Đề thi khảo sát Văn 12 sở Hà Nội 2018 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát Văn 12 sở Hà Nội 2018 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi khảo sát Văn 12 sở Hà Nội 2018 (Có đáp án)
Đề thi khảo sát Văn 12 sở Hà Nội 2018 (Có đáp án) - DeThiVan.com SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC SINH LỚP 12 HÀ NỘI Năm học 2017 – 2018 ĐỀ CHÍNH THỨC Bài kiểm tra: NGỮ VĂN (Đề kiểm tra có 02 trang) Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Họ làm việc cật lực suốt cả tuần đằng đẵng, họ khổ sở vì làm việc, không phải vì họ thích làm việc, mà vì họ cảm thấy họ phải làm. Họ phải làm việc, vì họ phải trả tiền thuê nhà, vì họ phải nuôi gia đình. Họ gánh tất cả những nhọc nhằn bất mãn ấy, và khi họ nhận được những đồng tiền của mình, họ không hạnh phúc. Họ có hai ngày để nghỉ ngơi, làm điều họ muốn làm, và họ làm gì? Họ tìm cách chạy trốn. Họ uống say mềm vì họ không ưa chính họ. Họ không thích cuộc sống của họ. Có nhiều cách để chúng ta tự làm tổn thương mình, khi chúng ta không ưa bản thân mình. Mặt khác, nếu bạn hành động chỉ vì lợi ích của hành động đó, mà không mong chờ phần thưởng, bạn sẽ thấy rằng bạn vui thích với mỗi hành động bạn thực hiện. Các phần thưởng rồi sẽ đến, nhưng bạn không bị ràng buộc vào phần thưởng. Bạn thậm chí còn nhận được cho mình nhiều hơn những gì bạn tưởng tượng, khi không mong chờ phần thưởng. Nếu chúng ta yêu thích điều chúng ta làm, nếu chúng ta luôn làm hết khả năng của mình, khi ấy chúng ta sẽ được tận hưởng cuộc sống một cách thực sự. Chúng ta có niềm vui, chúng ta không chán nản, và chúng ta không thất vọng (Bốn thỏa ước, Don Miguel Ruiz, Nguyễn Trung Kỳ dịch, NXB Tri thức, 2017) Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? (nhận biết) Câu 2. Trong văn bản trên, tác giả đã chỉ ra những thái độ nào của con người đối với công việc? Những biểu hiện nào thể hiện thái độ tích cực? (thông hiểu) Câu 3. Trong đoạn trích có câu Họ tìm cách chạy trốn. Theo anh/chị, tác giả muốn nói họ tìm cách chạy trốn khỏi điều gì? (thông hiểu) Câu 4. Anh/chị có đồng tính với ý kiến: Mặt khác, nếu bạn hành động chỉ vì lợi ích của hành động đó, mà không mong chờ phần thưởng, bạn sẽ thấy rằng bạn vui thích với mỗi hành động bạn thực hiện? Vì sao? (vận dụng) II. LÀM VĂN Câu 1. Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy việt một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về cách để mỗi người có thể tận hưởng cuộc sống một cách thực sự. (vận dụng cao) Câu 2. Trong Vội vàng, nhà thơ Xuân Diệu viết: DeThiVan.com Đề thi khảo sát Văn 12 sở Hà Nội 2018 (Có đáp án) - DeThiVan.com HƯỚNG DẪN LÀM BÀI I. ĐỌC Câu 1: HIỂU * Phương pháp: Căn cứ các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, * Cách giải: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. Câu 2: * Phương pháp: Phân tích, tổng hợp. * Cách giải: _ Những thái độ của con người với công việc: + Công việc như một việc phải làm, không có niềm đam mê, yêu thích với công việc. + Công việc như một niềm đam mê, họ yêu thích công việc của mình. _ Biểu hiện thể hiện thái độ tích cực: + Nếu hành động chỉ vì lợi ích của hành động đó, không mong chờ phần thưởng bạn sẽ nhận được phần thưởng lớn hơn mình tưởng tượng. + Làm điều mình yêu thích bằng tất cả khả năng của mình sẽ là cách bạn tận hưởng cuộc sống một cách thực sự. + Khi ấy chúng ta sẽ có niềm vui, không chán nản, không thất vọng, Câu 3: * Phương pháp: Phân tích, tổng hợp. * Cách giải: Điều “họ tìm cách chạy trốn” là: công việc không yêu thích, những gánh nặng đè nặng lên vai họ: tiền nhà, gia đình, và chạy trốn chính bản thân mình. Câu 4: * Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, giải