Bộ 75 Đề ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn (Có đáp án)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 75 Đề ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 75 Đề ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn (Có đáp án)
ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu Nếu anh không về trong buổi chiều nay Em đừng buồn và âu lo quá nhé Nhớ đón con và động viên cha mẹ Bởi Tổ quốc cần, anh chẳng thể ngồi yên... Bao nhiêu người cũng rất muốn đoàn viên Nhưng covid đang tràn lan đất nước Anh không thể, nghĩ tình riêng mình được Khi các bạn anh, bạc tóc, hao gầy Ai cũng mong cho đất nước mỗi ngày Không còn tin, người nhiễm thêm ca mới Thương Tổ quốc, em ở nhà hãy đợi Hết dịch rồi, anh sẽ lại về thôi... Sáng nay tin từ nước Ý xa xôi Mấy ngàn người đã không còn sự sống Thương Iran, muôn trái tim lay động Hơn nghìn người trong tuyệt vọng, ra đi... Tây Ban Nha, rồi Đại Lục - Trung Hoa... Cả thế giới chìm một mầu tang tóc Lo quê nhà, trái tim anh chợt khóc Sợ dịch đến mình, sợ mất một người thân... Anh không về, vì dân tộc đang cần Chào em yêu, đồng đội anh đang đợi Nếu ngày mai, anh mãi xa vời vợi Đừng khóc nghe em... Anh chẳng yên lòng” (Theo “Nếu anh không về” của Vũ Quốc Tuấn) Câu 1. (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên. Câu 2. (0,5 điểm). Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ “Sáng nay tin từ nước Ý xa xôi Mấy ngàn người đã không còn sự sống Thương Iran, muôn trái tim lay động Hơn nghìn người trong tuyệt vọng, ra đi... Tây Ban Nha, rồi Đại Lục - Trung Hoa... Cả thế giới chìm một mầu tang tóc” Câu 3. (1,0 điểm). Em hiểu gì về nội dung của đoạn thơ sau: “Nếu anh không về trong buổi chiều nay Em đừng buồn và âu lo quá nhé Nhớ đón con và động viên cha mẹ Bởi Tổ quốc cần, anh chẳng thể ngồi yên...” Câu 4. (1,0 điểm). Em rút ra thông điệp gì từ đoạn trích trên. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc-hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự cống hiến cho cuộc đời trong cuộc chiến chống đại dịch Covid 19 hiện nay. Câu 2. (5,0 điểm). Vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều trong đoạn trích cùng tên, trích Truyện Kiều của Nguyễn Du. ĐÁP ÁN THAM KHẢO PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I 1 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Biểu cảm 0,5 điểm 2 Biện pháp tu từ : Liệt kê 0,5 điểm 3 Nội dung của đoạn thơ: -Lời tâm tình của những người nơi tuyến đầu chống dịch. -Nhắc nhở những người nơi hậu phương hãy làm thật tốt vai trò của mình 1,0 điểm 4 HS có thể rút ra nhiều thông điệp, miễn không vi phạm chuẩn mực đạo đức. Sau đây là vài gợi ý: -Thấu hiểu, sẻ chia với những người nơi tuyến đầu chống dịch. - Hãy làm thật tốt vai trò của người hậu phương để người tuyến đầu vơi bớt nhọc nhằn. 1,0 điểm II 1 a. Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn : Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn như sau: “ Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta/ Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”, câu hát trên đã gợi cho ta nhiều suy ngẫm về sự cống hiến của mỗi người cho cuộc đời đặc biệt là trong đại dịch Covid 19 hiện nay. Vậy theo bạn cống hiến là gì? Theo tôi cống hiến là sự hi sinh lợi ích của bản thân, làm việc hết mình, dốc lòng, dốc sức đóng góp cho công việc chung của tập thể. Cống hiến