Đề thi thử tốt nghiệp THPT Lần 2 môn Văn Nam Định 2024 (Có đáp án)

docx 4 trang Thúy Bình 02/07/2024 2330
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp THPT Lần 2 môn Văn Nam Định 2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử tốt nghiệp THPT Lần 2 môn Văn Nam Định 2024 (Có đáp án)

Đề thi thử tốt nghiệp THPT Lần 2 môn Văn Nam Định 2024 (Có đáp án)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 NAM ĐỊNH
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP LẦN 2 LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2023-2024
Môn: Ngữ văn - lớp 12 THPT
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Họ và tên học sinh:..........................................
Số báo danh:....................................................
I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích:
Những vòm cây trĩu nắng đứng lơ ngơ
Tiếng ve kêu như cắt từng cuống lá
Tập vở quen chạm trang cuối bất ngờ
Thời gian, con đường gót đỏ em qua
Bồi hồi trong tôi tuổi thơ dừng lại
Lặn vào trong, vào sâu, sâu mãi
Như những ao làng ủ lá mục tháng năm
Rồi trời sẽ gắt gơn
Phượng vội vàng những giấc mơ ngợp nắng
Màu cũ từ đáy ao làng lá mục
Gợi những nếp nhăn già nua gợn sóng
Tuổi thơ đi qua bụi khuất mặt người
Trích Đã nhạt màu phượng cũ, Ngô Liêm Khoan, in trong Những mảnh ghép của huyền thoại, Nguyễn Thanh Tâm tuyển chọn và giới thiệu, NXB Văn học 2024, tr.287)
Thực hiện các yêu cầu sau:
 Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích.
 Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ, những hình ảnh miêu tả thiên nhiên mùa hè trong đoạn trích.
 Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong những dòng thơ:
Những vòm cây trĩu nắng đứng lơ ngơ
Tiếng ve kêu như cắt từng cuống lá
Câu 4. Suy tư của tác giả trong câu thơ Tuổi thơ đi qua bụi khuất mặt người gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
II. LȦM VǍN ( 7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về giá trị của thời gian. 
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong tùy bút Người lái đò sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân viết: 
[...] Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử đế đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thuý quân cửa ái nước bên bờ trái liền xô ra cảnh níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghíu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyè̀n vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vào từ động lái được lượn được. Thế là hết thác. Dòng sông vặn mình vào một cái bến cát có hang lạnh. Sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ. Sông nước lại thanh bình. Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ cá dầm xanh, về những cái hầm cá hang cá mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá rồi cá túa ra đầy tràn ruộng. Cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi. Cuộc sống của họ là ngày nào cũng chiến đấu với Sông Đà dữ dội, ngày nào cũng giành lấy cái sống từ tay những cái thác, nên nó cũng không có gì là hồi hộp đáng nhớ... Họ nghĩ thế, lúc ngừng chèo.
(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2021, tr. 189-190)
Anh/ chị hãy phân tích vẻ đẹp hình tượng ông lái đò trong đoạn trích trên; từ đó nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về con người của nhà văn Nguyễn Tuân được thể hiện trong đoạn trích.
---------------HẾT---------------
ĐÁP ÁN
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Đoạn trích thể hiện thể thơ tự do.
Câu 2. Một số từ ngữ, hình ảnh miêu tả thiên nhiên mùa hè trong đoạn trích:
Vòm cây trĩu nắng
Tiếng ve kêu
Trang cuối bất ngờ
Ao làng ủ lá mục
Phượng vội vàng những giấc mơ ngợp nắng
Màu cũ từ đáy ao làng lá mục
Câu 3. Biện pháp tu từ so sánh "như cắt" trong câu "Tiếng ve kêu như cắt từng cuống lá" tạo ra một hình ảnh vô cùng sống động, giúp người đọc liên tưởng đến âm thanh của tiếng ve kêu lạc loài, gay gắt giữa không khí nóng bức của mùa hè. Điều này gợi lên cảm xúc về sự bức bối, ngột ngạt của không gian.
Câu 4. Câu thơ "Tuổi thơ đi qua bụi khuất mặt người" gợi lên suy tư về sự trôi qua nhanh chóng của thời gian, về sự mất mát, khuất lấp của những kỷ niệm đẹp đẽ trong tuổi thơ. Đây là một cảm xúc man mác, lẫn chút hoài niệm về những tháng ngày tháng năm đã xa xăm. Điều này khiến người đọc suy ngẫm về sự trôi qua của thời gian, về những gì đã qua đi mà không thể lấy lại được.
II. LÀM VĂN
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về giá trị của thời gian. 
Bài tham khảo
Thời gian là một tài nguyên quý giá và hữu hạn của mỗi con người. Nó không chờ đợi ai và không thể tìm lại được những ngày đã qua. Vì vậy, cách quản lý và sử dụng thời gian một cách hiệu quả là điều vô cùng quan trọng.
Thời gian không chỉ là một khái niệm trừu tượng, mà nó còn là cơ hội để chúng ta thực hiện những mục tiêu, hoài bão của mình. Mỗi giây, mỗi phút trôi qua đều ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta. Việc biết trân trọng thời gian, không lãng phí nó, sẽ giúp chúng ta đạt được nhiều thành tựu hơn trong cuộc sống.
Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức được giá trị của thời gian. Nhiều người sống một cách bồng bềnh, lãng phí thời gian vào những việc vô bổ. Họ không ý thức được rằng mỗi ngày trôi qua là một cơ hội không thể quay trở lại. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn tìm cách sử dụng thời gian một cách hiệu quả, không ngừng nỗ lực để đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong tùy bút Người lái đò sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân viết: 
Trong đoạn trích này, nhà văn Nguyễn Tuân đã miêu tả một cách sinh động và chi tiết vẻ đẹp của hình tượng ông lái đò sông Đà. 
+ Vẻ đẹp về tài năng, kỹ năng điều khiển thuyền:
- Ông lái đò nắm chắc luồng nước, phóng nhanh vào cửa sinh, lái chéo về phía cửa đá một cách điêu luyện.
- Ông lái đò biết cách tránh những đối thủ muốn lôi kéo thuyền vào "cửa tử", hoặc chặt đứt những lối "cửa tử" đó để mở đường tiến.
- Ông lái đò điều khiển thuyền như "một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước", vừa xuyên vào từ động lái được lượn được.
+ Vẻ đẹp về lòng dũng cảm, bản lĩnh:
- Ông lái đò phải "cưỡi lên thác Sông Đà" như "cưỡi hổ", đối mặt với "dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh".
- Ông lái đò không hề nao núng trước những thế "cửa tử" đáng sợ, vẫn kiên quyết tiến về phía "cửa sinh".
+ Vẻ đẹp về tâm hồn, triết lý sống:
- Ông lái đò và những người lái đò sông Đà coi việc chiến đấu với dòng sông mỗi ngày như một chuyện bình thường, không coi đó là "hồi hộp đáng nhớ".
- Họ chỉ lo "giành lấy cái sống từ tay những cái thác", không bàn thêm một lời nào về "cuộc chiến thắng vừa qua".
Qua hình tượng ông lái đò này, ta thấy rõ cách nhìn nhận con người của Nguyễn Tuân mang tính phát hiện, không chỉ về những phẩm chất xuất sắc của họ mà còn về triết lý sống bình dị, kiên cường và tự nhiên của những con người gắn bó với thiên nhiên.
----------------HẾT----------------

File đính kèm:

  • docxde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_lan_2_mon_van_nam_dinh_2024_co_da.docx