Đề thi thử tốt nghiệp THPT Lần 1 môn Văn Nam Định 2023 (Có đáp án)

docx 4 trang Thúy Bình 02/07/2024 1050
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp THPT Lần 1 môn Văn Nam Định 2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử tốt nghiệp THPT Lần 1 môn Văn Nam Định 2023 (Có đáp án)

Đề thi thử tốt nghiệp THPT Lần 1 môn Văn Nam Định 2023 (Có đáp án)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 NAM ĐỊNH
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 2023
Môn: Ngữ văn - lớp 12 THPT
(Thời gian làm bài: 120 phút)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 
Đọc đoạn trích sau 
Mẹ dặn con những giọng cười đi mượn 
Sớm muộn gì cũng phải trả người ta 
Muối đã mặn đừng pha thêm nước mắt 
Mồ hôi sẽ lọc mình tinh khiết 
Và nụ cười trở lại sáng bờ môi [...] 
Mẹ là mặt trời sớm mai vẫn mọc 
Từ trong bếp nhà mình rồi mới rạng khắp sân 
Mẹ là trầm tích của những gian truân 
Đưa con đến bến bờ huyền thoại 
Bến bờ của những đứa con trai 
Không chệch hướng giữa muôn trùng cửa ải 
Dẫu mưa quây khú cả nắng vàng 
Bến bờ của những thân con gái 
Biết dựng lâu đài trên mảnh đất hoang 
Mẹ là trầm tích của làng quê hoa trái 
Cất giữ mọi giấc mơ rồi có mặt trên đời 
 Mẹ là trầm tích của bạt ngàn thương mến 
Xanh mát màu trời đượm ấm hương quê 
Đưa ngọn gió trở về xóm nhỏ 
Đưa cơn mưa xuống mạch giếng làng 
Đưa mây trắng về trời khêu lại nắng 
Đưa nỗi buồn ra khỏi thôn trang 
 Mọi con đường trên trái đất rồi cũng võ vàng 
Con có thể đi cùng kiệt 
Khi chạm phải ba - ri - e của sự kiệt cùng 
Con sững sờ chạm phải bóng quê hương 
(Trích "Những viên đá lẻ", Trầm tích, Hoàng Trần Cương, NXB Hội nhà văn, 1996)
Thực hiện các yêu cầu sau: 
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích. 
Câu 2. Theo đoạn trích, những gian truân trong đời mẹ có ý nghĩa như thế nào với đứa 
con? 
Câu 3. Nêu hiệu quả của phép điệp được sử dụng trong đoạn thơ sau: 
Mẹ là trầm tích của bạt ngàn thương mến 
Xanh mát màu trời đượm ấm hương quê 
Đưa ngọn gió trở về xóm nhỏ 
Đưa cơn mưa xuống mạch giếng làng 
Đưa mây trắng về trời khêu lại nắng 
Đưa nỗi buồn ra khỏi thôn trang 
Câu 4. Những lời dặn của mẹ "Mồ hôi sẽ lọc mình tinh khiết/ Và nụ cười trở lại sáng bờ 
môi" gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 
Câu 1 (2,0 điểm). 
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc/hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình 
bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của sự gắn kết giữa con người với quê hương mình. 
Câu 2 (5,0 điểm) 
Trong tùy bút Người lái đò song Đà, nhà văn Nguyễn Tuân viết: 
... Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút nghỉ tay nghỉ 
mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh 
pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm 
trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh 
nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con
thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác Sông Đà, 
phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông 
đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy 
luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa 
đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào 
tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, 
đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại 
sau thuyền. Chỉ còn vẳng tiếng reo hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt 
khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh 
lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng cái cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây 
thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng 
ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng 
cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, 
lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa 
tự động lái được lượn được. 
(Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt 
Nam, 2021, tr.189-190) 
Anh/chị hãy phân tích hình tượng người lái đò trong đoạn văn trên; từ đó, nhận xét quan niệm độc đáo của Nguyễn Tuân về con người. 
-----------HẾT-----------
ĐÁP ÁN
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Thể thơ: Tự do
Câu 2. Những gian truân trong đời mẹ có ý nghĩa: "đưa con đến bến bờ huyền thoại"; giúp nhừng đứa con trai "không lệch hướng giữa muôn trùng cửa ải"; giúp những thân con gái "biết dựng lâu đài trên mảnh đất hoang".
