Bộ 8 Đề thi khảo sát Văn 12 sở Hà Nội 2015-2024 (Có đáp án)
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bộ 8 Đề thi khảo sát Văn 12 sở Hà Nội 2015-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 8 Đề thi khảo sát Văn 12 sở Hà Nội 2015-2024 (Có đáp án)
Bộ 8 Đề thi khảo sát Văn 12 sở Hà Nội 2015-2024 (Có đáp án) - DeThiVan.com DeThiVan.com Bộ 8 Đề thi khảo sát Văn 12 sở Hà Nội 2015-2024 (Có đáp án) - DeThiVan.com Câu 1 (2,0 điểm) Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về cách ứng xử cần có của tuổi trẻ trước cái mới trong thời đại công nghệ số. Câu 2 (5,0 điểm) Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài viết: Cứ mỗi đợt bọn chức việc hút thuốc phiện xong, A Phủ lại phải ra quỳ giữa nhà, lại bị người xô đến đánh. Mặt A Phủ sưng lên, môi và đuôi mắt giập chảy máu. Người thì đánh, người thì quỳ lạy, kể lể, chửi bới. Xong một lượt đánh, kể, chửi, lại hút. Khói thuốc phiện ngào ngạt tuôn qua các lỗ cửa sổ. Rồi Pá Tra lại ngóc cổ lên, vuốt tóc, gọi A PhủCứ như thế, suốt chiều, suốt đêm, càng hút, càng tỉnh, càng đánh, càng chửi, càng hút. Trong buồng bên cạnh, Mị cũng thức suốt đêm im lặng ngồi xoa thuốc dấu cho chồng. Lúc nào Mị mỏi quá, cựa mình, thì những chỗ lằn trói trong người lại đau ê ẩm. Mị lại gục đầu nằm thiếp đi. Khi đó, A Sử bèn đạp chân vào mặt Mị. Mị choàng thức, lại nhặt nắm lá thuốc, xoa đều đều trên lưng chồng. Ngoài nhà vẫn rên lên từng cơn kéo thuốc phiện, như những con mọt nghiến gỗ kéo dài, giữa tiếng người khóc, tiếng người kể lào xào, và tiếng đấm đánh huỳnh huỵch. (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.11) Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó, nhận xét về số phận người lao động dưới chế độ thực dân và chúa đất miền núi được thể hiện trong đoạn trích. ------------- HẾT------------- Học sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm. DeThiVan.com Bộ 8 Đề thi khảo sát Văn 12 sở Hà Nội 2015-2024 (Có đáp án) - DeThiVan.com là những gợi ý: - Cái mới là đặc tính của một xã hội phát triển, đặc biệt ở thời đại công nghệ số - thời đại bùng nổ của trí tuệ nhân tạo với những ứng dụng không giới hạn; tuổi trẻ thường đam mê, bị hấp dẫn bởi cái mới, vì vậy xác định cách ứng xử trước cái mới là thái độ cần thiết. - Để tiếp nhận cái mới hiệu quả, cần biết phân biệt, hiểu rõ mặt tích cực và hạn chế của cái mới trong thời đại số cũng như xác định rõ mục đích sử dụng cái mới trong cuộc sống. - Tiếp nhận cái mới trong thời đại số nhưng không đánh mất giá trị của chính mình, để cái mới hòa hợp với những giá trị cốt lõi và bản sắc văn hóa truyền thống. - Tránh những cách ứng xử bảo thủ, kì thị với cái mới hoặc hùa theo thái quá, theo tâm lí đám đông Hướng dẫn chấm: Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 đến 1,0 điểm);Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm); Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 đ. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn 0,25 đề nghị luận. 2 Phân tích đoạn trích trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ; từ đó, nhận 5,0 xét về số phận người lao động dưới chế độ thực dân và chúa đất miền núi được thể hiện trong đoạn trích. a. Bảo đảm cấu trúc bài văn nghị luận 0,25 Mở bài giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận; thân bài thực hiện các yêu cầu của đề bài; kết bài khẳng định vấn đề nghị luận . b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Những nét đặc sắc về nội dung và 0,5 nghệ thuật của đoạn trích; nhận xét về số phận người lao động dưới chế độ thực dân và chúa đất miền núi. Hướng dẫn chấm: Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm; xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm, trích đoạn 0,5 * Những nét đặc sắc về nội dung: Trong đêm xử kiện đầy vô lí, bất 2,5 DeThiVan.com Bộ 8 Đề thi khảo sát Văn 12 sở Hà Nội 2015-2024 (Có đáp án) - DeThiVan.com ĐỀ SỐ 2 UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI KỲ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC SINH LỚP 12 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2022 - 2023 ĐỀ CHÍNH THỨC Đề kiểm tra môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Các nhà nghiên cứu nhận thấy ngày càng rõ rằng “hy