Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT 2024 môn Ngữ Văn (Có đáp án)

docx 6 trang Thúy Bình 01/10/2024 530
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT 2024 môn Ngữ Văn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT 2024 môn Ngữ Văn (Có đáp án)

Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT 2024 môn Ngữ Văn (Có đáp án)
 Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT 2024 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThiVan.com
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024
 ĐỀ THI THAM KHẢO Bài thi: NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
 Đã dạt về cuối trời những đám mây kia ơi
 vẫn đổ bóng sang vòm trời khác chân trời ấy làm sao chứa được
 những đám mây kia ơi
 bay nhẹ thế làm ta kinh ngạc đã có lúc ghì mình sát đất
 rồi bay theo mộng mị kiếp người
 bay như chưa biết mình từ nước hòa tất thảy vào đời sống khác
 chưa từng hóa cơn mưa lại làm mây di tán lưng trời
 chưa từng có phút giây cuồng nộ
 vô ưu bay, chẳng để ai ngờ
 (Trích Những đám mây cuối trời, Đoàn Văn Mật, 
 Ngoài mây trời đầy trống vắng, NXB Hội Nhà văn, 2023, tr. 53-54)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích.
Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ được thể hiện trong những dòng thơ sau: 
 bay như chưa biết mình từ nước 
 chưa từng hóa cơn mưa 
 chưa từng có phút giây cuồng nộ 
 vô ưu bay, chẳng để ai ngờ...
Câu 3. Nêu nội dung của những dòng thơ sau: 
 đã có lúc ghì mình sát đất
 rồi bay theo mộng mị kiếp người
 hòa tất thảy vào đời sống khác
 lại làm mấy di tán lưng trời 
Câu 4. Từ suy ngẫm của tác giả về Những đám mây cuối trời trong đoạn trích trên, anh/chị hãy rút 
ra bài học về lẽ sống cho bản thân.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
 DeThiVan.com Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT 2024 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThiVan.com
 HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1
Phương pháp: Căn cứ các thể thơ đã học.
Cách giải:
Thể thơ: tự do.
Câu 2
Phương pháp: Căn cứ các biện pháp tu từ, phân tích.
Cách giải:
Các biện pháp tu từ gồm:
- Biện pháp so sánh: “bay như chưa biết mình từ nước”.
- Phép điệp: “chưa từng”.
Câu 3
Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, phân tích.
Cách giải:
- Nội dung câu thơ là: Khổ thơ cho thấy sự hòa mình, hóa thân của những đám mây trong nhiều 
trạng thái tồn tại. Đồng thời thể hiện sự tuần hoàn vô tận của tự nhiên, vũ trụ.
Câu 4
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Cách giải:
Dựa vào nội dung bài thơ, học sinh đưa ra những bài học mà mình rút ra được.
Gợi ý:
- Luôn sống lạc quan, tích cực.
- Sống hết mình cho hiện tại.
- Chấp nhận những thử thách trong cuộc sống và vượt qua, hạnh phúc và bình thản sẽ đến.
- 
II. LÀM VĂN
Câu 1:
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,...) để tạo lập một văn bản nghị luận 
xã hội.
Cách giải:
 DeThiVan.com Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT 2024 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThiVan.com
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên 
kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
I. Mở bài:
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn tài hoa chuyên viết bút kí. Ông có một tình yêu mãnh liệt 
với thành phố Huế, vì thế Hoàng Phủ Ngọc Tường rất am hiểu về Huế. Phong cách sáng tác mang 
đậm chất tài hoa và uyên bác. 
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? là tác phẩm bút kí ông viết về Huế cùng con sông Hương thơ mộng 
với những khám phá về cả địa lý, lịch sử, văn hóa. 
* Khái quát vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về tình 
cảm của nhà văn đối với sông Hương.
II. Thân bài:
1) Khái quát chung:
a) Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần giữa của tác phẩm khi con sông Hương chảy ra khỏi 
thành phố Huế. 
b) Khái quát về sông Hương trên bản đồ địa lý:
- Sông Hương bắt nguồn từ dãy Trường Sơn với hai nhánh Tả Trạch và Hữu Trạch. Mỗi một nhánh 
đều đi qua rất nhiều ghềnh thác.
- Gặp nhau tại ngã ba Bằng Lăng. Từ đây sông Hương trở nên hiền hòa chảy qua vùng đồng bằng 
châu thổ ở ngoại ô xứ Huế rồi sau đó chảy qua cố đô Huế và đi qua vùng làng mạc để chảy ra biển 
tại của biển Thuận An.
- Nếu so với sông Đà, sông Hương không có độ dài ngắn hơn, trong đó đoạn chính chỉ dài 33 km.
 Từ dòng sông vô tri, sông Hương đã trở thành sinh thể có ngoại hình của một người con gái có 
cá tính, tâm hồn trong trang văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường. 
2. Cảm nhận về hình tượng sông Hương trong đoạn trích
a. Sông Hương dưới góc nhìn văn hóa:
- Sông Hương gắn bó trong cái nôi của nền âm nhạc Huế. Nghe âm nhạc cổ điển Huế trên dòng 
Hương, để thưởng thức nét đẹp trong không gian văn hoá nơi nó được sinh thành, để cảm nhận dư 
âm, trang trọng, sang nhã của toàn bộ nền âm nhạc xứ Cố đô. 
- Sự sinh thành nền âm nhạc Huế được giải thích như thế này: Vào những đêm trăng thanh, không 
gian lặng tờ đến mức có thể nghe được tiếng động rất nhẹ của những nhịp chèo, mái đầy, câu hò,... 
Nhịp chèo mái đẩy đã làm nên tiết tấu, những câu hò đã làm nên giai điệu, từ đó dần tạo nên những 
bản nhạc, những khúc hát gắn mình với dòng Hương giang. Chính những người nghệ sĩ trên sông 
nước đã tạo nên những âm khúc đầu tiên, đặt nền móng cho nền âm nhạc xứ Huế, của khúc Tứ đại 
cảnh nổi tiếng.
 DeThiVan.com

File đính kèm:

  • docxde_thi_minh_hoa_tot_nghiep_thpt_2024_mon_ngu_van_co_dap_an.docx