Bộ 70 Đề thi vào 10 môn Văn - Ngữ liệu ngoài Sách giáo khoa (Có đáp án)

doc 296 trang Thúy Bình 07/10/2024 911
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ 70 Đề thi vào 10 môn Văn - Ngữ liệu ngoài Sách giáo khoa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 70 Đề thi vào 10 môn Văn - Ngữ liệu ngoài Sách giáo khoa (Có đáp án)

Bộ 70 Đề thi vào 10 môn Văn - Ngữ liệu ngoài Sách giáo khoa (Có đáp án)
 Bộ 70 Đề thi vào 10 môn Văn - Ngữ liệu ngoài Sách giáo khoa (Có đáp án) – DeThiVan.com
 ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung 
lũng giữa cánh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”. Khu rừng có 
tiếng vọng lại: "Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. 
Cậu bé không sao hiểu được lại có tiếng người ghét cậu.
Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi 
yêu người”. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc 
đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của 
chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận lại điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù 
ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu 
thương con”.
 (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2002) 
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. (0,5 điểm) Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau: “Con ơi, đó là định 
luật trong cuộc sống của chúng ta”.
Câu 3. (1,0 điểm) Câu nói “Ai gieo gió thì ắt gặt bão” gợi cho em nghĩ đến thành ngữ nào? 
Hãy giải thích ý nghĩa thành ngữ đó.
Câu 4. (1,0 điểm) Câu chuyện mang đến cho người đọc thông điệp gì? 
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ của em về lòng 
thương người.
Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của nhà 
văn Nguyễn Thành Long.
 DeThiVan.com Bộ 70 Đề thi vào 10 môn Văn - Ngữ liệu ngoài Sách giáo khoa (Có đáp án) – DeThiVan.com
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.
Ví dụ: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long lấy cảm hứng từ chuyến 
đi thực tế ở Lào Cai và nhân vật anh thanh niên đang làm nhiệm vụ khí tượng chính là hình 
ảnh trung tâm, ca ngợi những đóng góp thầm lặng của những người lao động trong công 
cuộc xây dựng đất nước.
II. Thân bài
1. Giới thiệu tình huống truyện
- Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên làm việc ở một mình trên trạm khí tượng với bác lái xe, 
ông kĩ sư và cô họa sĩ trên chuyến xe lên Sa Pa.
- Tình huống truyện đặc sắc, tạo điều kiện bộc lộ tư tưởng, quan điểm của tác giả khi ngợi ca 
con người lao động.
2. Phân tích nhân vật anh thanh niên
a, Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên
 + Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm 
sống với hoa cỏ
 + Công việc của anh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào 
công việc dự báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu
 + Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác cũng như tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đi ốp 
dù trời mưa tuyết, giá lạnh)
- Điều gian khổ nhất chính là vượt qua nỗi cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ sống 
trên đỉnh núi một mình
b, Những nét đẹp trong cách sống, suy nghĩ, hành động và quan hệ tình cảm với mọi người
- Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt, anh có suy nghĩ rất đẹp:
 + Với công việc khắc nghiệt gian khổ, anh luôn yêu và mong muốn được làm việc ở điều 
kiện lý tưởng (đỉnh cao 3000 m)
 + Anh có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta 
với công việc là một, sao lại gọi là một mình được”
 + Anh thấu hiểu nỗi vất vả của đồng nghiệp
 + Quan niệm về hạnh phúc của anh thật đơn giản và tốt đẹp
- Hành động, việc làm đẹp
 + Mặc dù chỉ có một mình không ai giám sát nhưng anh luôn tự giác hoàn thành nhiệm vụ 
với tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đúng giờ ốp dù mưa gió thế nào anh cũng trở dậy ra 
ngoài trời làm việc một cách đều đặn và chính xác 4 lần trong một ngày)
- Anh thanh niên có phong cách sống cao đẹp
 + Anh có nếp sống đẹp khi tự sắp xếp công việc, cuộc sống của mình ở trạm một cách 
ngăn nắp: có vườn rau xanh, có đàn gà đẻ trứng, có vườn hoa rực
 + Đó là sự cởi mở chân thành với khách, quý trọng tình cảm của mọi người
 + Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc của mình có những đóng 
góp chỉ là nhỏ bé
→ Chỉ bằng những chi tiết và chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc của truyện, tác giả phác 
họa được chân dung nhân vật chính với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy 
nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc.
