Đề thi khảo sát Văn 12 sở Hà Nội 2016 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát Văn 12 sở Hà Nội 2016 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi khảo sát Văn 12 sở Hà Nội 2016 (Có đáp án)
Đề thi khảo sát Văn 12 sở Hà Nội 2016 (Có đáp án) - DeThiVan.com SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 12 HÀ NỘI NĂM HỌC 2015 – 2016 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút (Đề gồm 02 trang) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 Chiều 7 - 4 tại Hà Nội, T.Ư Hội chữ thập đỏ (CTĐ) Việt Nam, cổng thông tin nhân đạo Quốc gia 1400, báo tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh phối hợp tổng kết chiến dịch nhắn tinh nhân đạo 2015 và phát động chiến dịch nhắn tin "nước ngọt và sinh kế cho đồng bào bị ảnh hướng bởi hạn hán và xâm nhập mặn". Năm 2015, thông qua các đầu số 1405, 1408, 1409, TƯ Hội CTĐ Việt Nam đã tiếp nhận và giải nhân số tiền gần bốn tỷ đồng cho các công trình xây cầu Mỹ Lợi B, huyện Cái Bè, Tiền Giang, giám định AND, hỗ trợ phẫu thuật tim cho 37 em mắc bệnh tim bẩm sinh, trao quà tết, áo ấm tặng trẻ em và đồng bào nghèo. Để hỗ trợ đồng bào vùng hạn hán và xâm nhập mặn, TƯ Hội CTĐ Việt Nam cùng các đối tác phát động nhắn tin từ nay đến hết 5 - 6 - 2016 với cú pháp NC gửi 1407. 1. Văn bản trên được biết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,25đ) 2. Ghi lại sự kiện thời sự được đề cập đến trong văn bản trên? (0,25đ) 3. Từ kết quả chiến dịch nhắn tinh nhân đạo năm 2015, những hoạt động có ý nghĩa xã hội cao đẹp nào đã được thực hiện và được nêu trong văn bản? (0,5đ) 4. Hãy giới thiệu một vài hoạt động nhân đạo đang được tổ chức và hưởng ứng hiện nay. (0,25đ) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi 5, 6, 7, 8. Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà Mái chèo nghe vọng sông xa Êm êm như tiếng của bà năm xưa Nghe trăng thở động tàu dừa Rào rào nghe chuyến cơn mưa giữa trời... ...Đêm nay thầy ở đâu rồi Nhớ thầy em lại lặng ngồi em nghe. (Nghe thầy đọc thơ - Trần Đăng Khoa) 5. Hãy ghi lại 2 hình ảnh thiên nhiên được tác giả sử dụng để miêu tả tiếng thơ thầy đọc? (0,25đ) 6. Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong dòng thơ "Mái chèo nghe vọng sông xa / Êm êm như tiếng của bà năm xưa? (0,5đ) 7. Đọc đoạn thơ anh, chị hiểu thế nào về tình cảm mà nhà thơ dành cho người thầy của mình? (0,5đ) 8. Ghi lại suy nghĩ (khoảng 5 - 7 câu văn) của bản thân về những công ơn của thầy cô trong cuộc đời mỗi con người? (0,5đ) II. PHẦN LÀM VĂN (7 điềm) Câu 1 (3 điểm) DeThiVan.com Đề thi khảo sát Văn 12 sở Hà Nội 2016 (Có đáp án) - DeThiVan.com HƯỚNG DẪN CHẤM I. PHẦN ĐỌC HIỂU: 1. Văn bẩn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ báo chí (báo công luận) 2. Sự kiện thời sự được đề cập đến trong văn bản trên là sự kiện tổng kết chiến dịch nhắn tin nhân đạo 2015, phát động chiến dịch nhắn tin “nước ngọt và sinh kế cho đồng bào bị ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn” của TƯ Hội Chữ thập đỏ Việt nam, Cổng thông tin nhân đạo quốc gia và Báo Tuổi trẻ. 3. Những hoạt động có . nghĩa xã hội cao đẹp đã được thực hiện và được nêu trong văn bản là: xây cầu Mỹ Lợi B, giám định AND, hỗ trợ phẫu thuật tim cho 37 em mắc bệnh tim bẩm sinh, trao quà Tết và áo ấm cho tặng trẻ em và đồng bào nghèo 4. Một vài hoạt động nhân đạo đang được tổ chức và hưởng ứng hiện nay là: Hiến máu nhân đạo; ủng hộ nạn nhân chất độc da cam; hiến xác nhân đạo, hiến bộ phận cơ thể người; góp đá xây dựng Trường Sa 5. Hai hình ảnh thiên nhiên được tác giả sử dụng để miêu tả tiếng thơ thầy đọc là: “Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà” và “Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời”. 6. Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong dòng thơ là: - Diễn tả chính xác, tinh tế cung bậc, sắc thái của tiếng thơ thầy đọc: cũng êm ái, thiết tha, trìu mến, yêu thương như tiếng của người bà thân yêu. - Giúp lời thơ trở nên giàu hình ảnh và sức biểu cảm, cho thấy dấu ấn sáng tạo riêng của tác giả. 7. Tình cảm mà nhà thơ dành cho người thầy của mình là nhớ thương tha thiết và trân trọng, yêu qu. 8. Suy nghĩ về những công ơn của thầy cô trong cuộc đời của mỗi một con người: - Các em nên có suy nghĩ riêng, nhưng cần lưu .: + Thầy cô không chỉ mang đến cho mỗi người nhiều tri thức, kĩ năng sống bổ ích mà còn hướng dẫn mỗi người tìm ra phương pháp học, phương pháp thành đạt trong đời. + Các thầy cô cũng dạy mỗi người lẽ sống cao đẹp ở đời; là những tấm gương đạo đức, lối sống mẫu mực để học trò noi theo. - Có thể liên hệ: “Mặt trời, mặt trăng có thể lặn, nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta thì sẽ còn mãi trong đời” (Lỗ Tấn) II. PHẦN LÀM VĂN: Câu 1: Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về. kiến sau: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ qu. giá khác nữa” 1. Giải thích . kiến Về nội dung trực tiếp, câu trích này nói về hậu quả của việc đánh mất niềm tin vào bản thân. Về thực chất, . kiến này đề cập đến vai trò quyết định của lòng tự tin. 2. Bàn luận về tự tin và mất tự tin - Người có lòng tự tin luôn khẳng định năng lực và phẩm chất của mình, coi đó là nguồn sức mạnh chân chính, có nghĩa quyết định, giúp con người vững vàng, lạc quan và thành công trong cuộc sống. Do đó tự tin là đức tính qu. báu. - Khi mất tự tin: DeThiVan.com Đề thi khảo sát Văn 12 sở Hà Nội 2016 (Có đáp án) - DeThiVan.com + Nhưng khác với những dòng sông ấy, sông Hương vẫn có vẻ đẹp riêng: • Sông Hương “chỉ thuộc về một thành phố duy nhất”. Sông Hương đã thực sự hiện lên với vẻ đẹp của một người con gái chung tình. • Sông Hương mang nguồn nước – cũng là nguồn sống đến cho Huế, còn Huế lại dùng tán lá của những cây đa, cây cừa cổ thụ để che mát cho dòng sông xinh đẹp của mình. Cái tôi đắm say, tình tứ, lãng mạn của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã cảm nhận sông Hương và Huế như một cặp tình nhân chung thủy, thiết tha. • Sông Hương đã mang đến cho chốn cố đô một vẻ đẹp cổ xưa mà dân dã, bình dị với “những ánh lửa thuyền chài lập lòe trong sương đêm”, một vẻ đẹp mà “không một thành phố hiện đại nào còn thấy được”. • Nhiều dòng sông khác khi đi qua thành phố của mình thường trôi đi rất nhanh, riêng sông Hương khi qua Huế lại “trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh”. Với Hoàng Phủ Ngọc Tường, đó không chỉ là dòng chảy tự nhiên của sông Hương mà còn là tình yêu lặng lẽ, nhưng sâu sắc mà sông Hương dành cho thành phố. Vì quá yêu Huế, nên khi ở bên Huế, sông Hương đã chảy rất chậm, giống như một người con gái muốn ở mãi bên người mình yêu, không muốn rời xa. - Trong cảm nhận của nhà văn, sông Nê va rất đẹp, nhưng sông Hương còn đẹp và quyến rũ hơn nhiều: + Qua cảm nhận tinh tế của nhà văn, dưới ánh sáng mặt trời mùa xuân, sông Nê – va hiện lên vô cùng tươi đẹp, đầy sức hấp dẫn và quyến rũ. Mỗi “tảng băng”, “phiến băng” trên sông Nê – va cũng nhấp nháy trăm màu, cũng giống như những “con thuyền xinh đẹp”, những “con tàu thủy tinh”, còn những “con chim hải âu tinh nghịch đứng co một chân” lên trên những phiến băng ấy được nhà văn cảm nhận như những “hành khách tí hon”. + Đối diện trước sông Nê – va vô cùng xinh đẹp, dù xa Huế gần nửa vòng trái đất, Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn thấy sông Hương tìm về trong nỗi nhớ: “Lúc ấy, tôi lại nhớ con sông Hương của tôi, chợt thấy qu. điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố”. Cái tôi tài hoa uyên bác của nhà văn không chỉ cảm nhận điệu chảy lặng lờ của sông Hương qua “trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy” – nghĩa là cảm nhận bằng cái nhìn của hội họa - mà còn hoài niệm về nhịp chảy sông Hương bằng cả tâm hồn âm nhạc. Trong niềm thương nhớ của nhà văn, “điệu chảy lặng lờ” ấy của sông Hương cũng chính là “điệu slow tình cảm” dành riêng cho Huế. Việc luôn cảm nhận sông Hương như một người con gái chung tình càng làm nổi bật lên cái tôi đắm say, tình tứ của nhà văn. c. Kết luận: - Trong đoạn trích, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thể hiện nhiều phát hiện mới mẻ, độc đáo về vẻ đẹp của dòng sông Hương. Sông Hương là hiện thân cho vẻ đẹp của con người xứ Huế, của thiên nhiên xứ Huế và thiên nhiên đất Việt. - Qua đó Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng bộc lộ một tình yêu đắm say đối với thiên nhiên xứ Huế; niềm tự hào và sự gắn bó thiết tha, sâu nặng với thiên nhiên đất Việt, với đất nước và quê hương xứ sở của mình. Đó cũng là vẻ đẹp tâm hồn của một nhân văn “lãng mạn và tài hoa, say đắm với quê hương, thiết tha với đất nước, tận tuỵ với văn chương, chung thuỷ với bạn bè” (Ngô Minh). DeThiVan.com
File đính kèm:
- de_thi_khao_sat_van_12_so_ha_noi_2016_co_dap_an.doc