sẽ giúp cho con người khẳng định được giá trị của bản thân và phát huy vai trò trách nhiệm của mình với mọi người và xã hội. Cống hiến sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, lan tỏa yêu thương đến cộng đồng. Người cống hiến sẽ được mọi người yêu quý, ngưỡng mộ, ca ngợi và trân trọng.Ta có thể bắt gặp sự cống hiến của mọi người ở khắp mọi nơi, mọi thời điểm. Trong đại dịch Covid 19 thì sự cống hiến của mọi người càng được thể hiện rõ hơn, sâu sắc hơn. Sẻ chia những chai sát khuẩn, những chiếc khẩu trang, những cây gạo ATM, những bữa cơm không đồng,đã làm ấm lòng đồng bào để vượt qua đại dịch.Những thiên thần áo trắng, các lực lượng công an, bộ độicũng căng mình chiến đấu vì Covid. Kết quả của sự cống hiến đó là Việt Nam đã từng bước kiểm soát tốt dịch bệnh và trở thành điểm sáng trên bản đồ thế giới về chống dịch. Thế nhưng bên cạnh những người cống hiến quên mình vì đất nước thì vẫn còn đâu đó những thành phần vô cảm, ích kỉ không có tinh thần cống hiến thiết nghĩ đáng lên án. Bản thân em là học sinh, là thế hệ trẻ của đất nước vậy nên ngay từ bây giờ phải ra sức rèn đức luyện tài và góp một phần nhỏ bé của mình vào xây dựng quê hương đất nước và trước hết hãy cùng nhau chống dịch bằng những việc làm nhỏ nhất. Tóm lại sự cống hiến có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người ở mọi thời đại. d. Sáng tạo : Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp. 2,0 điểm 2 a. Đảm bảo hình thức bài văn nghị luận văn học b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận c. Triển khai vấn nghị luận : Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc. Có thể viết bài văn theo định hướng sau : I. Mở bài - Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và đoạn trích Chị em Thúy Kiều - Dẫn dắt vấn đề nghị luận: đoạn trích đã làm nổi bật nhan sắc và tài năng của chị em Thúy Kiều, đặc biệt là sắc đẹp và tài năng của Thúy Kiều. Có thể viết mở bài như sau: Nguyễn Du cả đời cầm bút luôn dụng tâm hướng cảm xúc của mình đến với vẻ đẹp cũng như số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Dưới ngòi bút của ông, chân dung những người phụ nữ luôn được ca ngợi và cực tả đến tuyệt mĩ. Điều này ta có thể thấy rõ qua bức chân dung chị em Thúy Kiều trong đoạn trích cùng tên. Bằng nét bút tài hoa, ông đã dựng nên bức tranh về hai tố nữ với những nét đẹp không hề lặp lại. Vẻ đẹp ấy đã làm cho trái tim bao thế hệ bạn đọc không khỏi trầm trồ, ngưỡng mộ. Đồng thời qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” mỗi chúng ta có cơ hội được diện kiến ngòi bút kì tài của Nguyễn Du trong nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật. II. Thân bài 1. Giới thiệu khái quát về đoạn trích - Nằm ở phần đầu của Truyện Kiều - Nội dung: Khắc họa chân dung chị em Thúy Kiều qua đó bộc lộ cảm hứng nhân văn sâu sắc của tác giả. 2. Vẻ đẹp của Chị em Thúy Kiều a. Vẻ đẹp của Thúy Vân: - Phong thái: thanh thoát, nhẹ nhàng, đoan trang, lịch sự; - Nhân diện: Lấy vầng trăng so sánh khuôn mặt: phúc hậu, hiền hòa - Giọng nói: cũng trở thành nét đẹp rất riêng trong con người nàng. Xuân Diệu ca ngợi: từ thốt là chữ đắt giá. - Dự báo số phận từ nhan sắc: “mây thua.tuyết nhường..”: số phận bình an, hạnh phúc. => Bằng bút pháp ước lệ tượng trưng và thủ pháp so sánh ngầm, Nguyễn Du đã làm cho chân dung Thúy Vân hiện lên như một tố nữ, đẹp người, đẹp