Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT 2020 môn Ngữ Văn (Có đáp án)

docx 12 trang Thúy Bình 01/10/2024 440
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT 2020 môn Ngữ Văn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT 2020 môn Ngữ Văn (Có đáp án)

Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT 2020 môn Ngữ Văn (Có đáp án)
 Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT 2020 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThiVan.com
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2020 
 ĐỀ THI THAM KHẢO Bài thi: NGỮ VĂN
 LẦN 1 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) 
Đọc đoạn trích 
 Thế nào là anh hùng? Theo tôi, anh hùng là người can đảm cống hiến trong mọi hoàn cảnh dù là khó 
khăn nhất; là một cá nhân hành động không vị kỉ và luôn đòi hỏi bản thân mình phải tốt hơn so với mức kì 
vọng của mọi người, là người xem thường nghịch cảnh để kiên quyết thực hiện điều mình tin tưởng mà 
không hề sợ hãi. Anh hùng là người muốn cống hiến, sẵn sàng trở thành hình mẫu và sống thật với niềm tin 
xác quyết của mình. Anh hùng luôn xây dựng chiến lược để đảm bảo đạt được kết quả và theo đuổi đến khi 
thành quả mong muốn trở thành hiện thực; họ sẵn sàng thay đổi phương pháp nếu cần thiết và hiểu tầm 
quan trọng của những hành động nhỏ. Anh hùng không phải là mẫu người “hoàn hảo” vì chẳng có ai hoàn 
hảo. Chúng ta đều mắc sai lầm, nhưng điều đó không phủ nhận những cống hiến của chúng ta trong đời. 
 (Trích Đánh thức con người phi thường trong bạn - Anthony Robbins, 
 NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr. 397 - 398) 
Thực hiện các yêu cầu: 
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 
Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả cho rằng anh hùng là người có thái độ như thế nào trước khó khăn, nghịch 
cảnh? 
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về câu: Anh hùng không phải là mẫu người “hoàn hảo” vì chẳng có ai 
hoàn hảo? 
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: Chúng ta đều mắc sai lầm nhưng điều đó không phủ nhận 
những cống hiến của chúng ta trong đời? Vì sao?
 II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 
Câu 1 (2.0 điểm) 
 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ 
của anh/chị về những hành động nhỏ làm nên người anh hùng giữa đời thường. 
Câu 2 (5.0 điểm) 
 Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đêm mùa xuân ở Hồng Ngài (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)1. 
 ------------ HẾT ------
Họ, tên thí sinh: .............. ................................;Số báo danh:.............. ...................................................
Chữ ký của cán bộ coi thi 1: ............................; Chữ ký của cán bộ coi thi 2: ........................................
1 Theo Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019 
 DeThiVan.com Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT 2020 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThiVan.com
 - Giải thích:
 + “Những hành động nhỏ” là những việc làm nhỏ, bình dị trong cuộc sống hàng ngày. 
 + “Người anh hùng giữa đời thường” là cá nhân luôn sống và cống hiến những giá trị tích cực cho 
 cộng đồng. 
 - Bàn luận vấn đề:
 + Cái đẹp, cái tốt không nhất thiết phải là những cái lớn lao, kì vĩ. Những hành động nhỏ có ý nghĩa 
 sẽ góp phần xây dựng và bảo vệ cộng động, tạo ra động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển của xã hội. 
 + Cá nhân thực hiện hành động nhỏ cống hiến, có ích cho cộng đồng sẽ trở thành những người anh 
 hùng giữa cuộc sống đời thường.
 - Dẫn chứng: 
 + Trong việc phòng chống tội phạm, những việc làm của các hiệp sĩ đường phố đã góp phần bảo vệ an 
 ninh trật tự của các tuyến phố tại Thành phố Hồ Chí Minh. 
 + Trong đại dịch SAT. 
 - Covid 2, những y bác sĩ, chiến sĩ công an, anh bộ đội, bà mẹ Việt Nam anh hùng, thanh niên, nhân 
 dân,... đã có những hành động nhỏ bé như khám chữa bệnh, quyên góp lương thực, làm tình nguyện 
 viên, tự giác cách li... Chính những hành động ấy đã cùng Đảng và Nhà nước góp phần chống lại dịch 
 bệnh với lời kêu gọi “chống dịch như chống giặc”. 
 - Liên hệ đến hành động thực tiễn của bản thân. 
 Chính tả, ngữ pháp. 
 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. 
 Sáng tạo 
 Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 
 2 Đề bài: Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đêm mùa xuân ở Hồng Ngài (Vợ chồng A Phủ - 
 Tô Hoài)1. 
 Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.
 Mở bài giới thiệu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề.
 Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. 
 Nhân vật Mị trong đêm mùa xuân ở Hồng Ngài. 
 Nội dung: 
 1. Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài và truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”.
 2. Phân tích 
 a. Khái quát đôi nét về nhân vật Mị: 