- Anh thanh niên đại diện cho người lao động
 DeThiVan.com Bộ 70 Đề thi vào 10 môn Văn - Ngữ liệu ngoài Sách giáo khoa (Có đáp án) – DeThiVan.com
 ĐỀ SỐ 2
Câu 1 : (2.0 điểm) Hãy đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi :
 “Tôi lặng lẽ gật đầu và quày quả chạy về nhà để kịp thu dọn đồ đạc. Sau khi chào từ 
biệt mọi người trong nhà, cả bà Sáu lẫn người mẹ tội nghiệp của chị Ngà, tôi ngậm ngùi 
quay lưng bước qua ngách cửa, vội vàng như người chạy trốn. Nhưng khi băng qua sân, 
mắt chạm phải dãy cúc vàng từ nay không người nâng niu chăm sóc, lòng tôi bất giác 
chùng xuống và đôi chân bỗng dưng nặng nề không bước nổi. Những cánh hoa vàng mỏng 
manh kia rồi đây biết sẽ đem lại niềm vui cho tâm hồn ai trong những ngày sắp tới khi chị 
Ngà đã vĩnh viễn ra đi và tôi cũng đang từ bỏ nơi này? Chiều nay tôi ra đi, tuổi thơ tôi ở 
lại, mối tình đầu của tôi ở lại và màu hoa kỷ niệm kia cũng ngập ngừng ở lại. Ðừng buồn 
hoa cúc nhé, tao cũng như mày thôi, từ nay trở đi mỗi khi hoàng hôn buông xuống, trái tim 
lẻ loi trong ngực tao sẽ luôn đớn đau khi nhớ tới một người... "
 (Trích “Đi qua hoa cúc” – Nguyễn Nhật Ánh – NXB Trẻ -2005)
1. Hãy chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn. Hãy cho biết, trong 
các phương thức biểu đạt ấy, đâu là phương thức biểu đạt chính được sử dụng? (0.5 điểm)
2. Câu văn “Chiều nay tôi ra đi, tuổi thơ tôi ở lại, mối tình đầu của tôi ở lại và màu hoa kỷ 
niệm kia cũng ngập ngừng ở lại” mang hàm ý gì? Tác dụng? (0.5 điểm)
3. Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ được Nguyễn Nhật 
Ánh sử dụng trong đoạn văn. (1.0 điểm)
Câu 2 : (3.0 điểm)
Nhà khoa học vĩ đại của nhân loại, Albert Einstein đã từng chia sẻ rằng :
 “Tôi rất biết ơn tất cả những người đã nói KHÔNG với tôi. Nhờ vậy mà tôi biết cách tự 
mình giải quyết sự việc.”
(Nguồn: www.loihayydep.org)
 Trình bày suy nghĩ của em về bài học rút ra từ câu nói của Einstein.
Câu 3 : (5.0 điểm) Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau :
 “Bỗng nhận ra hương ổi
 Phả vào trong gió se
 DeThiVan.com Bộ 70 Đề thi vào 10 môn Văn - Ngữ liệu ngoài Sách giáo khoa (Có đáp án) – DeThiVan.com
 GỢI Ý LÀM BÀI
Câu 1 (2.0 điểm)
1. - Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn : Tự sự, biểu cảm.
- Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn: Tự sự.
3. Các biện pháp tu từ (chính) được Nguyễn Nhật Ánh sử dụng :
- Tương phản (Đối lập) : “Chiều nay tôi ra đi, tuổi thơ tôi ở lại, mối tình đầu của tôi ở 
lại và màu hoa kỷ niệm kia cũng ngập ngừng ở lại”: Tương phản giữa ra đi và ở lại.
- Ẩn dụ: “Lòng tôi bất giác chùng xuống”; “đôi chân bỗng dưng nặng nề không bước 
nổi”: Lòng tôi chùng xuống và đôi chân nặng nề là ẩn dụ cho nỗi niềm luyến tiếc của 
nhân vật.
- Hoán dụ + Nhân hóa: “Trái tim lẻ loi trong ngực tao sẽ luôn đớn đau”: Trái tim hoán 
dụ cho cảm xúc, tâm trạng, cho nỗi đau đớn của nhân vật trữ tình. Trái tim cũng được nhân 
hóa, cũng có tâm tư, tình cảm như con người.
* Tác dụng (hiệu quả nghệ thuật) :
- Tương phản: nhấn mạnh sự ra đi của nhân vật trữ tình, sự ra đi để lại nhiều nỗi niềm, gây 
cảm giác chia lìa, mất mát.