nết và bình an trong số phận. b. Vẻ đẹp tài sắc của Thúy Kiều b1. Nhan sắc của Thúy Kiều: - Thúy Vân là phông nền hoàn hảo mở đường cho sự xuất hiện của Thúy Kiều với vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà; - Thủ pháp tăng tiến trong miêu tả “ Kiều càng sắc sảo mặn mà” không chỉ đẹp mà còn có sức hút mạnh mẽ đối với người đối diện; - Đôi mắt như nước mùa thu lột tả nội tâm luôn man mác một chút buồn ẩn sâu dưới cái nhìn trong veo của Kiều - Nguyễn Du sử dụng những từ ngữ có sức gợi cảm cao như “ghen”, “hờn” khi miêu tả vẻ đẹp của Kiều. Hai từ ngữ ấy tự nó đã chứa đựng sự dự báo không mấy tốt đẹp mà Kiều có thể phải đối mặt ở tương lai. => Tạo hóa ganh ghét với nhan sắc vượt qua những chuẩn chung. Nguyễn Du đã bày tỏ sự thương cảm kín đáo với số phận của nhân vật. - “ Nghiêng nước nghiêng thành” : đẩy vẻ đẹp của Kiều lên hàng quốc sắc thiên hương, có một không hai-> Sự yêu mến hết mực mà Nguyễn Du đã dành cho Kiều-> Chân dung của Kiều hiện ra với vẻ đẹp vạn người mê. Vẻ đẹp ấy khiến cho tạo hóa và vạn vật sinh lòng đố kị->Dấu hiệu dự báo một cuộc đời đầy sóng gió. b2. Nét đẹp tài năng: - Thúy Kiều có tài năng toàn vẹn: cầm, kì, thi, họa. Lĩnh vực nào Kiều cũng tinh thông nhưng nổi bật nhất là tài đàn. - Nguyễn Du hoàn thiện cho một triết lí “tài mệnh tương đố”, mỗi khúc đàn luôn ẩn chứa nét buồn ai oán-> tiếng đàn mang tính chất dự báo một thiên bạc mệnh đang chờ đợi nàng ở phía trước-> người con gái đa sầu, đa cảm. =>Bằng bút pháp lí tưởng hóa, vẻ đẹp của Thúy Kiều ở phương diện tài năng và nhan sắc đạt đến mức hoàn mĩ và đỉnh cao. c. Vẻ đẹp trong lối sống của chị em Thúy Kiều - Lối sống phong lưu, được chăm sóc và yêu chiều “Phong lưu rất mực hồng quần” - Luôn khuôn phép giữ mình theo đúng chuẩn mực của một người có nền nếp gia phong. - Cả hai chị em Kiều là những cô gái ngoan, kín đáo, tế nhị và luôn ý thức được giá trị của bản thân mình. “ Tường đông ong bướm đi về mặc ai” 3. Đánh giá khái quát: - Tả người từ khái quát đến cụ thể, tả ngoại hình mà bộc lộ tính cách, dự báo số phận, ngôn ngữ gợi tả, sử dụng hình ảnh ước lệ, thủ pháp đòn bẩy, các biện pháp tu từ, nhân hóa, so sánh, dùng điển tích, điển cố. Tất cả đã làm nổi bật lên hai bức tranh tố nữ với những nét đẹp không hề lặp lại. Nghệ thuật ấy đã tôn lên tài năng của Nguyễn Du trong việc khắc họa chân dung nhân vật. - Qua chân dung chị em Kiều, ta càng mến yêu, trân trọng những người phụ nữ xưa. Dù cuộc sống có trải qua những thăng trầm biến cố song vẻ đẹp của họ luôn khiến ta ngưỡng mộ và yêu thương. III. Kết bài - Đánh giá khái quát lại vẻ đẹp của chị em Kiều cũng như tấm lòng và tài năng của Nguyễn Du. - Nêu được cảm xúc của bản thân về hai nhân vật và niềm mong ước của bản thân về cuộc sống và số phận của người phụ nữ trong xã hội ngày nay. d.Sáng tạo : Cách diễn đat độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp. 5,0 điểm ĐỀ SỐ 2 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu Sẻ chia từng chiếc khẩu trang Bạn đã nghe đến chuyện phát bánh mì miễn phí cho người nghèo hay những thùng trà đá miễn phí để bên đường. Hoặc những chai nước suối được chính các anh CSGT phát cho người dân trên những nẻo đường về quê ăn Tết. Thì trong mùa dịch, chính là những bịch khẩu trang đượ
File đính kèm:
- bo_75_de_on_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van_co_dap_an.docx