 Một cô gái H'mông đẹp người đẹp nết, cần cù, đảm đang hiếu thảo, ham sống, giàu lòng yêu đời và tài 
 hoa... phải đổi cả cuộc đời và tuổi trẻ của mình vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ để lại. 
 + Mị bị A Sử cướp về làm vợ, phải sống chuỗi ngày đau thương, tủi nhục, tăm tối. Danh nghĩa là dâu 
 nhưng thực tế Mị chi là một thứ nô lệ không công cho nhà Pá Tra. Mị phải chịu đựng cuộc sống tàn 
 DeThiVan.com Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT 2020 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThiVan.com
 + Dùng hình tượng thiên nhiên để miêu tả tâm trạng. 
 + Chủ yếu miêu tả bằng đời sống nội tâm. 
 - Nghệ thuật kể chuyện: Dùng ngôn ngữ nữa trực tiếp tạo nên giọng kể của tác giả hòa nhập với dòng 
 ý nghĩ và tiếng nói bên trong của nhân vật. 
 * Nhận xét về giá trị nhân đạo 
 - Với thành công trong việc phân tích tâm lí nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân, nhà văn đã tạo nên 
 những trang viết thấm đẫm giá trị nhân đạo: đồng cảm với thân phận khổ đau ca ngợi, trân trọng 
 những khát vọng và sức sống của họ, niềm tin mãnh liệt vào sức sống tiềm tàng của con người.
 Chính tả, ngữ pháp 
 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
 Sáng tạo 
 Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
 DeThiVan.com Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT 2020 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThiVan.com
 Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
 Anh bạn dãi dầu không bước nữa
 Gục lên sóng mũ bỏ quên đời!
 Chiều chiều oai linh thác gầm thét
 Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
 Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
 Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
 (Theo Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.88)
Trình bày cảm nhận của anh/chị về khung cảnh thiên nhiên và hình ảnh người lính trong đoạn thơ trên.
 DeThiVan.com Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT 2020 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThiVan.com
+ Tôn trọng quan điểm của người khác sẽ tạo ra một môi trường sống lành mạnh, tích cực, văn minh, thúc 
đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân.
Học sinh lấy dẫn chứng để chứng minh cho từng luận điểm. Dẫn chứng được đưa ra cần cụ thể và thuyết 
phục. Ví dụ: Khi nghe tin quân Thanh sang xâm lược, ban đầu Nguyễn Huệ định thân chinh cầm quân đi 
ngay. Nhưng sau đó ông đã lắng nghe ý kiến của tướng sĩ, tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là 
Quang Trung. Việc Nguyễn Huệ tôn trọng quan điểm, ý kiến của các tướng sĩ giúp nhà vua thu phục được 
lòng dân, tạo nên khối sức mạnh đoàn kết của dân tộc, đánh đuổi được bè lũ bán nước, cướp nước.
Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Câu 2:
1, Giới thiệu tác giả Quang Dũng và tác phẩm Tây Tiến và đoạn thơ.
Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng trước hết là 
một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính 
Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình.
Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ, 
được in trong tập Mây đầu ô (1986). 
– Đoạn thơ mở đầu bài Tây Tiến tái hiện trước mặt người đọc khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ và 
hình ảnh người lính Tây Tiến vừa hào hùng, vừa bi tráng.
2, Cảm nhận về khung cảnh thiên nhiên và hình ảnh người lính trong đoạn thơ trên.
Đoạn thơ mở đầu bằng hai câu thơ mang cảm xúc chủ đạo của toàn đoạn thơ. Cảm xúc ấy là nỗi nhớ:
 Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
 Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
+ Đối tượng của nỗi nhớ ấy là con Sông Mã, con sông gắn liền với chặng đường hành quân của người lính. 
Đối tượng nhớ thứ hai là nhớ Tây Tiến, nhớ đồng đội, nhớ bao gương mặt một thời chinh chiến.
+ Nỗi nhớ ấy được bật lên thành tiếng gọi tha thiết “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi” gợi lên bao nỗi niềm lâng 
lâng khó tả.
+ Đối tượng thứ ba của nối nhớ đó là “nhớ về rừng núi”. Rừng núi là địa bàn hoạt động của Tây Tiến với 
bao gian nguy, vất vả nhưng cũng thật trữ tình, lãng mạn. Nhưng nay, tất cả đã “xa rồi”. “Xa rồi nên mới 
nhớ da diết như thế.
+ Điệp từ nhở được nhắc lại hai lần như khắc sâu thêm nỗi lòng của nhà thơ. Đặc biệt tình cảm ấy được 
Quang Dũng thể hiện bằng ba từ “nhớ chơi vơi”, cùng với cách hiệp vần “gi” ở câu thơ trên làm nổi bật một 
nét nghĩa mới. “Chơi vơi” là trạng thái trơ trọi giữa khoảng không rộng, không thể bấu víu vào đâu cả. “
Nhớ chơi vơi” có thể hiểu là một mình giữa thế giới hoài niệm mênh mông, bề bộn, không đầu, không cuối, 
không thứ tự thời gian, không gian. Đó là nỗi nhớ da diết, miên man, bồi hồi, bâng khuâng, sâu lắng làm cho 
con người có cảm giác đứng ngồi không yên. b. Đoạn thơ còn lại là sự hồi tưởng về cuộc hành quân giữa núi 
rừng miền Tây hùng vĩ.
 DeThiVan.com

File đính kèm:

  • docxde_thi_minh_hoa_tot_nghiep_thpt_2020_mon_ngu_van_co_dap_an.docx