúng mực để sự giúp đỡ ấy phát huy giá trị tốt đẹp.
Câu 3. Tác giả cho rằng:
 «  Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại
Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa
Chẳng sao
Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp
Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.”
Bởi vì: Cuộc sống của mỗi người luôn cần có ước mơ, khát vọng, nỗ lực vươn lên và phải biết khẳng định mình.Tuy nhiên, “tiến” và “ngước lên” không phải để ganh đua, bon chen, hãnh tiến, không vì vật chất, danh lợi bản thân mà bán rẻ lương tâm, phẩm giá. Điều cần thiết là “tiến” và “ngước lên” để biết “lùi”, biết “nhìn xuống”, biết nhìn nhận, suy ngẫm, đánh giá về chính mình để giữ gìn nhân cách. Đó là cuộc sống thanh thản, hạnh phúc.
Câu 4. Học sinh có

File đính kèm:

  • docxbo_70_de_thi_hoc_sinh_gioi_van_lop_9_co_dap_an.docx