vọng” không chỉ làm vững lòng ta khi mọi thứ đang diễn ra tồi tệ, mà nó còn đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc đời và ban phát những điều tốt lành như thành công về học tập ở nhà trường cũng như những công việc khó khăn khác. Về mặt lý thuyết, hy vọng chỉ là cách nhìn lạc quan theo đó mọi cái sẽ tốt đẹp hơn. Theo nghĩa ấy, mọi thứ đều có thể có hy vọng. Một số người tin chắc, họ sẽ thoát khỏi tất cả trở ngại hoặc sẽ tìm thấy giải pháp cho mọi vấn đề của họ, trong khi những người khác cho rằng mình không thể có nghị lực, năng lực hay phương tiện cần thiết để đi tới đó. Snyder nhận xét những người tin vào tương lai của mình có một số nét chung: họ biết tự thúc đẩy và tự thuyết phục khi gặp rủi ro, rằng mọi cái rồi sẽ đâu vào đấy và họ tin chắc rằng có nhiều phương tiện để đạt được mục tiêu của mình, họ cũng đủ thông minh để chia một nhiệm vụ khó khăn thành những nhiệm vụ nhỏ dễ thực hiện hơn. Về mặt trí tuệ xúc cảm, "hy vọng” có nghĩa là không lùi bước trước lo lắng, không buông tay hoặc chán nản khi đương đầu với khó khăn hay thất vọng. Thật vậy, những người tự tin nói chung ít lo lắng và ít bị rối nhiễu xúc cảm trong cuộc sống. (Trích Trí tuệ xúc cảm - Daniel Goleman, NXB Lao động – Xã hội, 2018, tr. 125-126) * Snyder: Charles Richard "Rick" Snyder là một nhà tâm lý học người Mỹ chuyên về tâm lý học tích cực. Tác giả đã phỏng vấn C.R. Snyder trong The New York Times, ngày 24/12/1991. Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích, về mặt trí tuệ xúc cảm, hy vọng có nghĩa là gì? Câu 3. Nhận xét mọi thứ đều có thể có hy vọng gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến chia một nhiệm vụ khó khăn thành những nhiệm vụ nhỏ dễ thực hiện hơn. Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tầm quan trọng của sự tự tin trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Trong đoạn trích Đất Nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn DeThiVan.com Bộ 8 Đề thi khảo sát Văn 12 sở Hà Nội 2015-2024 (Có đáp án) - DeThiVan.com HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt: Nghị luận 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không đúng phương thức không cho điểm. 2 - Học sinh chỉ ra theo đoạn trích: Về mặt trí tuệ xúc cảm, hy vọng có 0,75 nghĩa là không lùi bước trước lo lắng, không buông tay hoặc chán nản khi đương đầu với khó khăn hay thất vọng. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đủ ý như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh chỉ trả lời được một nửa số ý: 0,5 điểm. Lưu ý: Nếu học sinh chép lại cả đoạn trích cho 0,25 điểm; Học sinh không dẫn nguyên văn nhưng đảm bảo đủ ý, vẫn đạt điểm tối đa. 3 Học sinh có thể nêu suy nghĩ theo những cách diễn đạt khác nhau về 1,0 ý kiến mọi thứ đều có thể hy vọng, nhưng phải hợp lý, logic. Sau đây là một vài gợi ý: - Dù trong hoàn cảnh nào, mọi vấn đề đều có cách giải quyết; do đó nếu mỗi người nỗ lực, cố gắng thì kết quả sẽ tốt đẹp. - Mỗi người phải không ngừng suy nghĩ và hành động theo hướng tích cực. - Tránh những suy nghĩ và hành động cực đoan, bi quan, chán nản Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời hợp lý 3 nội dung trở lên:1,0 điểm. - Học sinh trả lời hợp lý 2 nội dung: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời hợp lý 1 nội dung: 0,5 điểm. 4 - Học sinh cần đưa ra phương án trả lời của mình về nội dung được 0,5 hỏi (có thể đồng tình; có thể không đồng tình; có thể đồng tình nhưng có tranh luận, đối thoại). - Học sinh lí giải rõ lí do lựa chọn phương án trả lời. Sau đây là một số gợi ý: + Những nhiệm vụ khó khăn, lớn laothường đòi hỏi nhiều sức lực, thời gian để hoàn thành, thậm chí có khi khó thực hiện + Biết chia nhiệm vụ khó khăn, lớn lao đó thành những nhiệm vụ nhỏ, vừa sức, phù hợp với thực tiễn hơn để thực hiện từng bước, từng chặng mới mong đạt được thành công. + Nhưng đôi khi, có những nhiệm vụ, thử thách đặc biệt không thể chia nhỏ mà cần thực hiện trong hoàn cảnh khẩn cấp. Hướng dẫn chấm: - Học sinh đưa ra phương án và lí giải rõ lí do: 0,5 điểm. - Học sinh chỉ đưa ra phương án mà không lí giải hoặc lí giải không DeThiVan.com
File đính kèm:
- bo_8_de_thi_khao_sat_van_12_so_ha_noi_2015_2024_co_dap_an.docx