Đề thi Văn tuyển sinh Lớp 10 năm học 2020-2021 TP.HCM (Có đáp án)

docx 31 trang Thúy Bình 22/07/2024 580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi Văn tuyển sinh Lớp 10 năm học 2020-2021 TP.HCM (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi Văn tuyển sinh Lớp 10 năm học 2020-2021 TP.HCM (Có đáp án)

Đề thi Văn tuyển sinh Lớp 10 năm học 2020-2021 TP.HCM (Có đáp án)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2020 - 2021
KHÓA NGÀY: 16/7/2020
Môn thi: NGỮ VĂN; Ngày thi: 16/7/2020
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

Chủ đề: LẮNG NGHE
(Lắng nghe để thay đổi, lắng nghe để yêu thương, lắng nghe để hiểu biết)
	Câu 1: (3,0 điểm) 
	Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
	Tính đến 7 giờ ngày 11/7/2020, dịch bệnh Covid-19 đã lan rộng đến 213 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Có 12.614.187 người nhiễm bệnh, trong số đó 561.980 người tử vong.
	Đại dịch Covid-19 đã gây hoảng loạn và xáo trộn trên 213 toàn cầu. Việc cách li và phong tỏa diễn ra ở nhiều nơi. Các công ty xí nghiệp, trường học đóng cửa hàng loạt. Sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lỗ, giáo dục gián đoạn, nhiều hoạt động thường nhật trong cuộc sống cũng không thể tiếp tục.
	Con người đối mặt với những thách thức lớn và nhận ra một trong những cách chống chọi với hoàn cảnh chính là quan sát và lắng nghe những gì đang diễn ra để có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tại.
	Lắng nghe thế giới tự nhiên để tìm nguyên nhân dịch bệnh, chúng ta nhận ra con người đang hủy hoại cuộc sống bình yên của nhiều loại, điều này buộc mỗi người phải thay đổi cách đối xử với môi trường. Lắng nghe chính mình trong những ngày cách li xã hội, chúng ta biết được những gì thật sự cần thiết cho bản thân và chọn lối sống đơn giản hơn, Lắng nghe mọi người xung quanh, chúng ta thấu hiểu được bao nỗi niềm của những mảnh đời cơ cực trong mùa dịch để rồi biết yêu thương nhiều hơn, biết chia sẻ để không ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến chống Covid-19. Chắc hẳn đó cũng là lí do dẫn đến sự ra đời của cây ATM gạo", của các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo và nhiều chính sách hỗ trợ khác điễn ra trong thời gian này.
	Đại dịch Covid-19 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nhưng nó cũng giúp chúng ta phải nhìn lại nhiều thử và lắng nghe nhiều hơn.
(Thông tin tổng hợp từ báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ)
a. Dựa vào văn bản, hãy cho biết đại dịch Covid-19 đã gây ra những hoảng loạn vì xáo trộn nào trên toàn cầu? (0,5 điểm)
b. Chỉ ra một phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn cuối của văn bản. (0,5 điểm)
c. Xác định nội dung văn bản. (1,0 điểm)
d. Trong cuộc sống, giữa ba việc: làng nghe" chính mình, lắng nghe mọi người xung quanh và lắng nghe thế giới tự nhiên, em quan tâm đến việc nhỏ nhất? Vì sao? (Trả lời trong khoảng 3-5 dòng) (1,0 điểm)
	Câu 2: (3,0 điểm)
Phải chăng lắng nghe là một biểu hiện của yêu thương?
	Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) để trả lời câu hỏi trên.
	Câu 3: (4,0 điểm)
	Thông qua tác phẩm, tác giả cất lên tiếng nói của mình. Thông qua quá trình đọc, người đọc lắng nghe những thông điệp mà tác giả gửi gắm:
Thông điệp về những giá trị Sống tốt đẹp cần gìn giữ ở mỗi người qua đoạn thơ: 
Ngửa mặt lên nhìn mặt.
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chỉ người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Ánh trăng, 
Nguyễn Duy)
Thông điệp về những cảm xúc yêu thương dành cho gia đình qua đoạn thơ:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
 Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa
(Bếp lửa, 
Bằng Việt)
Thông điệp về khát vọng cống hiến cho xã hội qua đoạn thơ: 
Ta là con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
 (Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải)
	Học sinh được chọn 1 trong 2 để sau:
	Đề 1
	Em hãy viết bài văn trình bày cảm nhận về một trong ba thông điệp trên. Từ đó, liên hệ với một tác phẩm khác để làm nổi bật thông điệp mà em chọn.
	Đề 2
	Từ những gợi ý trên và từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học, hãy viết bài văn với nhan đề: “Lắng nghe tác phẩm - Hiểu về cuộc sống”.
--------------HẾT-------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2020 – 2021
KHÓA NGÀY: 16/7/2020
Môn thi: NGỮ VĂN; Ngày thi: 16/7/2020 
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Nội dung
Điểm
1
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu
3,0
Học sinh dựa vào văn bản để chỉ ra đại dịch Covid-19 đã gây ra những hoảng loạn và xáo trộn trên toàn cầu: việc cách li và phong tỏa diễn ra ở nhiều nơi; các công ti, xí nghiệp, trường học đóng cửa hàng loạt; sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lỗ, giáo dục gián đoạn, nhiều hoạt động thường nhật trong cuộc sống cũng không thể tiếp tục.
Nêu được 2/3 ý: 0,5; nêu được 1/3 ý: 0,25; không chấp nhận các ý ngoài văn bản.
0,5
b. Phép liên kết: Học sinh trả lời 1 trong 2 phép liên kết sau:
- Phép thế: nó thay thế cho đại dịch Covid-19
- Phép nối: Nhưng 
Gọi tên phép liên kết: 0,25; xác định từ ngữ liên kết: 0,25
0,5
c. Nội dung văn bản:
- Đại dịch Covid-19 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, khiến con người phải đối mặt với những thách thức lớn. (0,5)
- Một trong những cách chống chọi với đại dịch chính là quan sát và lắng nghe những gì đang diễn ra để có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tại. (0,5)
Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, miễn sao hợp lý. 
1,0

