Đề thi khảo sát Văn 12 sở Hà Nội 2024 (Có đáp án)

docx 6 trang Thúy Bình 10/12/2024 191
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát Văn 12 sở Hà Nội 2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi khảo sát Văn 12 sở Hà Nội 2024 (Có đáp án)

Đề thi khảo sát Văn 12 sở Hà Nội 2024 (Có đáp án)
 Đề thi khảo sát Văn 12 sở Hà Nội 2024 (Có đáp án) - DeThiVan.com
 UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI KỲ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC SINH LỚP 12
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2023 – 2024
 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
 quê hương tôi bé nhỏ đẹp xinh 
 có đêm sâu ẩn náu mặt trời vàng 
 có đá trong mưa lửa trong nắng 
 dòng sông cạn mà đồng lại sâu 
 có mẹ Âu Cơ đẻ ra trăm trứng 
 chim Lạc bay về trên mặt trống Đông Sơn 
 có Loa Thành mở ra kho truyền thuyết
 những điều ấy trẻ em đều biết 
 đất nước tôi dài thắt đáy lưng ong 
 mỏng như đòn gánh 
 hai đầu vựa lúa phì nhiêu người miền Nam hào phóng 
 người miền Bắc cần cù 
 đất nước tôi có biển Đông 
 vừa đủ mặn mồ hôi bốn ngàn năm lao động 
 đất nước tôi có núi cao 
 vừa đủ trèo lên để ngắm hết lãnh thổ mình 
 có những nụ cười xinh 
 sáng từ trong nước mắt 
 (Trích Quê hương mặt trời vàng, Thu Bồn, Thơ Việt Nam 1945-1985, 
 NXB Văn học, 1985, tr.295) 
Thực hiện các yêu cầu: 
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích. 
Câu 2. Chỉ ra ít nhất 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên. 
Câu 3. Đoạn thơ dưới đây cho anh/chị nhận thấy những vẻ đẹp nào của đất nước Việt Nam? 
 có mẹ Âu Cơ đẻ ra trăm trứng 
 chim Lạc bay về trên mặt trống Đông Sơn 
 có Loa Thành mở ra kho truyền thuyết 
 những điều ấy trẻ em đều biết 
 đất nước tôi dài thắt đáy lưng ong 
 mỏng như đòn gánh 
 hai đầu vựa lúa phì nhiêu
Câu 4. Từ cách hiểu của anh/chị về hai dòng thơ kết thúc đoạn trích, hãy rút ra bài học về thái 
độ sống cho bản thân: có những nụ cười xinh sáng từ trong nước mắt
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
 DeThiVan.com Đề thi khảo sát Văn 12 sở Hà Nội 2024 (Có đáp án) - DeThiVan.com
 HƯỚNG DẪN CHẤM, THANG ĐIỂM
Phần Câu Nội dung Điểm
 I ĐỌC HIỂU 3,0
 1 Thể thơ: tự do. 0,75
 2 Biện pháp tu từ được thể hiện trong đoạn thơ: 0,75
 + So sánh: mỏng như đòn gánh... 
 + Điệp từ/ngữ, điệp cấu trúc (đất nước tôi, vừa đủ mặn/ vừa đủ trèo...) 
 + Ẩn dụ: mặt trời vàng, mưa lửa, 
 + Liệt kê: có đá trong mưa, có mẹ Âu Cơ, có Loa Thành 
 Hướng dẫn chấm: Học sinh gọi tên và chỉ ra biểu hiện của 2 biện 
 pháp: 0,75 điểm; gọi tên 2 biện pháp nhưng chỉ nêu biểu hiện của 1 
 biện pháp: 0,5 điểm; gọi tên mà không nêu biểu hiện của 2 biện pháp: 
 0,25 điểm. 
 3 Vẻ đẹp của đất nước Việt Nam được thể hiện qua những dòng thơ: 1,0
 + Giàu truyền thống lịch sử, văn hóa: truyền thuyết về mẹ Âu Cơ, về 
 Loa Thành, hình ảnh chim Lạc trên mặt trống Đông Sơn. 
 + Duyên dáng, xinh đẹp: hình ảnh đất nước dài thắt đáy lưng ong. 
 + Trù phú, giàu đẹp: hình ảnh vựa lúa phì nhiêu. 
 Hướng dẫn chấm: Học sinh nêu đủ 3 biểu hiện và dẫn chứng: 1,0 
 điểm; nêu 2 biểu hiện và dẫn chứng: 0,75 điểm; nêu 1 biểu hiện và dẫn 
 chứng: 0,5 điểm; nêu 2 biểu hiện và không có dẫn chứng: 0,5 điểm; 
 nêu 1 biểu hiện và không có dẫn chứng hoặc chỉ chép lại thơ mà không 
 nêu thành biểu hiện: 0,25 điểm. 
 4 - Học sinh nêu cách hiểu về hai dòng thơ, rút ra thái độ sống phù hợp. 0,5
 Sau đây là gợi ý: 