thích. * Cách giải: Học sinh có thể lựa chọn đồng ý hoặc không đồng ý miễn là có cách lí giải hợp lí. _ Nếu lựa chon đồng tình có thể lí giải: khi chúng ta làm vì niềm yêu thích, đam mê với công việc thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn, có hứng thú trong công việc hơn. _ Nếu lựa chọn không đồng tình có thể lí giải: mỗi công việc nếu không có phần thưởng được đặt ra trước chúng ta sẽ mất đi động lực để ta không ngừng tiến lên, vượt qua những trở ngại. Phần thưởng càng lớn động lực quyết tâm phấn đấu càng cao. DeThiVan.com Đề thi khảo sát Văn 12 sở Hà Nội 2018 (Có đáp án) - DeThiVan.com Yêu cầu hình thức: _Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. _Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu nội dung: Giới thiệu tác giả, tác phẩm _Xuân Diệu là cây bút xuất sắc của phong trào Thơ mới. Ông được giới trẻ tấn phong là ông hoàng của thơ tình yêu bởi đã đem vào thơ tình một quan niệm đầy đủ, toàn diện, một cách thể hiện mới mẻ, phong phú đặc biệt là sự diễn đạt chân thực và táo bạo về tình yêu. Xuân Diệu đem đến cho thơ hiện đại Việt Nam một giọng điệu thiết tha, sôi nổi. _Vội vàng được in trong tập Thơ thơ (1938). Thi phẩm đầu tay này ngay lập tức vinh danh Xuân Diệu như một đại biểu tiêu biểu nhất của phong trào thơ Mới. _Xuân Quỳnh là gương mặt tiêu biểu thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường. _Sóng (1967) là bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Phân tích * Đoạn thơ trong bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu bộc lộ một cái tôi sôi nổi, vồ vập và giàu khát vọng và yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt. _Câu thơ mở đầu đoạn thơ Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm như một lời giục giã nhanh chóng tận hưởng vẻ đẹp cuộc sống. Có lẽ sự nhạy cảm về thời gian đã khiến Xuân Diệu lúc nào cũng cuống quýt, vội vàng. _Chữ tôi trong đoạn thơ mở đầu đã chuyển thành chữ ta ở đoạn cuối. Dường như có sự đồng thuận mặc nhiên nào đó mà cảm xúc của cái tôi bỗng hòa nhập vào cái ta rộng mở. _Nhịp thơ sau một hồi ngưng đọng lại như hối hả, gấp gáp hơn chuyển tải cả một dòng cảm xúc say sưa, ào ạt. _Tác giả dùng một loạt các động từ mạnh ôm, riết, say, hôn,... thể hiện ước muốn tận hưởng bằng tất cả các giác quan. _Các bổ ngữ -> bày ra bàn tiệc thịnh soạn của cuộc đời, có đầy đủ thanh sắc, đẹp vô cùng, trần trề vô cùng. _Liên từ và, cho... được lặp lại -> nhấn mạnh sự ăm ắp, thịnh soạn của bàn tiệc của mùa xuân, bàn tiệc của cuộc đời. _Một loạt tính từ và cũng là từ láy: chếnh choáng, đã đầy, no nê -> diễn tả sự thỏa mãn tận cùng. _Tác giả khép lại mong muốn của mình bằng: + Lời gọi: hỡi xuân hồng -> mùa xuân không còn vô hình, trừu tượng mà trở thành con người hữu hình, thân thiết. + Biện pháp chuyển đổi cảm giác: xuân -> xuân hồng -> muốn cắn -> mong muốn DeThiVan.com Đề thi khảo sát Văn 12 sở Hà Nội 2018 (Có đáp án) - DeThiVan.com Nét tương đồng và khác biệt * Tương đồng: _Đều viết sự thay đổi của hai người nông dân. _Tình yêu thương chính là nguyên nhân làm thức tỉnh những cảm xúc, cảm giác của các nhân vật. * Khác biệt: _Mỗi nhân vật lại có chiều hướng phát triển số phận theo các cách khác nhau: Tràng là dấu hiệu của sự đổi đời còn Chí Phèo lại đi vão ngõ cụt của sự tuyệt vọng, bi kịch. * Lí giải khác nhau: _ Chí Phèo là sáng tác chịu ảnh hưởng của cảm quan hiện thực trước Cách mạng của nhà văn Nam Cao. Nhân vật chưa tìm được lối thoát cho mình. _ Vợ nhặt là sáng tác chịu ảnh hưởng của cảm quan hiện thực sau Cách mạng của nhà văn Kim Lân. Nhân vật đã tìm được lối thoát cho chính mình Tổng kết DeThiVan.com
File đính kèm:
- de_thi_khao_sat_van_12_so_ha_noi_2018_co_dap_an.docx