- Ẩn dụ: thể hiện sâu sắc nỗi tiếc tuối khi phải rời xa nơi mình đã một thời gắn bó, tình cảm 
yêu thương của chàng trai trong câu chuyện.
- Hoán dụ + Nhân hóa: sự kết hợp của hai biện pháp nghệ thuật này cũng là dụng ý của tác 
giả, diễn tả chiều sâu cảm xúc trong tâm hồn của nhân vật.
- Hiệu quả chung: Sự tổng hòa của các thủ pháp tu từ trong đoạn trích trên góp phần bộc 
bạch tâm trạng, nỗi niềm của nhân vật trữ tình. Đó là những cung bậc cảm xúc: buồn bã, 
nuối tiếc, xót xa, cay đắng, luyến tiếc khi phải rời xa những kỷ niệm tuổi thơ, phải để lại 
mối tình đầu khắc khoải nhung nhớ gắn với loài hoa kỷ niệm: hoa cúc. Trạng thái cảm xúc 
quen thuộc, những rung động nhẹ nhàng của lứa tuổi mới lớn- tuổi học trò đã được nhà văn 
gửi gắm một cách tài tình qua lớp vỏ ngôn từ giàu hình tượng với những biện pháp tu từ đặc 
sắc.
Câu 2 (3.0 điểm)
1. Giải thích:
 DeThiVan.com Bộ 70 Đề thi vào 10 môn Văn - Ngữ liệu ngoài Sách giáo khoa (Có đáp án) – DeThiVan.com
- Tự chủ giúp con người nhanh nhẹn, linh hoạt hơn, ít bị thụ động trước hoàn cảnh, tự mình 
giải quyết công việc, tự mình quyết định cuộc sống Từ đó, có thể tiết kiệm thời gian, 
công sức; hiệu quả công việc cao hơn; tinh thần ta thoải mái hơn, tránh làm phiền người 
khác. (Dẫn chứng cụ thể)
- Tự chủ giúp chúng ta rèn luyện ý chí, nghị lực vượt qua khó khăn; rèn luyện khả năng làm 
việc độc lập, khám phá những khả năng tiềm ẩn của bản thân; nâng cao giá trị cuộc sống, 
được mọi người yêu quý, tôn trọng. (Dẫn chứng cụ thể. VD: Bill Gates, Thomas Edison)
3. Mở rộng, nâng cao vấn đề:
- Độc lập, tự chủ trong cuộc sống không có nghĩa là làm việc mà không quan tâm đến 
những góp ý, nhận xét của mọi người. Phải biết chọn lọc, tiếp thu, trân trọng những ý kiến 
đúng đắn để hoàn thiện bản thân.
- Phê phán những cá nhân không biết tự mình giải quyết công việc, chỉ trông chờ, ỷ lại sự 
giúp đỡ của mọi người. Hèn nhát, ngại khó, ngại khổ hoặc tỏ thái độ tiêu cực khi không 
được giúp đỡ.
4. Bài học (Phương hướng giải quyết vấn đề):
- Trong cuộc sống, trước những gian nan, thử thách, phải kiên trì, cố gắng, tự mình giải 
quyết sự việc, không ỷ lại người khác
Câu 3 :(5.0 điểm)
1. Nội dung cơ bản :
1.1 Những tín hiệu giao mùa (Khổ thơ thứ nhất):
- “Sang thu” ở đây là chớm thu, là thời điểm thiên nhiên giao mùa. Mùa hè vẫn chưa hết mà 
mùa thu đã xuất hiện với những tín hiệu đầu tiên. Trước những sự thay đổi tinh vi ấy, tâm 
hồn con người phải vô cùng nhạy cảm mới có thể cảm nhận. Với Hữu Thỉnh mùa thu bắt 
đầu thật giản dị:
 “Bỗng nhận ra hương ổi
 Phả vào trong gió se”
- Nếu trong “Đây mùa thu tới”, cảm nhận thu sang của Xuân Diệu là rặng liễu thu buồn ven 
hồ “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang/ Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng” thì Hữu Thỉnh 
lại cảm nhận về một mùi hương quen thuộc phảng phất trong “gió se” – thứ gió khô và se 
se lạnh, đặc trưng của mùa thu về ở miền Bắc. Đó là “hương ổi” – mùi hương đặc sản của 
 DeThiVan.com

File đính kèm:

  • docbo_70_de_thi_vao_10_mon_van_ngu_lieu_ngoai_sach_giao_khoa_co.doc