 - Học sinh lí giải được hai dòng thơ qua hình ảnh nụ cười xinh và nước 
 mắt. 
 - Rút ra thái độ sống: tích cực, lạc quan, bản lĩnh 
 Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm; chỉ trình bày được 1 ý: 0,25 
 điểm. 
 II LÀM VĂN 7,0
 1 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về cách ứng xử 2,0
 cần có của tuổi trẻ trước cái mới trong thời đại công nghệ số. 
 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25
 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, móc 
 xích, song hành hoặc tổng-phân-hợp. 
 b. Xác định vấn đề cần nghị luận: Cách ứng xử cần có của tuổi trẻ 0,25
 trước cái mới trong thời đại công nghệ số. 
 c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0
 Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề 
 nghị luận theo nhiều cách nhưng phải đưa ra suy nghĩ về cách ứng xử 
 DeThiVan.com Đề thi khảo sát Văn 12 sở Hà Nội 2024 (Có đáp án) - DeThiVan.com
 * Những nét đặc sắc về nội dung: Trong đêm xử kiện đầy vô lí, bất 2,5
 công với A Phủ tại nhà thống lí Pá Tra, người đọc thấy được thân phận 
 bất hạnh của A Phủ và Mị dưới chế độ thực dân và chúa đất miền núi.
 - Cả A Phủ và Mị đều chịu những chà đạp về thể xác: A Phủ phải quỳ 
 cả đêm, bị cả bọn trai làng xô vào đánh, mặt sưng lên, môi và đuôi mắt 
 giập chảy máu; Mị thức suốt đêm xoa thuốc dấu cho chồng dù đêm 
 trước vừa bị chồng trói đứng, đau ê ẩm, lúc nào gục thiếp đi lại bị A Sử 
 đạp chân vào mặt
 - Cả A Phủ và Mị đều chịu những chà đạp về tinh thần: Trong đêm ấy, 
 họ là hai con người khốn cùng bị đối xử bất công; họ không chỉ bị 
 đánh mà còn bị chửi (A Phủ phải chịu “điệp khúc” đánh, kể, chửi, 
 hút) hoặc bị ngược đãi (Mị bị A Sử hành hạ một cách phi nhân 
 tính)
 * Những nét đặc sắc về nghệ thuật:
 - Nghệ thuật dựng cảnh: miêu tả song hành tình cảnh của A Phủ và Mị; 
 tương phản đối lập giữa Mị, A Phủ và những kẻ thống trị, tay sai.
 - Nghệ thuật trần thuật hấp dẫn với giọng điệu kịch tính và các biện 
 pháp tu từ
 - Nghệ thuật dự báo trong xây dựng cốt truyện: đoạn trích là sự “chuẩn 
 bị” cho sự đồng cảm của Mị và A Phủ ở phần sau truyện.
 * Đánh giá chung: Đoạn trích thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo sâu 
 sắc với sự am hiểu về đời sống Tây Bắc của nhà văn; nghệ thuật tự sự 
 hấp dẫn
 Hướng dẫn chấm: Phân tích được những nét đặc sắc về nội dung và 
 nghệ thuật của đoạn trích: 2,5 điểm; Phân tích chưa phong phú (còn 
 thiếu ý) hoặc chưa sâu sắc: 1,75 - 2,25 điểm; Phân tích chung chung, 
 chỉ diễn xuôi lại đoạn trích, chưa rõ các biểu hiện: 0,75 - 1,25 điểm; 
 Phân tích chung chung, không rõ các biểu hiện: 0,25 - 0,5 điểm.
 * Nhận xét về số phận người lao động dưới chế độ thực dân và chúa 0,5
 đất miền núi:
 - A Phủ và Mị là những người lao động có số phận khốn khổ vì phải 
 chịu bao bất công, ngang trái đến phi lí, tàn bạo bởi chế độ thực dân 
 phong kiến miền núi.
 - Những thân phận đau khổ trong đoạn trích được xây dựng mang tính 
 điển hình, chân thực, sống động với sự thấu hiểu sâu sắc của nhà văn 
 Tô Hoài.
 Hướng dẫn chấm: Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm; trình bày được 1 ý: 
 0,25 điểm.
 d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng 0,25
 Việt. 
 đ. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn 0,5
 đề nghị luận. 
 Tổng điểm 10,0
 DeThiVan.com

File đính kèm:

  • docxde_thi_khao_sat_van_12_so_ha_noi_2024_co_dap_an.docx