d. Với những góc nhìn khác nhau, học sinh nêu ra mình quan tâm đến việc nào nhất trong ba việc: lắng nghe chính mình, lắng nghe mọi người xung quanh và lắng nghe thế giới tự nhiên. Cần nêu rõ việc mình quan tâm (0.25), lập luận để chỉ ra lí do mình quan tâm nhất đến việc ấy (0,5); diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp (0,25).
Một vài gợi ý: 
- Em quan tâm nhất đến việc lắng nghe chính mình vì chỉ khi biết lắng nghe chính mình, ta mới hiểu rõ những mong muốn, nguyện vọng cũng như điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Đây là tiền đề để thực hiện những ước mơ, phát triển những giá trị riêng và tạo dựng cuộc sống hạnh phúc. 
- Em quan tâm nhất đến việc lắng nghe mọi người xung quanh vì điều này sẽ giúp em hiểu mọi người nhiều hơn, từ đó tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp. Thông qua việc lắng nghe, em cũng học hỏi được nhiều thứ và rèn được sự kiên trì, nhẫn nại, cảm thông. Nhờ đó, em sẽ trưởng thành hơn.
- Em quan tâm nhất đến việc lắng nghe thế giới tự nhiên vì môi trường sống hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề. Nếu chúng ta không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, bảo vệ tự nhiên thì sự sống của muôn loài sẽ bị đe dọa, sự sống của con người cũng đối mặt với những nguy cơ nghiêm trọng.
1,0
2
Viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) để trả lời câu hỏi: Phải chăng lắng nghe là một biểu hiện của tình yêu thương?
3,0
 Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
0,5
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận; triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.
Học sinh có thể đồng tình hoàn toàn, đồng tình một phần hoặc không đồng tình với câu hỏi trong đề miễn sao các em lập luận hợp lí, thuyết phục. Sau đây là gợi ý cho một hướng giải quyết đề bài:
Giải thích: lắng nghe: đón nhận lời khuyên bảo, tâm sự, với thái độ tập trung, chăm chú; yêu thương: tình cảm tốt đẹp giữa người và người. Chính việc chú tâm nghe một người giãi bày tâm sự (lắng nghe) là một biểu hiện cho sự quan tâm, quý mến (yêu thương) mà ta dành cho người đó. (0,5)
Bàn luận:
+ Khẳng định vấn đề: Lắng nghe là biểu hiện của sự yêu thương, đồng cảm và tôn trọng của ta đối với người khác bởi chỉ khi ai đó có vị trí trong lòng ta, ta mới có thể dành thời gian, tâm sức để lắng nghe những buồn vui chất chứa, những tâm tình cần tỏ bày của họ. Lắng nghe là điều cần thiết trong cuộc sống, giúp thắt chặt các mối quan hệ. (0,5)
+ Mở rộng, bổ sung: (Chỉ cần đạt được 1 trong 2 ý: 0,25)
Lắng nghe chỉ là biểu hiện của yêu thương khi lắng nghe xuất phát từ sự chia sẻ, thấu hiểu, quan tâm chứ không phải xuất phát từ sự sợ hãi, tò mò hay những mục đích không tốt.
Đôi khi, không lắng nghe cũng là biểu hiện của yêu thương bởi với những người có nguyện vọng không chính đáng hay có những tình cảm quá yếu mềm, việc người khác không lắng nghe sẽ khiến họ tự điều chỉnh bản thân, trở nên mạnh mẽ, sáng suốt hơn. 
+ Phê phán những người không biết cách lắng nghe những người mình yêu thương và những người chỉ biết lắng nghe mà không có bất cứ hành động chia sẻ nào khác. (0,25)
Bài học nhận thức và hành động: (0,5)
+ Nhận thức được tầm quan trọng của lắng nghe trong việc thể hiện tình yêu thương.
+ Kiên trì lắng nghe những người thân yêu với thái độ cảm thông, tôn trọng.
Lưu ý: Học sinh cần phân tích các dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề.
2,0
Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo; thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25
Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25
3
Đề 1

Viết bài văn trình bày cảm nhận về một trong ba thông điệp trong đề. Từ đó, liên hệ với một tác phẩm khác để làm nổi bật thông điệp mà em chọn.
4,0
 Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
0,5
 Xác định đúng vấn đề cần nghị luận; triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Thông điệp về những giá trị sống tốt đẹp cần gìn giữ ở mỗi người qua đoạn thơ trong bài Ánh trăng (Nguyễn Duy)
Thông điệp về những cảm xúc yêu thương dành cho gia đình qua đoạn thơ trong bài Bếp lửa (Bằng Việt)
Thông điệp về khát vọng cống hiến cho xã hội qua đoạn thơ trong bài Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)
Vẻ đẹp của những giá trị sống tốt đẹp cần gìn giữ ở mỗi người: thể hiện qua ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, qua lời tự nh

File đính kèm:

  • docxde_thi_van_tuyen_sinh_lop_10_nam_hoc_2020_2021_tp_hcm_co_dap.docx