Câu 3. 
- Phép điệp (Điệp từ/ Điệp cấu trúc): Đưa ...
- Hiệu quả của phép điệp:
+ Khẳng định sức mạnh của tình mẹ: mang đến cho con, cho đời sống nhữg điều tốt đẹp; xoá đi nhưng nỗi buồn.
+ Thể hiện sư xúc động cùa nhân vâtt trữ tình trước sức mạnh và sự kì diệu của tình me.
+ Tạo giọng điệu trữ tinh tha thiết.
Câu 4. 
- Lời dạy của mẹ: vị mặn của mồ hôi, của lao động nhọc nhằn, vất vả làm mỗi người trở nên trong sáng, tốt đẹp và trở nên lạc quan, biết đón nhận niềm vui trong cuộc sống.
- Bày tỏ suy nghĩ của bàn thân, có thể theo hướng: lời dặn của mẹ nhắc nhở mỗi người về giá trị và thành quả của lao động.
II. LÀM VĂN
1. Viết đoạn văn về ý nghĩa của sự gắn kết giữa con người với quê hương mình.
 a. Bảo đảm yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành.
 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Ý nghĩa của sự gắn kết giữa con người với quê hương mình.
 c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề theo những cách khác nhau nhưng phải làm rõ ý nghĩa của sự gắn kết giữa con người với quê hương minh. Có thể trình bày theo hướng sau:
- Sự gắn kết giữa con người và quê hương mình giúp mỗi người kết nối với cội nguồn; tạo điểm tựa để mỗi người có nơi nương náu bình yên khi gặp giông bão cuộc đời, có nơi trở về để được trợ lực.
- Sự gắn kết giữa con người và quê hương mình tạo động lực để mỗi người sống có trách nhiệm, có ý thức bảo lưu, giữ gìn bản sắc của quê hương, xứ sờ; biết đóng góp sức mình để xây dựng quê hương.
 d. Chính tả, ngữ pháp
Bảo đàm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
 e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luân; có cách diễn đạt mới mẻ.
2. Phân tích hình tượng ông lái đò trong đoạn văn; nhận xét quan niệm độc đáo của Nguyễn Tuân về con người.
a. Bảo đảm cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Hình tượng người lái đò, quan niệm độc đáo của Nguyễn Tuân về con người
 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm "Người lái đò Sông Đà", đoạn văn và hình tượng người lái đò.
* Phân tích hình tượng người lái đò trong đoạn văn
- Người lái đò hiện lên như viên tướng trí dũng song toàn trong cuộc vượt thác ghềnh ở trùng vi thạch trận thứ hai: dày dạn kinh nghiệm (nắm chắc binh pháp của thả̀n sông thần đá, thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này, đối luôn chiến thuật); chiến đấu với tinh thần dũng cảm (Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cıỡo đến cùng nhau là cưỡi hổ); chiến thuật linh hoạt, có cương có nhu, có tiến có thoái, có công có thủ với những động tác mạnh mẽ, dứt khoát, chính xác (Nắm chặt, ghì cương lái, bám chắc, phóng nhanh, lái miết; đứa thì ông tránh mà ráo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến.)
- Ông lái đò như một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật vượt thác ghềnh ờ "trùng vây thứ ba": động tác dứt khoát, chỉh xác (phóng thẳng, chọc thuing); điểu khiển con thuyền nhanh, nhẹ, mểm mại, uyển chuyển với "tay lái ra hoa" (Vút, vút; thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên, vừa tự động lái được lượn được).
- Hình tượng ông lái được khắc hoạ bằng ngôn ngữ sáng tạo, sử dụng nhiều thuật ngữ, nhiều động từ; câu văn "co duỗi nhịp nhàng", tiết tấu nhanh; các biện pháp so sánh, nhân hoá dựa trên những liên tưởng độc đáo, mới mė... thể hiện sự tài hoa, uyên bác và tình cảm yêu mến, trân trọng của nhà văn đối với người lao động Tây Bắc.
* Nhận xét quan niệm độc đáo của Nguyễn Tuân về con người
- Sự độc đáo trong quan niệm về con người của Nguyễn Tuân: phẩm chất anh hùng và vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ không chi có ở nơi chiến trận và trong sáng tạo nghệ thuật mà hiện diện ở những con người bình thường trong cuộc sống lao động đời thường.
- Quan niệm về con người của nhà văn ở đây vừa có sự thống nhất vừa có sự phát triển so với giai đoạn sáng tác trước Cách mạng; thể hiện sự trân trọng, ngợi ca của tác giả với những người lao động mới; quan niệm đậm chất nhân văn, góp phần làm nên nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
d. Chính tả, ngữ pháp
Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luân; có cách diễn đạt mới mẻ.
-----------HẾT-----------

File đính kèm:

  • docxde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_lan_1_mon_van_nam_dinh_2023_co_da.docx